Nội dung text BÀI 23..docx.pdf
BÀI 23 VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỈ XX I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đối với xã hội Việt Nam. - Hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và Nguyễn Tất Thành 2. Năng lực: - Phát triển năng lực tìm hiểu lịch sử: Khai thác và sử dụng được các sơ đồ, nguồn tư liệu hình ảnh, tư liệu văn bản để tìm hiểu về xã hội Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và Nguyễn Tất Thành. -. Phát triển năng lực nhận thức và tư duy lịch sử + Nêu được tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đối với xã hội Việt Nam. + Giới thiệu được những nét chính về hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và Nguyễn Tất Thành. - Phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học Thông qua việc tìm hiểu về hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và Ng 3. Phẩm chất - Cảm phục, trân trọng tinh thần yêu nước, hi sinh quên mình vì nền độc lập, tự do dân tộc của các nhà yêu nước, cách mạng tiêu biểu đầu thế kỉ XX như Phan Bội châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn Tất Thành. - Phát huy truyễn thống yêu nước, xác định được trách nhiệm của bản thân trong công cuộc xây dựng vào bảo vệ Tổ quốc hiện nay II. THIẾT BỊ VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên - Giáo án biên soạn theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực cho HS - Máy tính, máy chiếu. - SGK, SGV, phiếu học tập - Bảng thống kê, tranh, ảnh, video, vể những biến chuyển của tình hình Việt Nam đầu thế kỉ XX, về những hoạt động của các nhà yêu nước tiều biểu như: Phan Bội châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn Tất Thành - Lược đồ về hành trinh tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành từ năm 1911 đến năm 1941. 2. Học sinh
- Sưu tầm một số tranh, ảnh nhân vật lịch sử - SGK và SBT III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tình huống sự tò mò, ham học hỏi và lòng khao khát muốn tìm hiểu những điều ở hoạt động hình thành kiến thức mới của bài học; tạo không khí hứng khởi để HS bắt đầu một tiết học mới. Từ đó, giáo viên dẫn vào bài mới. b. Nội dung: HS xem tranh suy nghĩa trả lời c. Sản phẩm: d. Tổ chức hoạt động: ́* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) Quan sát các bức tranh và nêu hiểu biết của em về các bức tranh này? *Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ • HS suy nghĩ câu trả lời • *Bước 3: Báo cáo, thảo luận Gv cho HS trả lời *Bước 4: Kết luận, nhận định: - Cầu Long Biên tại Hà Nộí (khánh thành năm 1902 - Bến Nhà Rồng, nơi Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước - Cảng Sài Gòn những năm cuối thế kỉ XIX Cầu Long Biên bắc qua sông Hồng được xây dựng trong những năm 1898 – 1902. Đây cũng là những năm tháng xã hội Việt Nam bắt đầu trải qua những chuyển biến lớn lao, và phong trào yêu nước mang một diện mạo mới. Vậy, xã hội Việt Nam đã chuyển biến ra sao? Những hoạt
động yêu nước trong giai đoạn này đã diễn ra như thế nào? Hôm nay....... 2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI 2.1. Tác động cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam ́*Mục tiêu: HS biết khai thác thông tin trong SGK nêu được những tác động của chính sách khai thác, bóc lột của thực dân Pháp đối với tình hình kinh tế, xã hội Việt Nam nhũng năm đầu thế kỉ XX * Nội dung: HS đọc SGK kết hợp khai thác các tư liệu, tranh ảnh, suy nghĩ cá nhân, thảo luận cặp đôi/nhóm để thực hiện nhiệm vụ học tập * Sản phẩm: hoàn thành phiếu học tập và trình bày trước lớp * Tổ chức thực hiện Hoạt động của thầy và trò Dự kiến sản phẩm Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ Hoạt động 1 GV tổ chức HS thảo luận nhóm Yêu cầu HS đọc thông tin ở bảng chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp sgk thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập sau: Khai thác nội dung mục 1 trong sgk và sơ đồ hình 23.1, thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập sau: Lĩnh vực Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dần Pháp Tác động Chính trị Kinh tế Văn hoá, giáo dục Hoạt động 2. Tìm hiểu về đời sống của người lao động thời Pháp thuộc. GV tổ chức hoạt động cặp đôi Tác động của chương trình khai thác thuộc địa - Kinh tế: + Tích cực: o Phương thức sản xuất TBCN từng bước du nhập vào Việt Nam o Những thành thị theo hướng hiện đại xuất hiện o Cơ cấu kinh tế Việt Nam thay đổi, xuất hiện những yếu tố mới + Tiêu cực: o Nhìn chung vẫn là nền kinh tế lạc hậu, mất cân đối, phát triển cục bộ o Nông dân bị bần cùng hóa, thợ thủ công phá sản o Tàn phá môi trường, kiệt quệ tài nguyên - Xã hội:
Quan sát sơ đồ hình 23.1 và tư liệu cho biết Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đã dẫn đến những thay đổi gì trong xã hội Việt Nam? Hoạt động 3 Tìm hiểu chính sách khai thác thuộc địa đã táctác động đến đời sống kinh tế và xã hội – GV cho HS xem các bức tranh về chương trình GV có thể cung cấp thêm những tư liệu ̣ hình ảnh) để minh hoạ. Ví dụ: hình ảnh một số công trình được thực dân Pháp tiến hành xây dựng (các cây cầu, đường sắt, nhà ga, cảng biển như: ga Hà Nội, cầu Long Biên (Hà Nội), cầu Bình Lợi (Sài Gòn),...; các công trình trụ sở lầm việc của chính quyển thực dân ở các kì như: Soái phủ Sài Gòn, Phủ Toàn quyền Đông Dương tại Hà Nội,...; các nhà hát như: Nhà hát Lớn ở Hà Nội, Sài Gòn,... Các công trình này vẫn còn được bảo tổn đến ngày nay - Quan sát các bức tranh sau đây, em hãy cho biết chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đã có tác động như thế nào đến đời sống kinh tế, xã hội Việt Nam Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ HS làm việc cá nhân/cặp/nhóm đọc, quan sát suy nghĩ tư duy GV gợi ý bằng các câu hỏi mở nếu cần Bước 3. Báo cáo thực hiện nhiệm vụ - GV cử đại diện căp/nhóm báo cáo kết quả làm việc của căp/nhóm trước lớp. Các nhóm khác lắng nghe phần trình bày của nhóm bạn và nhận xét, bổ sung thêm. Bước 4. Nhận xét đánh giá Tuy có một số tác động tích cực nhất định (thực chất + giai cấp cũ phân hóa + Giai cấp/ tầng lớp mới xuất hiện