PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text 11. SỞ BẮC NINH MÃ 3 (Thi thử Tốt Nghiệp THPT 2025 môn Sinh Học).docx

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC NINH ---------------- ĐỀ ÔN TẬP SỐ 3 KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025 Môn: Sinh học Thời gian làm bài: 50 phút MỤC TIÊU Sau khi làm xong bài thi, học sinh có thể  Ôn tập kiến thức Sinh học 11, Sinh học 12 qua đề tổng hợp theo cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT  Nhận biết được các lý thuyết thuộc Sinh học 11, các chuyên đề: Cơ chế di truyền và biến dị, sinh thái, tiến hóa...  Thông qua lý thuyết, có thể giải quyết được các bài tập đơn giản thuộc chuyên đề cơ chế di truyền- biến dị, di truyền quần thể,..  Vận dụng kiến thức đã học và các phương pháp giải bài tập để làm các bài tập khó, vận dụng toán xác suất. PHẦN I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN Câu 1: Trong các phân tử sinh học, phân tử sinh học nào không được cấu trúc theo nguyên tắc đa phân? A. Lipid. B. Nucleic Acid. C. Protein. D. Carbohydrate. Câu 2: Trong quá trình giảm phân bình thường ở người, từ một tế bào sinh dục cái ở người phụ nữ giảm phân sinh ra được bao nhiêu trứng? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 3: Trong một thí nghiệm, người ta xác định được lượng nước thoát ra và lượng nước hút vào của mỗi cây trong cùng 1 đơn vị thời gian như sau: Theo lí thuyết, cây nào sau đây không bị héo? A. Cây (2) và cây (4). B. Cây (3) và cây (4). C. Cây (1) và cây (3). D. Cây (1) và cây (2). Câu 4: Phương trình tổng quát của quá trình quang hợp như sau:
Các vị trí (1) và (2) còn thiếu trong phương trình này lần lượt là: A. (1) 6CO 2 ; (2) O 2 . B. (1) 6O 2 ; (2) 6CO 2 . C. (1) 6CO 2 ; (2) 6O 2 . D. (1) CO 2 ; (2) 6O 2 . Câu 5: Hai loài nào được biểu thị là loài cùng 1 chi trong Cây 2 nhưng không được biểu thị là loài cùng 1 chi trong Cây 1? A. A và B. B. B và C. C. C và D. D. D và E. Câu 6: Ở cây 2, loài có họ hàng gần gũi nhất với loài D là loài A. Loài E. B. Loài C. C. Loài A. D. Loài F. Câu 7: Theo thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại, chọn lọc tự nhiên có đặc điểm nào sau đây? A. Chỉ làm thay đổi tần số allele trội của quần thể có kích thước lớn. B. Có thể loại bỏ hoàn toàn một allele có lợi hoặc có hại ra khỏi quần thể. C. Luôn làm tăng độ đa dạng di truyền của quần thể theo thời gian. D. Làm thay đổi tần số allele của quần thể theo một hướng xác định. Câu 8: Nhân tố tiến hóa nào sau đây không làm thay đổi tần số allele qua các thế hệ? A. Đột biến. B. Giao phối không ngẫu nhiên. C. Dòng gene. D. Phiêu bạt di truyền. Câu 9: Một người phụ nữ bình thường (1) lấy chồng (2) bị bệnh máu khó đông sinh được một con trai (3) bị bệnh máu khó đông. Người con trai này lớn lên lấy vợ (4) bình thường sinh được một bé trai (5) cũng bị bệnh như bố. Hãy xác định kiểu gen của 5 người trong gia đình trên. A. (1) XX; (2) XY A ; (3) XY A ; (4) XX; (5) XY A . B. (1) X a X a ; (2) X A Y; (3) X A Y; (4) X a X a ; (5) X A Y. C. (1) X A X a ; (2) X a Y; (3) X a Y; (4) X A X a ; (5) X a Y. D. (1) XX; (2) XY a ; (3) XY a ; (4) XX; (5) XY a . Câu 10: Loài lúa mì lục bội (Triticum aestivum) hiện nay được hình thành theo con đường lai xa và đa bội nhiều lần từ ba loài khác nhau. Loài thứ nhất có hệ gene kí hiệu là AA với 2n = 14; loài thứ hai có hệ gene kí hiệu là BB với 2n = 14; loài thứ ba có hệ gene kí hiệu là DD với 2n = 14. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây về loại lúa mì này là đúng? A. Bộ NST của loài lúa mì hiện nay là 3n = 21. B. Các cây lúa mì lục bội giảm phân không tạo giao tử bình thường.
