Nội dung text KHA-2018-196881.pdf
cuộc sống..Phương diện sức khỏe bao gồm hai thành phần: tình trạng suy dinh dưỡng và chết yểu; phương diện giáo dục gồm hai thành phần là tình trạng không học hết lớp 5 và trẻ em không được đến trường; phương diện chất lượng sống bao gồm 6 thành phần: tình trạng không được sử dụng điện, nước sạch, nhà vệ sinh,”, nhà cửa tồi tàn, sử dụng nguyên liệu đun nấu và không có phương tiện đi lại tối thiểu. “ 1.1.1.2. Khái niệm giảm nghèo bền vững Cho đến nay vẫn chưa có.một khái niệm thống nhất về giảm nghèo bền vững hay giảm nghèo theo hướng bền vững. Tuy nhiên vấn đề giảm nghèo luôn được đề cập đến khi nói đến phát triển bền vững, giảm nghèo bền vững là một trong những yếu tố quan trọng tạo.nên sự phát triển bền vững. Ngược lại, phát triển kinh tế bền vững lại là cơ sở, điều kiện để giảm nghèo bền vững. Về cơ bản, giải quyết nghèo đói nói chung trước hết cần đảm bảo cả 2 mặt: mặt số lượng và mặt chất lượng. Số lượng giảm nghèo sẽ là số tuyệt đối hộ nghèo giảm được trong một thời gian (thường được xem xét trong 1 năm, 5 năm). Chất lượng giảm nghèo là khái niệm để chỉ thực chất của kết quả giảm nghèo, ví dụ đời sống người nghèo được nâng lên sau khi.có tác động hỗ trợ, khoảng cách thu nhập với các nhóm dân cư khác được rút ngắn về mặt tốc độ, khi gặp rủi ro hay bất trắc sẽ không bị rơi lại vào tình trạng nghèo đói. Như vậy chất lượng giảm nghèo phản ảnh tính bền vững của quá trình giảm nghèo. Ở Việt Nam, giảm nghèo bền vững là một trọng tâm của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nhằm cải thiện và từng bước nâng cao điều kiện sống của người nghèo, tạo điều kiện cho hộ nghèo bằng các chính sách cụ thể để họ có thu nhập và cuộc sống ổn định, lâu dài thoát nghèo và không tái nghèo.” 1.1.2. Khái niệm và mục tiêu của chính sách giảm nghèo bền vững 1.1.2.1. Khái niệm về chính sách giảm nghèo bền vững Chính sách giảm nghèo bền vững là tổng thể mục tiêu, nguyên tắc, giải pháp, công cụ mà nhà nước sử dụng để tác động đến người nghèo, hộ nghèo hay xã nghèo nhằm cải thiện và nâng cao đời sống vật chất.và tinh thần của người nghèo, để họ có thu nhập và cuộc sống ổn định, bền vững. “