PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text Chủ đề 2. Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long.docx

1 Ngày soạn:…/…/… Ngày dạy:…/…/… CHỦ ĐỀ 2: VĂN MINH CHÂU THỔ SÔNG HỒNG VÀ SÔNG CỬU LONG I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Sau bài học này, HS sẽ: - Trình bày được những nét đặc sắc về văn hoá ở châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long thông qua việc tìm hiểu về nền văn minh các dòng sông. - Phân tích được những biểu hiện của biến đổi khí hậu ở hai vùng châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long. - Nêu được tác động của biến đổi khí hậu đối với sự phát triển kinh tế – xã hội ở châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long. - Đề xuất được ở mức độ đơn giản một số biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu liên quan đến vùng châu thổ của hai đồng bằng hiện đại. 2. Năng lực Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học: chủ động tìm kiếm, thu thập thông tin về văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long. - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: tìm ý tưởng, cách thức hoàn thành các nhiệm vụ học tập. Năng lực địa lí: - Nhận thức địa lí: xác định được vị trí vùng châu thổ sông Hồng và châu thổ sông Cửu Long. - Tìm hiểu địa lí: sử dụng hình ảnh, bảng số liệu và các thông tin tìm kiếm được để thấy được những nét văn hoá đặc sắc trong nền văn minh châu thổ sông
2 Hồng và sông Cửu Long; tìm những hình ảnh, sưu tầm thông tin về biến đổi khí hậu và tác động của biến đổi khí hậu đối với sự phát triển kinh tế – xã hội vùng châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long. Những biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu. - Vận dụng kiến thức, kĩ năng địa lí vào cuộc sống: vận dụng kiến thức, kĩ năng để đưa ra các ý tưởng giải quyết vấn đề thực tiễn liên quan đến tác động của biến đổi khí hậu tới vùng châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long. 3. Phẩm chất - Chăm chỉ và có trách nhiệm với nhiệm vụ được giao. - Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo và từ các nguồn tin cậy khác vào trong học tập và đời sống hằng ngày. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên - SGK, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 9 – Chân trời sáng tạo, phần Địa lí. - Máy tính, máy chiếu. - Hình ảnh, tư liệu về những nét văn hoá đặc sắc trong nền văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long. - Hình ảnh biến đổi khí hậu và tác động của biến đổi khí hậu đối với kinh tế – xã hội vùng châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long. Những biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu. 2. Đối với học sinh - SGK, SBT Lịch sử và Địa lí 9 – Chân trời sáng tạo, phần Địa lí. - Tư liệu về những nét văn hoá đặc sắc trong nền văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long. - Hình ảnh biến đổi khí hậu và tác động của biến đổi khí hậu đối với sự phát triển kinh tế – xã hội vùng châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long. Những biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu.
3 III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: - Học sinh chia sẻ những hiểu biết cá nhân về châu thổ, từ đó GV có thể kết nối những kiến thức HS đã có với nội dung bài mới. - Tạo hứng thú, kích thích tò mò của người học. b. Nội dung: - GV tổ chức trò chơi: Ô chữ bí mật cho HS, HS trả lời những câu hỏi liên quan đến vùng đồng bằng châu thổ Việt Nam. - GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức cá nhân nêu những hiểu biết về châu thổ Việt Nam. c. Sản phẩm: - Câu trả lời của HS về 7 ô chữ hàng ngang và ô chữ hàng dọc. - Câu trả lời của HS về những hiểu biết cá nhân về vùng đồng bằng châu thổ Việt Nam. d. Tổ chức thực hiện: Nhiệm vụ 1: Chơi trò chơi Ô chữ bí mật Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: Ô chữ bí mật – trả lời các câu hỏi liên quan đến vùng đồng bằng châu thổ Việt Nam tìm ra ô chữ bí mật. - GV phổ biến luật trò chơi: + Lớp chia thành hai đội tương ứng với hai dãy lớp, mỗi đội sẽ giành quyền trả lời ô chữ ở hàng ngang. + Nếu trả lời đúng thì đội đó được 10 điểm, nếu trả lời sai phải nhường quyền trả lời cho đội còn lại. - GV lần lượt nêu câu hỏi: Câu 1 (13 chữ cái): Hình ảnh dưới đây nói đến địa danh nổi tiếng nào của miền Tây?
4 Câu 2 (8 chữ cái): Câu đố dưới đây gợi nhắc đến con sông nào của nước ta? “Sông gì tên một loài hoa. Thơm hương sắc thắm, gần xa yêu chiều?” Câu 3 (10 chữ cái): Hiện tượng nào thường xuyên xảy ra khi nước biển dâng nên và xâm nhập trực tiếp vào đất liền? Câu 4 (11 chữ cái): Câu đố dưới đây gợi nhắc đến con sông nổi tiếng nào? “Mênh mông bờ bãi phì nhiêu, Chín con thác sáng bừng lên muôn vùng” Câu 5 (12 chữ cái): Câu đố trên gợi cho em đến địa danh nổi tiếng nào của nước ta? “Ở đâu thẳng cánh cò bay Ở đâu lấp lánh cá tôm suốt ngày” Câu 6 (16 chữ cái): Nhà máy thủy điện nào nằm trên sông Đà và được Liên Xô giúp đỡ xây dựng và vận hành? Câu 7 (6 chữ cái): Câu đố trên gợi nhắc đến dòng sông nổi tiếng nào? “Sông gì nhẫn nhịn cũng đành Từ bi phổ độ phúc lành trời ban?” Ô chữ bí mật (7 chữ cái). Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS liên hệ thực tế, hiểu biết của bản thân và trả lời ô chữ. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.