PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text Bài 4. Nhiệt dung riêng.docx


2 1. Đối với giáo viên: - SGK, SBT, SGV Vật lí 12, Kế hoạch bài dạy. - Hình vẽ và đồ thị trong SGK: bảng giá trị gần đúng nhiệt dung riêng của một số chất, hình ảnh bộ thí nghiệm thực hành đo nhiệt dung riêng của nước, đồ thị biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của nước,… - Phiếu học tập. - Dụng cụ thí nghiệm: 2 đèn cồn, 2 cốc thủy tinh hoặc bình chia độ đựng cùng một khối lượng hai chất lỏng khác nhau, 2 giá thí nghiệm, 1 nhiệt kế điện tử hoặc cảm biến nhiệt độ, đồng hồ bấm giờ. - Máy chiếu, máy tính (nếu có). 2. Đối với học sinh: - SGK, SBT Vật lí 12. - HS mỗi nhóm: 1 biến thế nguồn; 1 bộ đo công suất nguồn điện (oát kế) có tích hợp chức năng đo thời gian; 1 nhiệt kế điện tử hoặc cảm biến nhiệt độ có thang đo từ -20 0 C đến 110 0 C và độ phân giải nhiệt độ ± 0,1 0 C; 1 nhiệt lượng kế bằng nhựa có vỏ xốp, kèm điện trở nhiệt (gắn ở trong bình); 1 Cân điện tử (hoặc bình đong) và các dây nối. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: HS nhận biết được các chất khác nhau cần cung cấp năng lượng nhiệt khác nhau để tăng nhiệt độ một lượng như nhau từ đó GV dẫn dắt HS xác định được vấn đề của bài học. b. Nội dung: GV tiến hành thí nghiệm cho HS quan sát và nhận xét về kết quả thí nghiệm. c. Sản phẩm học tập: HS phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề cần tìm hiểu. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV tiến hành thí nghiệm:
3 + Dùng đèn cồn đun nóng 2 cốc thủy tinh đựng cùng một khối lượng hai chất lỏng khác nhau (1 cốc đựng dầu ăn, 1 cốc đựng nước) trong cùng khoảng thời gian 1 phút. + Dùng nhiệt kế đo nhiệt độ của chất lỏng trong hai cốc sau 1 phút đun nóng. - GV yêu cầu HS quan sát thí nghiệm và nhận xét kết quả thí nghiệm, giải thích. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát thí nghiệm, suy nghĩ và thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 1 – 2 bạn ngẫu nhiên đứng dậy trình bày suy nghĩ của mình. Gợi ý trả lời: - Nhận xét: nhiệt độ của dầu cao hơn nhiệt độ của nước. - Giải thích: + Trong cùng một khoảng thời gian, năng lượng nhiệt mà các chất lỏng nhận được từ đèn cồn coi là như nhau. + Do dầu và nước khác nhau về bản chất, lượng dầu cần ít năng lượng nhiệt hơn (so với nước) để tăng lên 1 0 C nên nhiệt độ của dầu lớn hơn sau cùng 1 phút đun nóng. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - Sau khi HS trả lời, GV nhận xét và dẫn dắt vào bài học mới: Mỗi chất khác nhau cần được cung cấp năng lượng nhiệt khác nhau để một kg chất đó tăng thêm 1 0 C. Lượng nhiệt năng này được gọi là nhiệt dung riêng của chất. Nội dung của bài học mới sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về nhiệt dung riêng và cách đo nhiệt dung riêng của một chất bằng dụng cụ thực hành – Bài 4: Nhiệt dung riêng. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1. Tìm hiểu về khái niệm nhiệt dung riêng a. Mục tiêu: HS nêu được định nghĩa nhiệt dung riêng và viết được công thức tính nhiệt lượng trong quá trình truyền nhiệt để làm thay đổi nhiệt độ của vật. b. Nội dung: GV hướng dẫn HS thực hiện theo các hoạt động trong SGK để hoàn thành phiếu học tập, nêu định nghĩa và biểu thức tính nhiệt dung riêng. c. Sản phẩm:

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.