Nội dung text Bài 2 - Định luật 1 nhiệt động lực học.pdf
Giáo viên: Cô Nhung Cute – 0972.46.48.52 Lớp dạy: Giáo án Vật lý 12 Cánh diều 1 Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: Chủ đề 1: VẬT LÍ NHIỆT BÀI 2. ĐỊNH LUẬT 1 NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Khái niệm nội năng. - Các cách làm biến đổi nội năng: thực hiện công và truyền nhiệt - Thực hiện thí nghiệm, nêu được: mối liên hệ nội năng của vật với năng lượng của các phân tử tạo nên vật, định luật 1 của nhiệt động lực học. - Vận dụng được định luật 1 của nhiệt động lực học trong một số trường hợp đơn giản. 2. Năng lực a. Năng lực chung - Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân khi được giao trong hoạt động học tập như nêu ý kiến bản thân trong quá trình làm việc nhóm, đặt câu hỏi để trao đổi, góp ý với nội dung trình bày của các nhóm khác. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tích cực xung phong trả lời câu hỏi của giáo viên và hoàn thành tốt công việc được giao trong nhóm. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Xác định và phân tích được tình huống có vấn đề khi GV thực hiện thí nghiệm và đặt các câu hỏi gợi mở. b. Năng lực đặc thù môn học - Nhận thức vật lí: + Nêu được khái niệm nội năng. + Phân loại được các cách làm biến đổi nội năng. + Giải thích được mối quan hệ giữa nội năng của vật với năng lượng của các phân tử tạo nên vật. - Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí: Đưa ra phán đoán và xây dựng giả thuyết về các cách làm biến đổi nội năng - Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Giải thích, chứng minh được một vấn đề thực tiễn liên quan đến định luật 1 nhiệt động lực học. 3. Phẩm chất - Chăm chỉ: Có ý chí vượt qua khó khăn trong các vấn đề GV đưa ra để đạt kết quả tốt trong các hoạt động. - Trung thực: Thật thà ngay thẳng, mạnh dạn nói lên ý kiến của mình, biết nhận lỗi, sửa lỗi, bảo vệ cái đúng cái tốt. - Trách nhiệm: Kiểm soát đánh giá những quy định đã đề ra, hình thành tinh thần trách nhiệm với cá nhân, với tập thể lớp. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên - Bài giảng powerpoint kèm các hình ảnh và video liên quan đến nội dung bài học - Phiếu học tập
Giáo viên: Cô Nhung Cute – 0972.46.48.52 Lớp dạy: Giáo án Vật lý 12 Cánh diều 2 Thẻ đặc điểm các chất rắn, lỏng, khí: Ở rất gần nhau Xa hơn khoảng cách giữa các phân tử chất rắn Rất lớn so với kích thước phân tử Rất mạnh Nhỏ hơn trong chất rắn Rất yếu Dao động xung quanh vị trí cân bằng xác định Dao động quanh vị trí có thể dịch chuyển Chuyển động hỗn loạn không ngừng Xác định Phụ thuộc phần bình chứa nó Phụ thuộc bình chứa Xác định Xác định Phụ thuộc bình chứa PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Nhóm: Tên thành viên: 1. Dựa vào kiến thức đã được học ở bài trước, các em hãy hoàn thành bảng sau: Đặc điểm Chất rắn Chất lỏng Chất khí Khoảng cách giữa các phân tử Liên kết giữa các phân tử Chuyển động phân tử Hình dạng Thể tích 2. Biểu diễn bằng sơ đồ các quá trình chuyển đổi giữa ba thể: rắn, lỏng, khí
Giáo viên: Cô Nhung Cute – 0972.46.48.52 Lớp dạy: Giáo án Vật lý 12 Cánh diều 3 PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Nhóm: Tên thành viên: Định luật 1 nhiệt động lực học: Độ biến thiên ............. của hệ bằng tổng ......... và ................... mà hệ nhận được. Kí hiệu U là độ biến thiên nội năng, Q và A tương ứng là nhiệt lượng và công mà hệ nhận được, ta có: = + U Q A Trong đó: Q và A là các giá trị đại số Nếu Q > 0: ............................................................................................ Nếu Q < 0: ............................................................................................ Nếu A > 0: ............................................................................................ Nếu A < 0: ............................................................................................ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 Nhóm: Tên thành viên: Câu 1. Một lượng khí bị nén đã nhận được công là 150 kJ. Khí nóng lên và đã tỏa nhiệt lượng là 95 kJ ra môi trường. Tìm độ biến thiên nội năng của lượng khí ................................................................................. ................................................................................. ................................................................................. ................................................................................. Câu 2. Một lượng khí nhận nhiệt lượng 250 kJ do được đun nóng; đồng thời nhận công 500 kJ do bị nén. a) Xác định độ tăng nội năng của lượng khí. b) Xác định độ biến thiên nội năng của lượng khí trên nếu đồng thời với việc cung cấp 250 kJ, lượng khí này giãn ra và thực hiện công lên môi trường xung quanh nó. ...................................................................................................... ...................................................................................................... ...................................................................................................... ...................................................................................................... ...................................................................................................... ...................................................................................................... ...................................................................................................... ......................................................................................................
Giáo viên: Cô Nhung Cute – 0972.46.48.52 Lớp dạy: Giáo án Vật lý 12 Cánh diều 4 2. Học sinh - Ôn lại những vấn đề đã được học về sự chuyển thể của các chất. - SGK, vở ghi bài, giấy nháp. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động 1: Mở đầu: Tạo tình huống học tập a. Mục tiêu: kích thích sự tò mò, tầm quan trọng của định luật I nhiệt động lực học. b. Nội dung: Học sinh tiếp nhận vấn đề từ giáo viên c. Sản phẩm: - Câu trả lời trên phiếu học tập số 1. - Nhận thức được vấn đề cần nghiên cứu của HS d. Tổ chức thực hiện Bước thực hiện Nội dung các bước Bước 1 - GV chia nhóm (4 – 6 HS/nhóm). - GV kiểm tra bài cũ thông qua Phiếu học tập số 1 với 2 nhiệm vụ: + Nhiệm vụ 1: Nhà tớ ở đâu? Các nhóm sẽ nhận các thẻ đặc điểm của các chất rắn, lỏng, khí. Nhóm dán nhanh và chính xác vị trí thẻ nhất sẽ chiến thắng. + Nhiệm vụ 2: Hoạ sĩ nhí! Biểu diễn bằng sơ đồ các quá trình chuyển đổi giữa 3 thể: rắn, lỏng, khí Bước 2 - Học sinh thảo luận, nhận thức được vấn đề cần nghiên cứu. - GV hỗ trợ cho HS trong quá trình hoạt động. Bước 3 Báo cáo kết quả và thảo luận - Đại diện 1 nhóm trình bày. Đáp án phiếu học tập số 1 1. Đặc điểm Chất rắn Chất lỏng Chất khí Khoảng cách giữa các phân tử Ở rất gần nhau Xa hơn khoảng cách giữa các phân tử chất rắn Rất lớn so với kích thước phân tử Liên kết giữa các phân tử Rất mạnh Nhỏ hơn trong chất rắn Rất yếu Chuyển động phân tử Dao động xung quanh vị trí cân bằng xác định Dao động quanh vị trí có thể dịch chuyển Chuyển động hỗn loạn không ngừng Hình dạng Xác định Phụ thuộc phần bình chứa nó Phụ thuộc bình chứa Thể tích Xác định Xác định Phụ thuộc bình chứa 2.