PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text BDHSG9_CHỦ ĐỀ 2_VIỆT NAM TỪ 1918 - 1945_KNTT.docx

1 CHỦ ĐỀ 2. VIỆT NAM TỪ NĂM 1918 ĐẾN NĂM 1945 A. MỤC TIÊU – Trình bày được điều kiện lịch sử và các hoạt động tiêu biểu của phong trào yêu nước: Hoạt động của người Việt Nam yêu nước ở nước ngoài (Trung Quốc và Pháp), những hoạt động của tư sản và tiểu tư sản, phong trào đấu tranh của công nhân. – Nêu được những hoạt động và phân tích vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam. – Trình bày được sự ra đời, hoạt động và vai trò của các tổ chức cách mạng: Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, Tân Việt Cách mạng đảng, Việt Nam Quốc dân đảng. – Trình bày được sự phát triển của phong trào công nhân sau Chiến tranh thế giới thứ nhất – Trình bày được nguyên nhân và sự xuất hiện của ba tổ chức cộng sản năm 1929. – Trình bày được hoàn cảnh lịch sử và nội dung Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Phân tích được ý nghĩa sự ra đời của Đảng. – Phân tích được nội dung Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, đặc biệt làm rõ tính đúng đắn và sáng tạo của Cương lĩnh. – Phân tích được vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến đầu năm 1930. – Trình bày được tình hình kinh tế – xã hội Việt Nam do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933. – Trình bày được hoàn cảnh lịch sử, chủ trương của Đảng, ý  nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của các phong trào cách mạng 1930 – 1931 và 1936 – 1939. – Trình bày và nhận xét được nội dung các phong trào cách mạng 1930-1931 và 1936- 1939. – So sánh được các giai đoạn cách mạng trong thời kì 1930 – 1945 (về kẻ thù, mục tiêu, lực lượng và phương pháp đấu tranh). – Phân tích được ảnh hưởng của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai đối với Việt Nam trong giai đoạn 1939 – 1945. – Trình bày và nhận xét được chủ trương của Đảng trong giai đoạn 1939 – 1945. – Trình bày và nhận xét được những chủ trương của Đảng trong việc giải quyết mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ độc lập dân tộc và cách mạng ruộng đất qua Cương lĩnh chính trị đầu tiên, Luận cương chính trị tháng 10-1930 và Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (5-1941). – Trình bày và nhận xét được những chủ trương của Đảng về tập hợp lực lượng cách mạng qua Cương lĩnh chính trị đầu tiên, Luận cương chính trị tháng 10-1930 và Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (5-1941). – Giải thích được nguyên nhân dẫn đến cuộc đảo chính của Nhật lật đổ Pháp ở Đông Dương (9-3-1945). – Tóm tắt được quá trình chuẩn bị lực lượng, đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945. – Trình bày được nội dung cơ bản và ý nghĩa của bản Tuyên ngôn Độc lập (2 - 9 - 1945).
2 – Phân tích được ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm của cách mạng tháng Tám. B. NỘI DUNG I. Phong trào dân tộc dân chủ 1918 – 1930 1. Hoạt động yêu nước tiêu biểu của người Việt Nam ở nước ngoài - Tại Trung Quốc: tổ chức Tâm tâm xã được thành lập (1923) ở Quảng Châu, chủ trương “khôi phục quyền làm người của người Việt Nam” và có hoạt động gây tiếng vang là mưu sát Toàn quyền Đông Dương Méc-lanh tại Sa Diện (Quảng Châu, 1924). - Tại Pháp: Phan Châu Trinh và một số người Việt Nam sáng lập Hội những người yêu nước Việt Nam tại Pháp (1919), viết nhiều tác phẩm lên án chế độ quân chủ trong nước và thể hiện tinh thần dân tộc,... 