PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text CDV_K12_Bài 7_Quản lý chi tiêu trong gia đình.doc

KẾ HOẠCH BÀI DẠY BÀI 7. QUẢN LÝ CHI TIÊU TRONG GIA ĐÌNH ( Bộ Cánh diều vàng) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC. 1. Kiến thức - Nêu được thế nào là quản lí thu, chi trong gia đình. - Giải thích được sự cần thiết phải quản lí thu, chi trong gia đình. - Đánh giá được thói quen chi tiêu và các mục tiêu tài chính của gia đình. 2. Năng lực - Phát triển bản thân: Tham gia lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch thu, chi hợp lí trong gia đình. - Tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Tìm hiểu và đưa ra được dẫn chứng thực tế về vai trò của quản lí thu, chi trong gia đình. 3. Phẩm chất Chăm chỉ tham gia lập kế hoạch thu, chi hợp lí trong gia đình. Có trách nhiệm thực hiện kế hoạch thu, chi hợp lí trong gia đình. Hướng dẫn bạn bè, người thân cùng thực hiện. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU. - SGK, SGV, SBT môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12; - Tranh/ảnh, clip, câu chuyện, trò chơi, ví dụ thực tế,... liên quan tới bài học; - Trích một số điều luật liên quan nội dung bài học; - Máy tính, máy chiếu projector, bài giảng PowerPoint,.... III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Hoạt động: Mở đầu a) Mục tiêu. Giới thiệu mục tiêu, ý nghĩa của bài học. Khai thác trải nghiệm của HS về vấn đề liên quan đến nội dung bài học mới, tạo hứng thú cho HS khi tìm hiểu và tham gia các hoạt động liên quan đến thu chi trong gia đình b) Nội dung. GV giao nhiệm vụ cho HS, có thể tổ chức trò chơi giữa các học sinh để kể về các thói quen chi tiêu trong gia đình. Có ý kiến cho rằng: Nếu mỗi thành viên trong gia đình biết cách quản lý thu, chi hợp lý thì có thể ổn định cuộc sống và chủ động với các kế hoạch trong tương lai. Em có đồng tình với ý kiến trên không? Vì sao? c) Sản phẩm. Học sinh bước đầu nhận biết được một số biểu hiện của việc quản lý chi tiêu trong gia đình. Em đồng tình với ý kiến trên. Bởi quản lý tài chính hiệu quả giúp gia đình kiểm soát được thu chi, tiết kiệm được nhiều hơn và đầu tư cho những mục tiêu dài hạn như giáo dục, mua nhà, chuẩn bị cho tuổi già, v.v. Điều này cũng giúp gia đình có thể đối phó tốt hơn với những khủng hoảng tài chính bất ngờ. d) Tổ chức thực hiện Giao nhiệm vụ học tập: GV giao nhiệm vụ cho HS, có thể tổ chức trò chơi giữa các học sinh để kể về các thói quen chi tiêu trong gia đình. Có ý kiến cho rằng: Nếu mỗi thành viên trong gia đình biết cách quản lý thu, chi hợp lý thì có thể ổn định cuộc sống và chủ động với các kế hoạch trong tương lai. Em có đồng tình với ý kiến trên không? Vì sao? Thực hiện nhiệm vụ HS thực hiện nhiệm vụ học tập theo nhóm/cá nhân chuẩn bị câu trả lời ra giấy. GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi, các HS khác bổ sung ý kiến. Báo cáo, thảo luận GV nhận xét việc thực hiện nhiệm vụ học tập của HS, sau đó dẫn dắt HS vào bài mới
