Nội dung text CHỦ ĐỀ 7 - ĐỒ THỊ ĐỘ DỊCH CHUYỂN - THỜI GIAN - HS.Image.Marked.pdf
- Là hàm bậc nhất của thời gian. - là một đoạn thẳng có hệ số góc là v (độ dốC.v = d2 ― d1 t2 ― t1 = tanα Vận tốc có giá trị bằng hệ số góc (độ dốc của đường biểu diễn trong đồ thị độ dịch chuyển – thời gian của chuyển động thẳng) Chuyển động xuất phát từ gốc tọa độ d = vt Chuyển động theo chiều dương Chuyển động theo chiều âm Chuyển động tại thời điểm t = 0 vật dịch chuyển một đoạn d0 d = d0 +vt Thời điểm xuất phát t0 = 0 Chuyển động theo chiều dương Chuyển động theo chiều âm Chuyển động xuất phát từ gốc tọa độ d = v(t ― t0) Chuyển động theo chiều dương Chuyển động theo chiều âm Chuyển động tại thời điểm t = 0 vật dịch chuyển một đoạn d0 d = d0 +vt Thời điểm xuất phát t0 ≠ 0 Chuyển động theo chiều dương Chuyển động theo chiều âm BÀI TẬP VÍ DỤ 1. DẠNG 1. BÀI TẬP CỦNG CỐ LÍ THUYẾT VÀ BÀI TẬP CƠ BẢN 1.1 PHƯƠNG PHÁP GIẢI Vận dụng các công thức: - Tốc độ trung bình: υ = s t - Vận tốc trung bình: v = d t về giá trị v = d t hay v = Δd Δt = tanα (trong đó Δd là độ dịch chuyển trong thời gian Δt) - Quãng đường: s = υ.t - Độ dịch chuyển d = x2 ― x1 = v.Δt = v(t2 ― t1) hay d = d0 +vt 1.2 BÀI TẬP MINH HỌA Bài 1. Dựa vào đồ thị ở hình bên xác định:
a. Vận tốc của mỗi chuyển động. b. Phương trình độ dịch chuyển của mỗi chuyển động. Hướng dẫn giải. a. Vận dụng công thức v = d2 ― d1 t2 ― t1 chọn thời điểm t1 = 0, t2 = 3h ta có: Vận tốc của vật 1.v1 = d2 ― d1 t2 ― t1 = 180 ― 0 3 ― 0 = 60(km/h) Vận tốc của vật 2. v2 = d2 ― d1 t2 ― t1 = 60 ― 0 3 ― 0 = 20(km/h) b. Từ công thức v = d ― d0 t ― t0 ; chọn t0 = 0⇒d = d0 +v.t ta có: với vật 1. d1 = 60t(km) với vật 2. d2 = 20t(km) Bài 2. Bạn An bơi dọc theo chiều dài 50 m của bể bơi từ Đông sang Tây mất 20 s rồi bơi ngược lại từ Tây về Đông mất 25 s. Chọn gốc tọa độ trùng vị trí xuất phát, chiều dương hướng từ Đông sang Tây. a. Tính quãng đường, độ dịch chuyển, vận tốc trung bình của người đó khi bơi từ Đông sang Tây. b. Tính quãng đường, độ dịch chuyển, vận tốc trung bình của người đó khi bơi từ Tây về Đông. c. Tính quãng đường, độ dịch chuyển, tốc độ trung bình, vận tốc trung bình trong cả quá trình. Hướng dẫn giải. Chọn trục tọa độ Ox có O trùng vị trí xuất phát, chiều dương hướng từ Đông sang Tây như hình vẽ. a. Khi bơi từ Đông sang Tây Quãng đường bơi được là s = 50(m) Vì vật chuyển động theo chiều dương nên ta có độ dịch chuyển là d1 = s = 50(m) Vận tốc trung bình là v1 = d1 t = 50 20 = 2,5(m/s) b. Khi bơi từ Tây về Đông Quãng đường bơi được là s = 50(m) Vì vật chuyển động theo chiều âm nên ta có độ dịch chuyển là d2 = ―s = ―50(m) Vận tốc trung bình là v2 = d2 t = ―50 25 = ―2(m/s) c. Trong cả quá trình bơi Quãng đường bơi được là s = 100(m) Vì vật bơi về vị trí xuất phát nên độ dịch chuyển là d = 0 Tốc độ trung bình là υ = s t = 100 20 + 25 = 20 9 (m/s) Vận tốc trung bình là v = d t = 0 Bài 3. Phương trình chuyển động của một chất điểm dọc theo theo trục Ox có dạng x = ―10 + 60t (x đo bằng km, t đo bằng h). Gốc thời gian là lúc xuất phát. a. Chất điểm đó xuất phát từ vị trí nào, với vận tốc bằng bao nhiêu, theo chiều nào ?