2. Một số hoạt động đấu tranh của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam từ 1918 – 1929: - Hoạt động đấu tranh của tư sản dân tộc: + Năm 1919, tổ chức cuộc vận động “chấn hưng nội hóa”, “bài trừ ngoại hóa”. + Năm 1923, đấu tranh chống độc quyền cảng Sài Gòn và độc quyền xuất khẩu gạo Nam kỳ. + Năm 1923, thành lập Đảng Lập hiến. - Hoạt động đấu tranh của tiểu tư sản: + Lập các tổ chức chính trị: Việt Nam Nghĩa đoàn, Hội Phục Việt, Đảng Thanh niên + Xuất bản nhiều tờ báo tiến bộ: Chuông rè, An Nam trẻ, Người Nhà quê... + Thành lập các nhà xuất bản tiến bộ, như: Nam Đồng thư xã, Quan hải tùng thư,… - Hoạt động đấu tranh của công nhân: + Năm 1920, công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn lập Công hội bí mật do Tôn Đức Thắng đứng đầu. + Tháng 8/1925, công nhân Ba Son bãi công. ♦ Nguyên nhân  chủ yếu khiến phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam những năm 1918 – 1930 dù diễn ra sôi nổi nhưng vẫn chưa thành công là do: cách mạng Việt Nam đang lâm vào tình trạng khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo. 3. Sự ra đời của các tổ chức yêu nước cách mạng. - Tháng 6/1925, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên được Nguyễn Ái Quốc thành lập tại Quảng Châu (Trung Quốc) trên cơ sở lựa chọn các thanh niên ưu tú đang hoạt động ở Trung Quốc (tổ chức Tâm tâm xã) và từ trong nước sang. - Tân Việt Cách mạng Đảng có tiền thân là Hội Phục Việt (ra đời trong phong trào dân tộc dân chủ đầu những năm 20 của thế kỉ XX). Tháng 7/1928, Hội Phục Việt đổi tên thành Tân Việt Cách mạng đảng. - Việt Nam Quốc dân Đảng được thành lập vào tháng 12-1927 trên cơ sở hạt nhân là một số thành viên của Nam Đồng thư xã như: Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính.... II. Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc và sự thành lập của Đảng Cộng sản Việt Nam
3 1. Hoạt động cách mạng của Nguyễn  Ái Quốc 1918 – 1930 - Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc tại Pháp + Đầu năm 1919: gia nhập Đảng Xã hội Pháp + Tháng 6/1919: thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp, Nguyễn Tất Thành đã gửi bản Yêu sách của nhân dân An Nam tới Hội nghị Véc-xai  + Tháng 7/1920: đọc Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê-nin + Tháng 12/1920: tham dự Đại hội Tua, bỏ phiếu tán thành Đảng Xã hội Pháp gia nhập Quốc tế Cộng sản, tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp, đánh dấu bước ngoặt trong hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc: từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác – Lê-nin và đi theo con đường cách mạng vô sản. + Năm 1921: cùng một số nhà cách mạng các nước thuộc địa Pháp lập ra Hội Liên hiệp thuộc địa + Năm 1922: là Chủ nhiệm (kiêm chủ bút) báo Người cùng khổ - Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc tại Liên Xô + Tháng 10/1923: được bầu vào Hội đồng Quốc tế Nông dân + Tháng 6/1924: trình bày tham luận tại Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản + Từ 1923 - 1924: viết bài cho tạp chí Thư tín quốc tế, báo Sự thật,... - Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc tại Trung Quốc + Từ 1925 - 1927: sáng lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, xuất bản tờ báo Thanh niên; trực tiếp mở các lớp huấn luyện chính trị đào tạo thanh niên trở thành những cán bộ cách mạng của hội + Tháng 7/1925: tham gia sáng lập Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức. + Đầu 1927: Tác phẩm Đường Kách mệnh gồm các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc ở các lớp huấn luyện tại Quảng Châu được xuất bản. + Từ giữa 1927 đến cuối 1929: tiếp tục có thời gian hoạt động cách mạng tại Pháp, Bỉ, Đức, Xiêm,... trước khi quay trở lại Trung Quốc triệu tập Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản * Vai trò của Nguyễn Ái Quốc  đối với cách mạng Việt Nam (1919-1930): – Vai trò mở đường để giải quyết tình trạng khủng hoảng về đường lối cứu nước đầu thế kỷ XX (xác định được con đường cứu nước mới). – Vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị  điều kiện cho sự ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam. Lý luận cách mạng giải phóng dân tộc, được truyền bá vào Việt