Nội dung text Bài 7. Xu hướng biến đổi thành phần và một số tính chất của hợp chất (HS).docx
KIẾN THỨC TRỌNG TÂM CHƯƠNG 2. BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC 1 NỘI DUNG BÀI HỌC I. THÀNH PHẦN CỦA OXIDE VÀ HYDROXIDE: Hóa trị cao nhất của các nguyên tố nhóm A trong hợp chất với oxygen tăng từ I đến VII khi đi từ trái qua phải trong một chu kì (trừ chu kì 1 và nguyên tố fluorine ở chu kì 2), do đó thành phần của các oxide và hydroxide có sự lặp lại theo chu kì. Hóa trị cao nhất của nguyên tố trong oxide cao nhất = STT nhóm (Trừ Flourine) Nhóm IA IIA IIIA IVA VA VIA VIIA Hóa trị nguyên tố trong oxide cao nhất 1 2 3 4 5 6 7 Công thức oxide cao nhất R 2 O RO R 2 O 3 RO 2 R 2 O 5 RO 3 R 2 O 7 Công thức hydroxide cao nhất ROH 2R(OH) 3R(OH) 23HRO 34HRO (HNO 3 ) 24HRO 4HRO * Lưu ý: Công thức phân tử ứng với các nhóm nguyên tố (R: là nguyên tố) R 2 O n : n là số thứ tự của nhóm. RH 8-n : n là số thứ tự của nhóm (hợp chất khí với hydrogen). Ví dụ 1. Nguyên tố gallium thuộc nhóm IIIA và nguyên tố selenium thuộc nhóm VIA của bảng tuần hoàn. Viết công thức hóa học của oxide, hydroxide (ứng với hóa trị cao nhất) của hai nguyên tố trên. Ví dụ 2. Nguyên tử X có kí hiệu 35 17X . a) Viết cấu hình electron của nguyên tử X và nêu vị trí của X trong bảng tuần hoàn. b) X là kim loại, phi kim hay khí hiếm? Giải thích. c) Xác định công thức oxide ứng với hóa trị cao nhất, hydroxide tương ứng của X và nêu tính acid – base của chúng. Ví dụ 3. Nguyên tố R có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là: 3s 2 3p 3 . Công thức hợp chất oxide ứng với hóa trị cao nhất của R và hydride (hợp chất của R với hydrogen) tương ứng là A. R 2 O 5 , RH 5 . B. R 2 O 3 , RH. C. R 2 O 7 , RH. D. R 2 O 5 , RH 3 . II. TÍNH ACID – BASE CỦA OXIDE VÀ HYDROXIDE: Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính base của oxide và hydroxide tương ứng giảm dần, tính acid của chúng tăng dần.
KIẾN THỨC TRỌNG TÂM CHƯƠNG 2. BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC 2 Hình. Tính acid – base của oxide & hydroxide cùng chu kì (chu kì 2 & 3) Ví dụ 1. Phản ứng của oxide với nước: Trong một thí nghiệm, cho lần lượt các oxide Na 2 O, MgO, P 2 O 5 vào nước, nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch sau phản ứng, hiện tượng phản ứng được trình bày trong bảng sau: Oxide Hiện tượng Na 2 O Tan hoàn toàn trong nước Quỳ tím chuyển màu xanh đậm MgO Tan một phần trong nước Quỳ tím chuyển màu xanh nhạt P 2 O 5 Tan hoàn toàn trong nước Quỳ tím chuyển màu đỏ Trả lời câu hỏi: a) Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra trong thí nghiệm trên. b) So sánh tính acid - base của các oxide và hydroxide tương ứng. Ví dụ 2. Phản ứng của muối với dung dịch acid: Chuẩn bị: dung dịch Na 2 CO 3; dung dịch HNO 3 loãng; ống nghiệm. Tiến hành: Thêm từng giọt dung dịch Na 2 CO 3 vào ống nghiệm chứa dung dịch HNO 3 . Quan sát hiện tượng và trả lời câu hỏi: a) Viết phương trình hóa học của phản ứng. b) Hãy so sánh độ mạnh yếu giữa axit HNO 3 và H 2 CO 3 . Ví dụ 3. Những đại lượng và tính chất nào của nguyên tố hóa học cho dưới dây không biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử? A. Tính kim loại và phi kim. B. Tính acid – base của các hydroxide. C. Khối lượng nguyên tử.
