PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text BÀI 2. SỰ XÁC LẬP VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN.docx

BÀI 2: SỰ XÁC LẬP VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN Phần II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai Câu 1: Đọc đoạn tư liệu sau đây: “Bằng tham vọng và sức mạnh quân sự vượt trội, đặc biệt là lực lượng hải quân, đến cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, thực dân Anh đã lần lượt xâm chiếm nhiều thuộc địa trên thế giới. Bức tranh biếm họa “Người khổng lồ Rốt - đơ” trên một tạp chí ở Anh năm 1892 miêu tả tham vọng của Xe- xin Rốt - đơ – một ông trùm khai thác mỏ và chính trị gia người Anh - về việc xây dựng một tuyến đường sắt và điện báo kết nối các thuộc địa của Anh ở châu Phi” (Sách giáo khoa Lịch sử 11, Bộ Cánh diều, tr.15) a. Đoạn tư liệu trên phản ánh quá trình giành giật thuộc địa giữa hai đế quốc Anh và Pháp. b. Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, Anh là nước có hệ thống thuộc địa rộng lớn nhất thế giới. c. Khu vực châu Phi là thuộc địa duy nhất của thực dân Anh. d. Bức tranh biếm họa “Người khổng lồ Rốt-đơ” phản ánh quá trình đầu hàng của các nước châu Phi trước sự xâm lược của thực dân Anh. Câu 2: Đọc đoạn tư liệu sau đây: “Một bộ phận rất nhỏ, thậm chí chỉ là 1% dân số nhưng lại chiếm giữ phần lớn của cải, tư liệu sản xuất, kiểm soát tới ¾ nguồn tài chính, tri thức và các phương tiện thông tin đại chúng chủ yếu và do đó chi phối toàn bộ xã hội. Đây là nguyên nhân sâu xa dẫn đến phong trào “99 chống lại 1” diễn ra ở Mĩ đầu năm 2011 và nhanh chóng lan rộng ở nhiều nước tư bản” (Sách giáo khoa Lịch sử 11, Bộ Chân trời sáng tạo, tr.18) a. Đoạn trích phản ánh một trong những thách thức mà nước Mĩ hiện nay phải đối mặt. b. Đoạn trích cho thấy tình trạng phân hóa giàu nghèo ở nước Mĩ diễn ra sâu sắc. c. Đoạn trích phản ánh các mặt tích cực và hạn chế của nước Mĩ nói riêng và chủ nghĩa tư bản hiện đại nói chung. d. Con số 99 trong cụm từ: phong trào “99 chống lại 1” chỉ cuộc đấu tranh của 99 dân nghèo Mĩ diễn ra vào năm 2011. Câu 3: Cho bảng dữ kiện sau về diện tích, dân số các nước đế quốc và thuộc địa năm 1914. Chính quốc Thuộc địa Tổng cộng Diện tích Dân số (triệu người) Diện tích Dân số (triệu người) Diện tích Dân số (triệu người)
Đối tượng Đế quốc (triệu km2) (triệu km2) (triệu km2) Anh 0,3 46,5 33,5 393,5 33,8 440,0 Nga 5,4 136,2 17,4 33,2 22,8 169,4 Pháp 0,5 39,6 10,6 55,5 11,1 95,1 Đức 0,5 64,9 2,9 12,3 3,4 77,2 (Sách giáo khoa Lịch sử 11, Bộ Cánh diều, tr.15) a. Trong số các nước được thống kê, Nga là nước có diện tích thuộc địa đứng thứ hai. b. Pháp có diện tích thuộc địa gấp hơn 5 lần của Đức. c. Anh là nước có hệ thống thuộc địa rộng lớn nhất thế giới. d. Diện tích thuộc địa của Anh nhiều hơn cả diện tích thuộc địa của Nga, Pháp, Đức cộng lại. Câu 4: Đọc đoạn tư liệu sau đây: “Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, các nước tư bản Âu -Mĩ bước sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, gắn liền với việc mở rộng quyền lực và tầm ảnh hưởng thông qua hoạt động xâm lược thuộc địa bằng vũ lực hoặc các phương thức khác” (Sách giáo khoa Lịch sử 11, Bộ Cánh diều, tr.14) a. Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, các nước tư bản chủ nghĩa chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. b. Các nước đế quốc xâm lược thuộc địa bằng nhiều phương thức khác nhau. c. Chủ nghĩa đế quốc ra đời gắn liền với chính sách mở rộng và duy trì quyền kiểm soát hoặc ảnh hưởng đối với các quốc gia hay dân tộc yếu hơn ở châu Âu và châu Mĩ. d. Sử dụng sức mạnh quân sự là phương thức xâm lược thuộc địa chủ yếu của các nước tư bản châu Âu. Câu 5: Đọc đoạn tư liệu sau đây: “Đầu thế kỉ XX, các tổ chức độc quyền ở Pháp, Mĩ, Anh chỉ chiếm khoảng 1% tổng số xí nghiệp toàn thế giới nhưng lại chiếm hơn ¾ tổng số máy hơi nước và động cơ điện, số lượng công nhân; tổng số sản phẩm làm ra chiếm gần một nửa so với toàn thế giới” (Sách giáo khoa Lịch sử 11, Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, tr.16) a. Các tổ chức độc quyền chỉ được hình thành ở các nước Anh, Pháp, Mĩ. b. Đoạn trích là một minh chứng cho thấy các tổ chức độc quyền đã chi phối sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế thế giới.