C. Các NST tồn tại thành 6 NST tương đồng trong tế bào sinh dưỡng của loài này. D. Loài lúa mì lục bội này thể hiện một trong các vai trò của đột biến NST là tạo ra nguồn nguyên liệu cho quá trình hình thành loài mới bằng lai xa và đa bội hóa. Dùng thông tin sau để trả lời 2 câu hỏi tiếp theo: Tại một khu bờ suối trong rừng, các con Linh dương sống thành bầy đàn để cùng kiếm ăn và hỗ trợ nhau trong các hoạt động sống. Các con ruồi bám trên lưng linh dương để hút máu. Các con chim sẻ đậu trên lưng linh dương để bắt ruồi. Câu 11: Mối quan hệ sinh thái giữa các con linh dương trong đàn là A. Hỗ trợ. B. Cạnh tranh. C. Cộng sinh. D. Hợp tác. Câu 12: Mối quan hệ sinh thái giữa chim sẻ và linh dương là A. vật ăn thịt và con mồi. B. cộng sinh. C. cạnh tranh. D. hợp tác. Câu 13: Giống lúa “gạo vàng” được tạo ra do chuyển gen tổng hợp beta carotene là thành tựu của A. nhân bản vô tính. B. công nghệ tế bào. C. công nghệ gene. D. phương pháp gây đột biến. Câu 14: Ở người, bệnh hói đầu (baldness) do allele trội H nằm trên NST thường quy định, kiểu gene dị hợp Hh biểu hiện hói đầu ở nam và không hói đầu ở người nữ. Một người chồng hói đầu lấy một người vợ không hói sinh được một người con trai bị hói đầu. Biết rằng bên người chồng có em gái không bị hói đầu, bố và mẹ của người chồng đều không có ai bị hói; bên vợ có em trai bị hói đầu; có bố không hói đầu và mẹ bị hói đầu. Họ đi tư vấn di truyền về khả năng mắc bệnh hói đầu của đứa con hộ sinh lần thứ 2. Phát biểu tư vấn di truyền nào sau đây là phù hợp? A. Khả năng sinh con thứ 2 là con trai không mắc bệnh hói đầu là 100%. B. Khả năng sinh con thứ 2 là con trai mắc bệnh hói đầu là 75%. C. Khả năng sinh con thứ 2 là con gái mắc bệnh là 50%. D. Khả năng sinh con thứ 2 là con gái không mắc bệnh là 25%. Câu 15: Ông Brian Madeux 45 tuổi mắc hội chứng Hunter, một dạng rối loạn hấp thụ do thiếu gen sản sinh enzyme cần thiết để phá vỡ một số hợp chất đường. Vì vậy đường có thể tích tụ khắp cơ thể, như một dạng chất thải độc hại. Madeux đã trở thành người đầu tiên tham gia cuộc nghiên cứu mang tính đột phá nhằm thay đổi vĩnh viễn DNA của mình để sửa chữa căn bệnh này. Madeux được truyền một số bản sao của một gen đã được sửa đổi và một công cụ chỉnh sửa gen để giúp đặt nó vào vị trí chính xác trong DNA của anh. Liệu pháp gen đã được sử dụng trong trường hợp này là gì? A. Đưa gen bình thường vào cơ thể người bệnh để chỉnh sửa gen đột biến.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.