Nội dung text 1050. LG De HSG Nghe An bang A nam 2024 - 2025.pdf
Lưu Văn Dầu – Chemistry không ở đâu xa mà ở chính trong tim chúng ta 1 ĐỀ HSG 9 NGHỆ AN BẢNG A NĂM 2024 - 2025 I. PHẦN TRÁC NGHIỆM (Thí sinh làm bài trên Phiếu trả lời trắc nghiệm). Câu 1: Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về câu tục ngữ “Lúa chiêm lấp ló đầu bờ, hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên"? A. Sấm sét kết hợp mưa tạo ra một lượng đạm cung cấp cho lúa phát triển. B. Sấm sét tạo ra khi có sự phóng điện giữa các đám mây. C. Sấm sét thường kèm theo mưa cung cấp nước cho lúa. D. Sấm sét phóng điện trực tiếp vào lúa làm cho lúa phát triển tốt. Hướng dẫn Sấm sét kết hợp mưa tạo ra một lượng đạm cung cấp cho lúa phát triển: sÊm sÐt 2 2 2 2 2 2 2 3 N O 2NO 2NO O 2NO 4NO O 2H O 4HNO + ⎯⎯⎯⎯→ + → + + → Phát biểu A đúng. Sấm sét tạo ra khi có sự phóng điện giữa các đám mây. Phát biểu B đúng. Sấm sét thường kèm theo mưa cung cấp nước cho lúa. Phát biểu C đúng. Sấm sét phóng điện trực tiếp vào lúa sẽ làm lúa cháy,... Phát biểu D không đúng. Đáp án D. Câu 2: Trong các đối tượng sau: robot, con hổ, cây lúa, cây xoài, ô tô điện, con gà, có bao nhiêu đối tượng là vật sống? A. 5. B. 2. C. 3. D. 4. Hướng dẫn Vật sống gồm: con hổ, cây lúa, cây xoài, con gà. Đáp án D. Câu 3: Thao tác nào sau đây không đúng khi sử dụng kính hiển vi? A. Chọn vật kính phù hợp. B. Điều chỉnh ánh sáng thích hợp. C. Đặt mẫu vật giữa vật kính và thị kính. D. Mắt nhìn vào thị kính. Hướng dẫn Tiến hành quan sát mẫu vật bằng cách đặt mẫu vật lên giữa bàn mang mẫu, có thể dùng kẹp cố định cho chắc chắn. Phát biểu C không đúng. Đáp án C. Câu 4: Trong Y học, để cấp cứu bệnh nhân tim ngừng đập, người ta dùng phương pháp sốc điện để khôi phục nhịp tim, dựa trên A. tác dụng sinh lý. B. tác dụng phát sáng. C. tác dụng nhiệt. D. tác dụng hóa học. Hướng dẫn
Lưu Văn Dầu – Chemistry không ở đâu xa mà ở chính trong tim chúng ta 2 Trong Y học, để cấp cứu bệnh nhân tim ngừng đập, người ta dùng phương pháp sốc điện để khôi phục nhịp tim, dựa trên tác dụng sinh lý. Đáp án A. Câu 5: Một học sinh tiến hành các hoạt động: lấy mẫu nước, đo và ghi lại giá trị pH của ao nuôi trước và sau khi thêm một lượng vôi bột. Hoạt động này thuộc bước nào trong các bước của phương pháp tìm hiểu tự nhiên? A. Lập kế hoạch kiểm tra giả thuyết. B. Quan sát và đặt câu hỏi nghiên cứu. C. Hình thành giả thuyết. D. Thực hiện kế hoạch. Hướng dẫn Đáp án D. Câu 6: Thiết bị nào sau đây có tác dụng bảo vệ an toàn cho mạch điện? A. Vôn kế. B. Đi ốt phát quang. C. Cầu chì. D. Ắc quy. Hướng dẫn Đáp án C. Câu 7: Nước thải sinh hoạt từ khu dân cư gây ô nhiễm nước của dòng kênh. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Hóa chất trong nước thải từ khu dân cư góp phần gây ô nhiễm nước của dòng kênh. B. Sử dụng nước đóng kênh đó để tưới rau cho gia đình. C. Các loài cá, tôm, cua trong dòng kênh phát triển bình thường. D. Nước của dòng kênh không thay đổi mùi, màu sắc. Hướng dẫn Đáp án A. Câu 8: Nghiên cứu quá trình sinh sản ở sinh vật, thuộc lĩnh vực nào sau đây? A. Trái đất và bầu trời. B. Năng lượng và sự biến đổi. C. Vật sống. D. Chất và sự biến đổi của chất. Hướng dẫn Đáp án C. Câu 9: Việc nào sau đây không được làm trong phòng thực hành? A. Thu gom rác thải sau thực hành. B. Rửa tay bằng xà phòng khi kết thúc thực hành. C. Trộn lẫn các loại hóa chất bất kỳ. D. Làm thí nghiệm khi có người hướng dẫn. Hướng dẫn Đáp án C. Câu 10: Thao tác nào sau đây không đúng quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm? A. Dùng miệng để thổi tắt đèn cồn. B. Dùng panh gắp để lấy hóa chất dạng hạt. C. Dùng thia thủy tinh để lấy hóa chất dạng bột. D. Dùng kẹp gỗ để giữ ống nghiệm. Hướng dẫn Đáp án A. Câu 11: Trong thí nghiệm được mô tả theo hình dưới Dụng cụ nào được dùng để giữ cố định ống nghiệm?
