Nội dung text ĐỀ 10 - KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 MÔN HÓA HỌC 10 (CV7991).docx
Nhận định nào sau đây là đúng? A. Các phân tử hydrogen fluoride hình thành liên kết hydrogen liên phân tử nên nhiệt độ sôi của hydrogen fluoride cao bất thường so với các hydrogen halide còn lại. B. Nhiệt độ sôi của hydrogen fluoride cao bất thường so với các hydrogen halide còn lại là do lực tương tác van der Waals của HF lớn hơn. C. Nhiệt độ sôi tăng dần từ HF đến HI do khối lượng phân tử tăng dẫn đến tương tác van der Waals tăng. D. Nhiệt độ sôi của các hydrogen halide tăng dần từ HCl đến HI là do khối lượng phân tử tăng dẫn đến liên kết hydrogen liên phân tử tăng dần. Câu 10. Tính khử của các ion halide tăng dần theo thứ tự nào sau đây? A. Cl – < Br – < I – . B. Br – < I – < Cl – . C. I – < Cl – < Br – . D. Cl – < I – < Br – . Câu 11. Cho phản ứng hoá học sau: C(s) + O 2 (g) CO 2 (g). Yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng trên? A. Áp suất O 2 . B. Nhiệt độ. C. Hàm lượng carbon. D. Diện tích bề mặt carbon. Câu 12. Khí hydrogen cháy trong không khí tạo thành nước theo phương trình hoá học sau: 2H 2 (g) + O 2 (g) 2H 2 O(g) (1) 0r298ΔH = –483,64 kJ Cho các phát biểu sau: (a) Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng là 483,64 kJ. (b) Khi tạo thành 27 gam nước (gas) thì phản ứng đã cung cấp cho môi trường một lượng nhiệt là +725,46kJ. (c) Tổng năng lượng của hỗn hợp 1 mol oxygen (gas) và 2 mol hydrogen (gas) có năng lượng lớn hơn năng lượng của 2 mol nước (hơi). (d) Enthalpy tạo thành chuẩn của H 2 O(g) là –241,82 kJ/mol. Số phát biểu đúng là A. 1. B. 3. C. 4. D. 2. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 2. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Một bạn học sinh thực hiện hai thí nghiệm: Một bạn học sinh thực hiện hai thí nghiệm: Thí nghiệm 1: Cho 100 mL dung dịch acid HCl vào cốc (1), sau đó thêm một mẫu kẽm và đo tốc độ khí H 2 thoát ra theo thời gian. Thí nghiệm 2 (lặp lại tương tự thí nghiệm 1): 100 mL dung dịch acid HCl khác được cho vào cốc (2) rồi cũng thêm một mẫu kẽm vào và lại đo tốc độ khí hydrogen thoát ra theo thời gian. Bạn học sinh đó nhận thấy tốc độ thoát khí hydrogen ở cốc (2) nhanh hơn ở cốc (1). Từ đó bạn học sinh đưa một số nhận định sau: a) Phản ứng ở cốc (2) nhanh hơn nhờ có chất xúc tác. b) Lượng kẽm ở cốc (1) nhiều hơn ở cốc (2).
c) Acid HCl ở cốc (1) có nồng độ thấp hơn acid ở cốc (2). d) Kẽm ở cốc (2) được nghiền nhỏ còn kẽm ở cốc (1) ở dạng viên. Câu 2. Trong công nghiệp, dung dịch sodium chlorine được đem điện phân để có phản ứng theo phương trình hóa học sau: NaCl(aq) + H 2 O(l) A(aq) + X(g) + Y(g) (*). Biết X chứa nguyên tố không thuộc nhóm VIIA. a) Phương trình hóa học (*): 2NaCl(aq) + 2H 2 O(l) → 2NaOH(aq) + H 2 (g) + Cl 2 (g). b) Từ phản ứng kết hợp giữa X và Y sẽ sản xuất được hydrogen chloride. c) Từ phản ứng giữa Y với dung dịch A sẽ sản xuất được hỗn hợp tẩy rửa phổ biến là nước Javel. d) Trong phản ứng (*), NaCl đóng vai trò là chất khử, H 2 O đóng vai trò chất oxi hóa. PHẦN III: Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Câu 1. Copper(II) oxide (CuO) bị khử bởi ammonia (NH 3 ) theo phản ứng sau: 0 xt,t 322PNHCuONCuHO Tổng hệ số cân bằng (tối giản) của phản ứng là bao nhiêu? Câu 2. Cho dãy các chất sau: dung dịch NaOH, KF, NaBr, H 2 O và Ca. Khí chlorine tác dụng trực tiếp với bao nhiêu chất trong dãy trên? Câu 3. Hỗn hợp A gồm Mg và Zn. B là dung dịch HCl nồng độ x mol/L. Thực hiện hai thí nghiệm sau: - Thí nghiệm 1: Cho m gam hỗn hợp A vào 200 ml B thu được 0,04 mol khí H 2 . - Thí nghiệm 2: Cho m gam hỗn hợp A vào 300 ml B thu được 0,05 mol khí H 2 . Giá trị của x là bao nhiêu? Câu 4. Tốc độ của một phản ứng có dạng: xy ABvk.C .C (với A, B là 2 chất khác nhau). Nếu tăng nồng độ A lên 3 lần và giữ nguyên nồng độ của B thì tốc độ phản ứng tăng 9 lần. Giá trị của x là bao nhiêu? PHẦN IV: Câu hỏi tự luận. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 3. Câu 1. a) Nhúng giấy quỳ vào dung dịch nước chlorine thì thấy giấy quỳ chuyển sang màu đỏ, nhưng ngay sau đó, màu đỏ trên giấy quỳ sẽ biến mất. Giải thích hiện tượng và viết phương trình phản ứng xảy ra (nếu có). b) Cách đơn giản để kiểm tra lượng chlorine dư trong nước sinh hoạt là dùng potassium iodine (KI) và hồ tinh bột. Nêu hiện tượng và viết phương trình phản ứng xảy ra. Câu 2. Xét phản ứng phân hủy N 2 O 5 theo phương trình hóa học: 2N 2 O 5 (g) 4NO 2 (g) + O 2 (g), xảy ra ở 56 ℃ cho kết quả theo bảng: Thời gian (s) N 2 O 5 (M) NO 2 (M) O 2 (M) 240 0,0388 0,0315 0,0079 600 0,0196 0,0699 0,0175 a) Viết biểu thức tính tốc độ phản ứng theo sự biến thiên nồng độ của sản phẩm theo thời gian. b) Tính tốc độ trung bình của phản ứng trong khoảng thời gian trên. Câu 3. Bromine là nguyên liệu điều chế các hợp chất chứa bromide trong y dược, nhiếp ảnh, chất nhuộm, chất chống nổ cho động cơ đốt trong, thuốc trừ sâu,… Để sản xuất bromine từ nguồn nước biển có hàm lượng 82,4 gam NaBr/m 3 nước biển người ta dùng phương pháp thổi khí chlorine vào nước biển. Lượng khí chlorine cần dùng phải nhiều hơn 15% so với lí thuyết. Tính khối lượng khí chlorine cần dùng để điều chế bromine có trong 2200 m 3 nước biển. ------------------------- HẾT ------------------------- - Thí sinh không sử dụng tài liệu. - Giám thị không giải thích gì thêm.