b. Tính độ dịch chuyển khi chất điểm chuyển động được 2h. c. Vật có tọa độ x = 80km tại thời điểm nào, tính quãng đường xe đi được. Hướng dẫn giải. a. Tại thời điểm xuất phát t = 0⇒x0 = ―10(km) Vậy chất điểm xuất phát từ vị trí cách gốc tọa độ 10 km về phần âm của trục Ox, chuyển động với v = 60km/h Vì v > 0 nên vật chuyển động theo chiều dương của trục Ox. b. Vì gốc thời gian là lúc xuất phát nên khi chất điểm chuyển động được 2h ⇒t = 2⇒x = ―10 + 60.2 = 110(km) độ dịch chuyển của vật từ là d = x ― x0 = 110 ― ( ― 10) = 120(km) c. Vật có tọa độ x = 80⇒ ― 10 + 60t = 80⇒t = 1,5(h) là quãng đường vật đi được là s = v.t = 60.1,5 = 90(km) 2. DẠNG 2. PHƯƠNG TRÌNH ĐỘ DỊCH CHUYỂN CỦA VẬT CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU 2.1. PHƯƠNG PHÁP GIẢI Áp dụng công thức về độ dịch chuyển của vật chuyển động thẳng đều (v không đổi) + d = vt + Nếu ban đầu vật cách vị trí được chọn làm mốc tính độ dịch chuyển khoảng d0 thì phương trình độ dịch chuyển – thời gian được viết: d = d0 +vt + Nếu gốc thời gian được chọn sao cho t0 ≠ 0 thì d = d0 +v(t ― t0) 2.2. BÀI TẬP MINH HỌA Bài 1. Bạn Hòa đi học từ nhà đến trường theo hướng Tây – Đông, chuyển động của bạn Hòa được xem là chuyển động thẳng đều với vận tốc 10km/h từ 5 giờ sáng. Khoảng cách từ nhà bạn Hòa đến trường là 15km. Chọn mốc tính độ dịch chuyển tại nhà bạn Hòa, chiều dương theo hướng Tây – Đông. Chọn mốc tính thời gian lúc 5 giờ ( t0 = 5h). a. Viết phương trình độ dịch chuyển của bạn Hòa. b. Xác định thời điểm bạn Hòa cách nhà 10km. c. Xác định thời điểm bạn Hòa đến trường. Hướng dẫn giải. a. Phương trình độ dịch chuyển của ban Hòa: d = v(t ― t0) = 10(t ― 5) (km), (t ≥ 5) b. Khi bạn Hòa cách nhà 10km, tức là độ dời chuyển là d=10km d = 10(t ― 5) = 10. Suy ra t = 6h c. Khi bạn Hòa đến trường, bạn Hòa đã có độ dịch chuyển là d = 15km. Khi đó: d = 10(t ― 5) = 15 ta tính được t = 6,5h hay thời điểm bạn Hòa đến trường là 6 giờ 30 phút. Bài 2. Chiều chủ nhật, bạn An đi bơi ở Hồ bơi gần nhà. Bạn An bơi từ bờ hồ bên này đến bờ hồ bên kia theo hướng Nam – Bắc, coi bạn An bơi thẳng đều với vận tốc 1,5m/s. Khoảng cách giữa 2 bờ hồ là 50m. Chọn mốc tính độ dịch chuyển tại vị trí bờ hồ phía Nam, chiều dương theo hướng Nam – Bắc. Chọn mốc tính thời gian lúc bạn An bắt đầu bơi ( t0 = 0). a. Viết phương trình độ dịch chuyển của bạn An. b. Xác định thời điểm bạn An bơi đến bờ hồ phía Bắc. Hướng dẫn giải. a. Phương trình độ dịch chuyển của ban An: d = v(t ― t0) = 1,5t (m), b. Khi bạn An bơi đến bờ Hồ phía Bắc thì d= 50m: d = 1,5t = 50. Suy ra t = 50 1,5s Bài 3. Bạn Châu và bạn Mai cùng xuất phát tại nhà bạn Châu để cùng đi học đến trường theo hướng Nam – Bắc, khoảng cách từ nhà bạn Châu đến trường là 15km hai bạn chuyển động thẳng đều với vận tốc không đổi. Bạn Châu xuất phát sớm hơn bạn Mai 30 phút. Tốc độ của bạn Châu là 5km/h và của bạn Mai là 10km/h. Chọn mốc tính độ dịch chuyển tại nhà bạn Châu, chiều dương theo hướng Nam – Bắc. Chọn mốc tính thời gian ( t0 = 0) là lúc bạn Châu xuất phát. a. Viết phương trình độ dịch chuyển của mỗi bạn b. Xác định thời điểm và vị trí hai bạn gặp nhau