Lưu Văn Dầu – Chemistry không ở đâu xa mà ở chính trong tim chúng ta 3 A. Giá đỡ. B. Chậu thủy tinh. C. Đèn cồn. D. Ống dẫn khí. Hướng dẫn Đáp án A. Câu 12: Trong khí quyển, CO2 là tác nhấn chính làm cho bề mặt Trái Đất và không khí bao quanh bị nóng lên, đây là hiện tượng A. sự nở vì nhiệt. B. đối lưu. C. hiệu ứng nhà kính. D. dẫn nhiệt. Hướng dẫn Đáp án C. Câu 13: Khoa học tự nhiên không nghiên cứu đối tượng nào sau đây? A. Các dãy số tự nhiên. B. Các quy luật tự nhiên. C. Các tính chất tự nhiên. D. Các hiện tượng tự nhiên. Hướng dẫn Đáp án A. Câu 14: Từ xưa, người dân đã biết lấy phân dơi để bón cho cây trồng. Nguyên nhân chính của việc này là phân dơi A. có tác dụng làm cây trồng hấp thụ ánh sáng tốt hơn. B. có tác dụng ổn định nhiệt độ cho cây trồng. C. cung cấp nước cho cây trồng. D. cung cấp một số nguyên tố dinh dưỡng cho cây trồng. Hướng dẫn Đáp án D. Câu 15: Máy điều hòa trong một giờ thực hiện công 9000 BTU (biết 1 BTU/h = 0,293 W), công suất của máy là A. 1583 W. B. 2637 W. C. 9000 W. D. 30717 W. Hướng dẫn Công suất của máy là 9000 0,293 = 2637 W Đáp án B. Câu 16: Người ta sản xuất muối biển bằng cách đưa nước biển lên sân, phơi dưới ánh sáng mặt trời, sau một thời gian thì thu được muối ăn. Vai trò của ánh sáng mặt trời là A. làm nước biển lạnh đi để kết tinh. B. làm nước biển nóng lên để bốc hơi. C. cung cấp chlorine (Cl) cho nước biển. D. cung cấp sodium (Na) cho nước biển. Hướng dẫn Đáp án B. Câu 17: Trong phòng thực hành môn khoa học tự nhiên, kí hiệu sau đây cảnh báo A. hóa chất độc hại. B. chất phóng xạ. C. hóa chất ăn mòn. D. nguy hiểm về điện. Hướng dẫn Đáp án D. Câu 18: Thực phẩm được bảo quản trong tủ lạnh tươi lâu hơn nhờ tác động của A. áp suất. B. độ ẩm. C. diện tích tiếp xúc. D. nhiệt độ. Hướng dẫn Đáp án D.
Lưu Văn Dầu – Chemistry không ở đâu xa mà ở chính trong tim chúng ta 4 Câu 19: Có bao nhiêu nội dung sau đây là mục đích của việc bảo vệ rừng? I. Chống xói mòn. II. Khai thác động vật quý hiếm. III. Điều hòa khí hậu. IV. Giữ nước. A. 4. B. 3. C. 2. D. 1. Hướng dẫn Bảo vệ rừng để : chống xói mòn, điều hòa khí hậu, giữ nước. Đáp án B. Câu 20: Hóa chất nào sau đây là hóa chất độc hại (hoặc nguy hiểm) trong phòng thí nghiệm? A. Sodium chloride (NaCl). B. Calcium carbonate (CaCO3). C. Nước cất (H2O). D. Sulfuric acid (H2SO4). Hướng dẫn Đáp án D. Câu 21: Để đo cường độ dòng điện chạy qua một bóng đèn người ta sử dụng A. Vôn kế mắc song song với bóng đèn. B. Ampe kế mắc nối tiếp với bóng đèn. C. Vôn kế mắc nối tiếp với bóng đèn. D. Ampe kế mắc song song với bóng đèn. Hướng dẫn Đáp án B. Câu 22: Trong quá trình tiến hành thí nghiệm, dụng cụ nào sau đây dùng để lấy chính xác thể tích chất lỏng? A. Cốc thủy tinh. B. Bát sứ. C. Ống đong. D. Ống nghiệm. Hướng dẫn Đáp án C. Câu 23: Trong giờ thực hành, một học sinh tiến hành kiểm tra huyết áp một số bạn trong tổ. Học sinh đó đang thực hiện kĩ năng A. dự báo. B. liên hệ. C. phân loại. D. đo. Hướng dẫn Đáp án D. Câu 24: Trong phương pháp tìm hiểu tự nhiên, bước thực hiện kế hoạch, cần tiến hành hoạt động nào sau đây? A. Khẳng định hoặc bác bỏ giả thuyết. B. Làm thí nghiệm, thu thập và xử lí số liệu. C. Quan sát và đặt câu hỏi nghiên cứu. D. Hình thành giả thuyết. Hướng dẫn Đáp án B. II. PHẢN TỰ LUẬN (Thí sinh làm bài trên tờ giấy thi). Câu 1 (1,0 điểm): Sulfur dioxide là một trong các tác nhân gây ô nhiễm không khí, mưa acid, viêm đường hô hấp ... Sulfur dioxide sinh ra từ các hoạt động của con người như đốt cháy nhiên liệu hóa thạch (than đá, dầu mỏ), đốt quặng sulfide trong luyện kim, sản xuất sulfuric acid... a) Theo QCVN 05:2013/BTNMT về chất lượng không khí, hàm lượng cho phép của SO2 trong không khí không vượt quá 125 ( g/m3 ). Người ta lấy 20 Lít không khí xung quanh một nhà máy luyện kim và phân tích thấy có 5 g SO2. Không khí ở đó có bị ô nhiễm không? Giải thích? b) Để loại bỏ SO2 trong khí thải nhà máy, người ta dùng MgO để phản ứng với SO2 khi có mặt O2 tạo ra MgSO4. Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra. Hướng dẫn a) 1 m3 = 1000 L 20 L = 0,02 m3