như lời dẫn trong SGK. Kết luận, nhận định - Giáo viên nhận xét đánh giá về quá trình thực hiện nhiệm vụ của học sinh Gv nhấn mạnh: Quản lí thu, chi là hoạt động cơ bản để thực hiện các mục tiêu tài chính của mỗi gia đình, giúp duy trì và nâng cao chất lượng cuộc sống. Vì vậy, mỗi gia đình cần trang bị kĩ năng quản lí thu, chi để sử dụng nguồn tiền hợp lí, thoả mãn được những nhu cầu cơ bản, tiết kiệm cho tương lai, góp phần tạo nên một gia đình hạnh phúc và phát triển. 2. Hoạt động: Khám phá Nội dung 1: Tìm hiểu khái niệm và sự cần thiết phải quản lí thu, chi trong gia đình a) Mục tiêu. HS nêu được khái niệm quản lí thu, chi trong gia đình. Giải thích được sự cần thiết phải quản lí thu, chi trong gia đình. b) Nội dung. HS đọc thông tin trong SGK và trả lời. GV giao nhiệm vụ cho HS đọc thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi: a.  Từ thông tin trên, em hãy cho biết thế nào là quản lý thu, chi trong gia đình. Hãy lấy ví dụ minh hoạ. b. Theo em, những thói quen chi tiêu không hợp lý sẽ ảnh hưởng như thế nào đến tài chính của gia đình? c. Em hãy xác định những thói quen chi tiêu hợp lý và giải thích sự cần thiết của việc quản lý thu, chi trong gia đình. c) Sản phẩm. a. Từ thông tin trên, em nhận thấy quản lý thu chi trong gia đình là sử dụng các khoản thu và chi nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất, tinh thần của các thành viên sao cho phù hợp với các nguồn thu nhập. Ví dụ: gia đình lên kế hoạch ngân sách hàng tháng, xác định số tiền dành cho các khoản chi phí cố định như tiền nhà, điện, nước, internet, và các chi phí khác. b. Những thói quen chi tiêu không hợp lý có thể tạo ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đối với tài chính của gia đình như:  + Tăng nợ và áp lực tài chính. + Thiếu khả năng tiết kiệm. + Mất kiểm soát trong ngân sách. + Ảnh hưởng đến mục tiêu tài chính. + Gây xung đột gia đình. + Stress và tăng áp lực. c. Những thói quen chi tiêu hợp lý:  + Tính toán những khoản chi thiết yếu/ không thiết yếu trong gia đình + Có kế hoạch chi tiêu hằng tháng/ hằng tuần,… + Chi tiêu hợp lý so với khả năng tài chính của gia đình  + Trao đổi, thống nhất các mục tiêu, tài chính trong gia đình + Lập quỹ dự phòng, tiết kiệm + Xem xét lại các khoản chi tiêu trong gia đình  Quản lý thu, chi trong gia đình là vô cùng cần thiết, bởi:  + Giúp kiểm soát được các nguồn thu, chi trong gia đình. + Giúp chủ động thực hiện kế hoạch tài chính của gia đình. + Giúp cân bằng tài chính, chủ động ứng phó với những tình huống rủi ro có thể xảy ra trong gia đình. + Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của gia đình. d) Tổ chức thực hiện Hoạt động của giáo viên và học sinh Dự kiến sản phẩm Giao nhiệm vụ học tập HS đọc thông tin trong SGK và trả lời. GV giao nhiệm vụ cho HS đọc thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi: 1. Khái niệm và sự cần thiết phải quản lí thu, chi trong gia đình
a.  Từ thông tin trên, em hãy cho biết thế nào là quản lý thu, chi trong gia đình. Hãy lấy ví dụ minh hoạ. b. Theo em, những thói quen chi tiêu không hợp lý sẽ ảnh hưởng như thế nào đến tài chính của gia đình? c. Em hãy xác định những thói quen chi tiêu hợp lý và giải thích sự cần thiết của việc quản lý thu, chi trong gia đình. Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh đọc thông tin. - HS thực hiện nhiệm vụ theo nhóm/cá nhân, viết câu trả lời ra giấy hoặc phiếu học tập. Báo cáo, thảo luận GV mời 1 – 2 đại diện nhóm/HS trong lớp lần lượt trả lời từng câu hỏi, các HS khác bổ sung ý kiến. Kết luận, nhận định – GV nhận xét việc thực hiện nhiệm vụ học tập của HS và kết luận: Trong mỗi gia đình, để giải quyết những vấn đề cơ bản về tài chính như: cân đối thu - chi, thực hành tiết kiệm, gia tăng thu nhập giúp duy trì sự ổn định và phát triển cần phải quản lí thu, chi hiệu quả. Khái niệm: Quản lí thu, chi trong gia đình là sử dụng các khoản thu và chi nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất, tinh thần của các thành viên sao cho phù hợp với các nguồn thu nhập. Sự cần thiết phải quản lí thu, chi trong gia đình - Kiểm soát được các nguồn thu, chỉ trong gia đình. - Chủ động thực hiện kế hoạch tài chính của gia đình. - Giúp cân bằng tài chính, chủ động ứng phó với những tình huống rùi ro có thể xảy ra trong gia đình. - Nâng cao chất lượng cuộc sống của gia đình. Nội dung 2: Tìm hiểu nội dung: Lập kế hoạch quản lí thu, chi trong gia đình a) Mục tiêu. HS tham gia lập và thực hiện kế hoạch thu, chi hợp lí trong gia đình b) Nội dung. GV giao nhiệm vụ cho HS đọc thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi: a. Theo em, để lập kế hoạch quản lý thu, chi trong gia đình, em cần thực hiện những nội dung nào? b. Em hãy làm rõ từng nội dung của việc lập kế hoạch quản lý thu, chi trong gia đình và thực hành lập kế hoạch quản lý thu, chi theo những nội dung trên. c) Sản phẩm. a. Dựa vào thông tin đã cho, em nhận thấy để lập kế hoạch quản lý thu, chi trong gia đình, em cần thực hiện những nội dung sau:  + Xác định mục tiêu tài chính trong gia đình  + Xác định các nguồn thu nhập trong đình + Thống nhất các khoản chi tiêu thiết yếu, không thiết yếu trong gia đình  + Thống nhất tỷ lệ phân chia khoản thu, chi + Thực hiện các khoản thu, chi theo kế hoạch; ghi chép, đánh giá, điều chỉnh kế hoạch (nếu có) b. Nội dung của việc lập kế hoạch quản lý thu, chi trong gia đình là:  - Xác định mục tiêu tài chính trong gia đình:  + Lập danh sách các mục tiêu tài chính của gia đình: liệt kê tất cả những mục tiêu tài chính ngắn hạn, trung hạn, dài hạn,... + Xác định mức độ ưu tiên thực hiện các mục tiêu và thời hạn hoàn thành mục tiêu tài chính của gia đình. + Lưu ý: Khi xác định mục tiêu cần đảm bảo các tiêu chí cụ thể, đo lường được, có tính khả thi và giới hạn thời gian hoàn thành. - Xác định các nguồn thu nhập trong gia đình:  + Lập danh sách các nguồn thu nhập trong gia đình (bao gồm tiền lương, thu nhập từ kinh doanh, tiền lãi từ tiết kiệm và đầu tư, thu nhập bổ sung....). + Lưu ý: Kiểm tra và xem xét ngân sách gia đình thường xuyên, duy trì thu nhập ổn định. - Thống nhất các khoản chi thiết yếu, không thiết yếu trong gia đình:  + Phân loại các khoản chi thiết yếu, không thiết yếu trong gia đình