Nam, đã thúc đẩy phong trào dân tộc phát triển, là sự chuẩn bị điều kiện về tư tưởng chính trị cho sự ra đời của Đảng. - Việc thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh  niên và đào tạo cán bộ cho cách mạng Việt Nam là  sự chuẩn bị điều kiện về tổ chức cho sự thành lập Đảng cộng sản Việt Nam về sau. – Vai trò quyết định thành công của Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam, chấm dứt tình trạng khủng hoảng về lãnh đạo cách mạng. 2. Sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam - Quá trình thành lập của các tổ chức cộng sản ở Việt Nam: + Tháng 6/1929: các đại biểu của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Bắc Kì họp tại Hà Nội tuyên bố thành lập Đông Dương Cộng sản Đảng
4 + Tháng 8/1929: các cán bộ tiên tiến của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên tại Tổng bộ và Kì bộ Nam Kì quyết định thành lập An Nam Cộng sản Đảng + Tháng 9/1929: những đảng viên cấp tiến trong Tân Việt Cách mạng đảng đã họp ở Sài Gòn và thành lập Đông Dương Cộng sản Liên đoàn - Ý nghĩa sự ra đời của các tổ chức cộng sản ở Việt Nam: chứng tỏ sự trưởng thành của giai cấp công nhân và là bước chuẩn bị trực tiếp cho sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 3. Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam – Hoàn cảnh lịch sử + Năm 1929, ba tổ chức cộng sản ra đời và tích cực lãnh đạo quần chúng đấu tranh. Tuy nhiên, các tổ  chức đó hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng của nhau làm cho phong trào cách mạng trong cả nước có nguy cơ bị chia rẽ lớn. Tình hình đó đặt ra yêu cầu cấp thiết là phải thống nhất các tổ chức thành một đảng. + Với tư cách là phái viên của Quốc tế Cộng sản có quyền quyết định mọi vấn đề của cách mạng Đông Dương, Nguyễn Ái Quốc chủ động triệu tập đại biểu của Đông Dương cộng sản đảng và An Nam cộng sản đảng để bàn về việc thống nhất đảng. Hội nghị bắt đầu họp ngày 6/1/1930 tại Cửu Long (Hương Cảng – Trung Quốc) do Nguyễn Ái Quốc chủ trì. –  Nội dung Hội nghị + Thảo luận và nhất trí ý kiến của Nguyễn  Ái Quốc là thống nhất thành một đảng cộng sản duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam. + Thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo. Đó là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, có giá trị lí luận và thực tiễn lâu dài đối với cách mạng Việt Nam. + Vạch kế hoạch hợp nhất các tổ chức cộng sản trong nước và thành lập Ban chấp hành trung ương lâm thời. + Nhân dịp Đảng ra đời, Nguyễn Ái Quốc ra lời kêu gọi công nhân, nông dân, binh lính, thanh niên, học sinh, anh chị em bị áp bức bóc lột đấu tranh. Hội nghị có ý nghĩa như một đại hội thành lập Đảng. Ngày 24/2/1930 theo đề nghị  của Đông Dương Cộng sản liên đoàn, tổ  chức này được gia nhập vào Đảng Cộng sản Việt Nam. – Ý nghĩa sự ra đời của Đảng: + Việc thành lập Đảng là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử Việt Nam. Từ đây, cách mạng giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam được đặt dưới sự lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam, một đảng có đường lối cách mạng khoa học và sáng tạo, có tổ chức chặt chẽ, có đội ngũ cán bộ đảng viên kiên trung nguyện suốt đời hy sinh cho lý tưởng Đảng, vì độc lập dân tộc và tự do cho nhân dân. + Sự ra đời của Đảng với tổ chức thống nhất và cương lĩnh chính trị đúng đắn đã chấm dứt tình trạng khủng hoảng về lãnh đạo cách mạng kéo dài mấy chục năm đầu thế kỷ XX. Từ đây cách mạng Việt Nam bước lên một con đường mới, con đường đấu tranh giành độc lập dân tộc và hướng tới chủ nghĩa xã hội. + Đảng cộng sản Việt Nam ra đời chứng tỏ giai cấp công nhân Việt Nam đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng. Phong trào công nhân Việt Nam từ đây hoàn toàn trở thành một phong trào tự giác.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.