KIẾN THỨC TRỌNG TÂM CHƯƠNG 2. BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC 3 D. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử. Ví dụ 4. Dãy gồm các chất sắp xếp theo tính base tăng dần là A. Al(OH) 3 , Mg(OH) 2 , NaOH. B. NaOH, Mg(OH) 2 , Al(OH) 3 . C. Mg(OH) 2 , Al(OH) 3 , NaOH. D. Al(OH) 3 , NaOH, Mg(OH) 2 . Ví dụ 5. Dựa vào xu hướng biến đổi tính acid - base của oxide và hydroxide tương ứng của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn, hãy sắp xếp các hợp chất sau đây theo chiều giảm dần tính acid của chúng: a) H 2 SiO 3 , HClO 4 , H 2 SO 4 , H 3 PO 4 . b) Sulfuric acid (H 2 SO 4 ), selenic acid (H 2 SeO 4 ) và teluric acid (H 2 TeO 4 ). Ví dụ 6. Cho các oxide sau: Al 2 O 3 , Na 2 O, SiO 2 , MgO, SO 3 , P 2 O 5 , Cl 2 O 7 . a) Cho biết tính acid – base của các oxide trên. b) Sắp xếp theo xu hướng biến đổi tính acid - base. Giải thích. Ví dụ 7. Cho các hydroxide sau: NaOH, H 2 SiO 3 ; HClO 4 ; Mg(OH) 2 , Al(OH) 3 , H 2 SO 4 . a) Cho biết tính acid – base của các hydroxide trên. b) Sắp xếp các hợp chất sau theo xu hướng biến đổi tính acid-base. Giải thích.
KIẾN THỨC TRỌNG TÂM CHƯƠNG 2. BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC 4 Dạng 1: Bài toán tìm nguyên tố hóa học trong hợp chất oxide và hydride Hóa trị của một nguyên tố trong oxide cao nhất = số thứ tự nhóm (trừ Fluorine) - Công thức oxide cao nhất của R với oxygen là R 2 O n với n là số thứ tự của nhóm. - Công thức hợp chất khí của R với hydrogen là RH 8-n với n là số thứ tự của nhóm. - Công thức tính phần trăm khối lượng của một nguyên tố trong hợp chất A x B y là A AB xM %A.100% xMyM hoặc B AB yM %B.100% xMyM Ví dụ 1. Một nguyên tố tạo hợp chất khí với hydrogen có công thức RH 3 , được sử dụng để trung hoà các thành phần acid của dầu thô, bảo vệ thiết bị không bị ăn mòn trong ngành công nghiệp dầu khí. Nguyên tố này chiếm 25,93% về khối lượng trong oxide cao nhất. Xác định tên nguyên tố R. Ví dụ 2. Nguyên tử của nguyên tố R có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns 2 np 4 . Trong hợp chất hydride (hợp chất của R với hydrogen), nguyên tố R chiếm 94,12% khối lượng. Xác định tên nguyên tố R. Ví dụ 3. X là nguyên tố có hóa trị cao nhất đối với oxygen bằng hóa trị của X trong hợp chất với hydrogen. Trong oxide cao nhất của X, oxygen chiếm 53,33% về khối lượng. Xác định tên nguyên tố X. Ví dụ 4. Nguyên tố Y thuộc chu kỳ 3 trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học. Công thức oxide cao nhất của Y là YO 3 . Khi cho 1 mol YO 3 tác dụng với dung dịch NaOH dư thì số mol NaOH phản ứng là bao nhiêu? Ví dụ 5. Nguyên tố X nằm ở chu kì 3 của bảng tuần hoàn và M là nguyên tố s có electron lớp ngoài cùng là ns 1 . X có công thức oxide ứng với hóa trị cao nhất là XO 3 . Một hợp chất của M và X, trong đó M chiếm 58,97% về khối lượng, là một hóa chất công nghiệp quan trọng, được sử dụng trong sản xuất giấy Kraft, thuốc nhuộm, thuộc da, dầu mỏ, xử lí ô nhiễm kim loại nặng, … a) Xác định công thức hóa học của hợp chất giữa M và X. b) Viết công thức oxide ứng với hóa trị cao nhất và hydroxide tương ứng của M, của X và nêu tính acid – base của chúng. Ví dụ 6. Oxide cao nhất của một nguyên tố R chứa 72,73% oxygen. Tuy không phải là khí quá độc nhưng với nồng độ lớn thì sẽ làm giảm nồng độ oxygen trong không khí, gây ra các tác hại như mệt mỏi, khó thở, kích thích thần kinh, tăng nhịp tim và các rối loạn khác. Hợp chất khí với hydrogen chứa 75% nguyên tố đó. Hợp chất này thường được sử dụng làm nhiên liệu cho các lò nướng, nhà cửa, máy nước nóng, lò nung, xe ô tô. Viết công thức oxide cao nhất và hợp chất khí với hydrogen của nguyên tố R. Ví dụ 7. Nguyên tố X có electron phân lớp ngoài cùng là np 2 , nguyên tố Y có electron phân lớp ngoài cùng là np 3 . Hợp chất khí với hydrogen của X chứa a% khối lượng X, oxide ứng với hoá trị cao nhất của Y chứa b% khối lượng Y. Tỉ số a : b = 3,365. Hợp chất A tạo bởi X và Y có nhiều ứng dụng chỉnh hình trong lĩnh vực y khoa, vật liệu này cũng là một sự thay thế cho PEEK (polyether ether ketone) và titan được sử dụng cho các thiết bị tổng hợp tủy sống. Khối lượng mol của A là 140 g/mol a) Xác định X, Y. b) Viết công thức hợp chất khí với hydrogen của X, oxide ứng với hóa trị cao nhất, hydroxide tương ứng của X, Y và nêu tính acid - base của chúng. CÁC DẠNG TOÁN TRỌNG TÂM