+ Lưu ý nguyên tắc: luôn ưu tiên cho những nhu cầu thiết yếu; lựa chọn các khoản có thể cắt giảm chỉ tiêu; đảm bảo chi tiêu theo đúng danh sách đã lập, tránh chi tiêu không kiểm soát. - Thống nhất tỷ lệ phân chia khoản thu, chi:  + Tính toán tỉ lệ phân chia các khoản chỉ phù hợp với đặc điểm của gia đình. + Phân bổ số tiền cụ thể cho từng khoản chi. + Điều chỉnh tỉ lệ: trong quá trình thực hiện không hợp lí có thể điều chỉnh tỉ lệ để phù hợp hơn. - Thực hiện các khoản thu, chi theo kế hoạch; ghi chép, đánh giá, điều chỉnh kế hoạch (nếu có): + Sau khi xác định các khoản thu, chỉ và phân chia tỷ lệ khoản chỉ tiêu, các gia đình sẽ thực hiện chi tiêu theo kế hoạch, ghi chép tất cả các khoản thu và chi tiêu hằng tháng.  + Nguyên tắc: không trì hoãn, quyết tâm thực hiện mục tiêu tài chính đã đề ra; không nên thực hiện quá nhiều mục tiêu cùng lúc; loại bỏ các thói quen chỉ tiêu không hợp lý; sử dụng các ứng dụng, công cụ để quản lý thu, chi thông minh. + Điều chỉnh kế hoạch: So sánh kế hoạch chỉ tiêu với thực tế để điều chỉnh cho hợp lý. Việc thường xuyên đánh giá và điều chỉnh kế hoạch chi tiêu giúp đảm bảo cho gia đình có thể thực hiện được mục tiêu tài chính của mình. Là một học sinh lớp 12, em có thể thực hành lập kế hoạch quản lý thu, chi như sau:  - Xác định mục tiêu tài chính trong gia đình: Mục tiêu của em là tiết kiệm 500.000 VND mỗi tháng để mua sách và đồ dùng học tập. - Xác định các nguồn thu nhập trong gia đình: Nguồn thu nhập chính của em là tiền tiêu vụ từ bố mẹ mỗi tháng là 2.000.000 VND và tiền lì xì từ người thân trong các dịp lễ, tết. - Thống nhất các khoản chi tiêu thiết yếu, không thiết yếu trong gia đình: + Chi tiêu thiết yếu: Học phí, tiền ăn trưa, tiền đi lại, tiền mua sách và đồ dùng học tập. + Chi tiêu không thiết yếu: Mua đồ chơi, xem phim, mua đồ ăn vặt. - Thống nhất tỷ lệ phân chia khoản thu, chi: Em sẽ dành 70% thu nhập cho các khoản chi tiêu thiết yếu, 20% cho các khoản chi tiêu không thiết yếu và 10% để tiết kiệm. - Thực hiện các khoản thu, chi theo kế hoạch; ghi chép, đánh giá, điều chỉnh kế hoạch (nếu có): Em sẽ ghi chép tất cả các khoản thu, chi vào cuốn sổ và đánh giá kế hoạch của mình vào cuối mỗi tháng. Nếu thấy có điểm gì không hợp lý, em sẽ điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp. d) Tổ chức thực hiện Hoạt động của giáo viên và học sinh Dự kiến sản phẩm Giao nhiệm vụ học tập GV giao nhiệm vụ cho HS đọc thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi: a. Theo em, để lập kế hoạch quản lý thu, chi trong gia đình, em cần thực hiện những nội dung nào? b. Em hãy làm rõ từng nội dung của việc lập kế hoạch quản lý thu, chi trong gia đình và thực hành lập kế hoạch quản lý thu, chi theo những nội dung trên. Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh đọc thông tin. - HS thực hiện nhiệm vụ học tập theo nhóm học tập, chuẩn bị câu trả lời ra giấy hoặc bảng nhóm để trình bày trước lớp Báo cáo, thảo luận GV triển khai phần báo cáo kết quả học tập: mời đại diện 1 – 2 nhóm trình bày câu trả lời, đại diện các nhóm khác nhận xét, phản biện, bổ sung. Kết luận, nhận định GV nhận xét việc thực hiện nhiệm vụ học tập của HS, sau 2. Lập kế hoạch quản lí thu, chi trong gia đình - Xác định mục tiêu tài chính trong gia đình: - Xác định các nguồn thu nhập trong gia đình: - Thống nhất các khoản chi thiết yếu và không thiết yếu trong gia đình - Thống nhất tỉ lệ phân chia khoản thu chi - Thực hiện các khoản thu, chi theo kế hoạch, ghi chép, đánh giá điều chỉnh kế hoạch

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.