c. Các tổ chức độc quyền ở Pháp, Mĩ, Anh chiếm tỉ lệ gần như tuyệt đối số sản phẩm làm ra trên toàn thế giới. d. Chủ nghĩa tư bản chuyển từ tự do cạnh tranh sang độc quyền gắn liền với sự ra đời và phát triển của các tổ chức độc quyền. Câu 6: Đọc đoạn tư liệu sau đây: “Đến cuối thế kỉ XIX, các nước phương Tây đã cơ bản hoàn thành việc xâm lược và đặt ách thống trị của mình ở châu Á (trừ Nhật Bản và Xiêm). Ấn Độ bị thực dân Anh xâm lược, trở thành nước thuộc địa. Trung Quốc bị các nước đế quốc xâm lược, xâu xé, trở thành nước nửa thuộc địa nửa phong kiến. Ở khu vực Đông Nam Á, phần lớn các nước đều trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây” (Sách giáo khoa Lịch sử 11, Bộ Cánh diều, tr.14) a. Đến cuối thế kỉ XVIII, hầu hết các nước châu Á đã trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây. b. Xiêm là quốc gia duy nhất ở khu vực Đông Nam Á giữ được độc lập trước sự xâm lược của thực dân phương Tây. c. Ấn Độ trở thành thuộc địa của nhiều nước đế quốc. d. Cuối thế kỉ XIX, Trung Quốc từ một quốc gia phong kiến độc lập đã trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến. Câu 7. Đọc đoạn tư liệu sau đây: “Trong những năm gần đây, trừ Trung Quốc ra thì tất cả những nơi còn trống chỗ trên Trái Đất đều bị các cường quốc ở châu Âu và Bắc Mỹ chiếm cả,... Vì phải hoạt động gấp: nước nào chưa có phần thì có thể chẳng bao giờ có được nữa và có thể không được tham dự vào cuộc bóc lột thế giới theo một quy mô khổng lồ, cuộc bóc lột này sẽ là một trong những sự việc căn bản của thế kỉ sắp đến - thế kỉ XX. Chính vì thế cho nên toàn thể châu Âu và châu Mỹ mới đây đều điên cuồng đi bành trướng thuộc địa và thực hành “chủ nghĩa đế quốc”. Chủ nghĩa này là đặc điểm nổi bật nhất của thời kì cuối thế kỉ XIX”. (Trích SBT lịch sử 11- Cánh diều) a. Đoạn tư liệu đề cập đến hoạt động đẩy mạnh xâm lược thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX. b. Các nước đế quốc đẩy mạnh xâm lược thuộc địa vì thuộc địa là thị trường đầu tư và tiêu thụ hàng hoá, đem lại nguồn lợi nhuận khổng lồ. c. Sự hình thành những liên minh độc quyền quốc tế của bọn tư bản chia nhau thế giới. d. Việc các cường quốc tư bản chủ nghĩa lớn nhất đã chia xong đất đai trên thế giới. Câu 8. Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Thời kì xác lập chủ nghĩa tư bản là thời kì tự do cạnh tranh của chủ nghĩa tư bản. Chủ nghĩa đế quốc được hình thành trong những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX. Trong khoảng ba thập kỉ cuối thế kỉ XIX việc sử dụng những nguồn năng lượng mới và sự tiến bộ về khoa học - kĩ thuật đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế, quá trình cạnh tranh gay gắt, làm cho những xí nghiệp vừa và nhỏ bị phá sản, dẫn đến sự tập trung tư bản và sản xuất, hình thành nên các tổ chức độc quyền”. (Sách Bài tập- Kết nối tri thức) a. Sự phát triển của tổ chức độc quyền đã tạo ra cơ sở của bước chuyển của chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh sang độc quyền. b. Chủ nghĩa đế quốc được hình thành trong những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX c. Trong những năm cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX, quá trình xâm lược thuộc địa của các nước đế quốc đã hình thành các công ty độc quyền d. Trong những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, sự phát triển nanh chóng của chủ nghĩa tư bản kéo theo nhu cầu ngày càng cao về hàng hoá xa xỉ Câu 9. Đọc đoạn tư liệu sau đây: “Chủ nghĩa tư bản là một hệ thống kinh tế dựa trên quyền sở hữu tư nhân đối với tư liệu sản xuất và hoạt động sản xuất vì lợi nhuận. Các đặc điểm đặc trưng của chủ nghĩa tư bản bao gồm: tài sản tư nhân, tích lũy tư bản, lao động tiền lương, trao đổi tự nguyện, một hệ thống giá cả và thị trường cạnh tranh. Trong nền kinh tế thị trường tư bản, việc điều hành và đầu tư được quyết định bởi chủ sở hữu tài sản”. (Theo wikipedia) a. Đoạn tư liệu trên đã khái quát những đặc trưng cơ bản nhất của Chủ nghĩa tư bản. b. Trong xã hội tư bản chủ nghĩa, nền kinh tế được điều hành bởi một tổ chức, nhằm phát huy quyền dân chủ của người dân, đặt quyền lợi chung của nhân dân lên trên. c. Hệ thống kinh tế của Chủ nghĩa tư bản được quyết định và điều hành chủ yếu bởi các cá nhân nắm giữ tài sản và tư liệu sản xuất. d. Quan hệ sản xuất cơ bản trong xã hội tư bản là quan hệ giữa chủ tư bản (người nắm giữ tài sản, tư liệu sản xuất) với người làm thuê. Câu 10. Quan sát hình ảnh sau và đưa ra nhận xét:

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.