PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text Đề 12 - Luyện thi ĐGNL ĐHQG TPHCM 2024 - Môn Hóa Học (Có giải).Image.Marked.pdf

Trang 1 / 5 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KỲ THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐỀ THI MẪU SỐ 12 – TLCMH0004 PHẦN 3. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Câu 71: Nguyên tố s là những nguyên tố có đặc điểm nào? A. Nguyên tố s là các nguyên tố mà nguyên tử có electron cuối cùng được điền vào phân lớp s. B. Nguyên tố s là các nguyên tố mà nguyên tử có phân lớp ngoài cùng là phân lớp s. C. Nguyên tố s là các nguyên tố mà nguyên tử có tổng số electron ở phân lớp s là nhiều nhất. D. Nguyên tố s là các nguyên tố mà nguyên tử có tổng số electron ở phân lớp s là ít nhất. Câu 72: Hòa tan hoàn toàn 104,25 gam hỗn hợp X gồm NaCl và NaI vào nước được dung dịch A. Sục khí Cl2 dư vào dung dịch A. Kết thúc thí nghiệm, cô cạn dung dịch thu được 58,5 gam muối khan. Khối lượng NaCl có trong hỗn hợp X là A. 29,25 gam. B. 58,5 gam. C. 17,55 gam. D. 23,4 gam. Câu 73: Các chất X, Y, Z có cùng CTPT C2H5O2N. X tác dụng được cả với HCl và Na2O. Y tác dụng được với H mới sinh tạo ra Y1. Y1 tác dụng với H2SO4 tạo ra muối Y2. Y2 tác dụng với NaOH tái tạo lại Y1. Z tác dụng với NaOH tạo ra một muối và khí NH3. CTCT đúng của X, Y, Z là: A. X (HCOOCH2NH2), Y (CH3COONH4), Z (CH2NH2COOH) B. X(CH3COONH4), Y (HCOOCH2NH2), Z (CH2NH2COOH) C. X (CH3COONH4), Y (CH2NH2COOH), Z (HCOOCH2NH2) D. X (CH2NH2COOH), Y (CH3CH2NO2), Z (CH3COONH4) Câu 74: Nung m gam bột Cu trong oxi thu được 24,8 gam hỗn hợp chất rắn X gồm Cu, CuO, Cu2O. Hoà tan hoàn toàn X bằng H2SO4 đặc, nóng thu được 4,48 lít (đktc) khí SO2 duy nhất. Giá trị m là :
Trang 2 / 5 A. 9,68 gam. B. 15,84 gam. C. 20,32 gam. D. 22,4 gam Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 91 đến 93: Sự điện phân là quá trình oxi hóa – khử xảy ra ở bề mặt các điện cực khi có dòng điện một chiều đi qua chất điện li nóng chảy hoặc dung dịch chất điện li nhằm thúc đẩy một phản ứng hóa học mà nếu không có dòng điện, phản ứng sẽ không tự xảy ra. Trong thiết bị điện phân: Anot của thiết bị là nơi xảy ra bán phản ứng oxi hóa. Anot được nối với cực dương của nguồn điện một chiều. Catot của thiết bị là nơi xảy ra bán phản ứng khử. Catot được nối với cực âm của nguồn điện một chiều. Cho dãy điện hóa sau: Thực hiện quá trình điện phân dung dịch AgNO3, với điện cực như hình vẽ, nguồn điện cung cấp dòng điện không đổi. Câu 91: Phản ứng xảy ra tại catot là A. Ag+ + 1e → Ag. B. Ag → Ag+ + 1e.
Trang 3 / 5 C. 2H2O + 2e → H2 + 2OH- . D. 2H2O → 4H+ + O2 + 4e. Câu 92: Để phủ kín một lớp bạc dày 1,50 mm lên vật dụng như hình vẽ. Tính thời gian để quá trình điện phân xảy ra, biết tổng diện tích của vật là 40cm, khối lượng riêng của bạc D = 10,49 g/cm3 , với cường độ dòng điện không đổi I = 1,25 A. A. 12,49 giờ. B. 6,425 giờ. C. 8,326 giờ. D. 15,6125 giờ. Câu 93: Nếu anot được làm bằng kim loại Ag thì nhận xét nào sau đây là đúng? (Coi quá trình điện phân không làm thay đổi thể tích dung dịch trong suốt quá trình điện phân) A. Quá trình xảy ra tại anot là: 2H2O → 4H+ + O2 + 4e. B. Khối lượng của anot không thay đổi trong suốt quá trình điện phân. C. Nồng độ dung dịch AgNO3 trong quá trình điện phân không thay đổi. D. Nếu catot làm bằng than chì thì quá trình điện phân không xảy ra. Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 94 đến 96: Nước tự nhiên là nước chứa nhiều muối của các kim loại như canxi, magie, sắt... Nước cứng là nước chứa nhiều ion Ca2+ (khối lượng mol: 40g/mol) và Mg2+ (khối lượng mol: 24g/mol). Nước mềm là nước chứa ít hoặc không chứa các ion Ca2+ và Mg2+ . Theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5502, độ cứng của nước được xác định bằng tổng hàm lượng Ca2+ và Mg2+ quy đổi về khối lượng CaCO3 có trong 1 lít nước. Một mẫu nước được phân tích với các nồng độ ion như sau Loại ion Nồng độ (mg / L) Loại ion Nồng độ (mg / L) Na+ 20 Cl- 10 Ca2+ 5 CO3 2- 5 Mg2+ 10 HCO3 - 20 Câu 94: Nước cứng là nước chứa nhiều ion A. Ca2+ và Mg2+ . B. C2+ và Mn2+ . C. CO3 2- và Ca2+ . D. CO3 2- và Mg2+ .
Trang 4 / 5 Câu 95: Độ cứng của mẫu nước cứng trên là (theo mg CaCO3 trên 1 lít nước) A. 45,5. B. 54,17. C. 52,16. D. 62,5. Câu 96: Để giảm hàm lượng Mg2+ trong mẫu nước trên, người ta có thể sử dụng các vật liệu polime có khả năng trao đổi cation. Nhưng sau một thời gian sử dụng, các hạt nhựa trao đổi ion không còn khả năng nhận ion Ca2+, Mg2+ từ nước cứng. Nguyên nhân và cách khắc phục hiện tượng trên lần lượt là: A. Ion Ca2+, Mg2+ tạo kết tủa CaCO3, MgCO3 phủ kín các lỗ trống của nhựa. Khắc phục: sục khí CO2 đến dư vào để hòa tan kết tủa. B. Hàm lượng ion Ca2+, Mg2+ đi vào các hạt nhựa đã đạt giá trị bão hòa. Khắc phục: ngâm các hạt nhựa trong dung dịch NaCl nồng độ cao. C. Hàm lượng ion Ca2+, Mg2+ đi vào các hạt nhựa đã đạt giá trị bão hòa. Khắc phục: ngâm các hạt nhựa trong dung dịch K2CO3 nồng độ cao. D. Ion Ca2+, Mg2+ tạo kết tủa CaCO3, MgCO3 phủ kín các lỗ trống của nhựa. Khắc phục: nung các hạt nhựa ở nhiệt độ cao để phân hủy MgCO3, CaCO3.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.