Nội dung text Chương 15 - Đánh giá tại lớp, Chấm điểm, và Kiểm tra chuẩn hoá.docx
Cluster 15 Classroom Assessment, Grading, and Standardized Testing Chương 15 Đánh giá tại lớp, Chấm điểm, và Kiểm tra chuẩn hoá Teachers’ Casebook—Giving Meaning Grades: What Would You Do? Sổ tay tình huống: Làm gì để cho điểm một cách có ý nghĩa?
15.5 Explain how to interpret common standardized test scores (percentile rank, stanine, grade- equivalent, scale score) as well as current issues and criticisms concerning accountability and teacher evaluation, high-stakes assessment, growth versus proficiency tests, and value-added approaches. Khi đọc chương này, bạn sẽ xem xét việc đánh giá, kiểm tra, và chấm điểm, đồng thời tập trung vào không chỉ tác động có thể có của chúng đối với học sinh mà còn đối với cách phát triển phương pháp kiểm tra và chấm điểm thực tế hơn. Giáo viên là chuyên gia trong mảng đánh giá đã phát triển các phương pháp giao bài, thu thập, đánh giá, tổ chức, và phản hồi bài làm của học sinh, sau đó dùng kết quả đánh giá trong việc lên kế hoạch giảng dạy trong tương lai. Họ làm những việc này có vẻ rất dễ dàng, nhưng như bạn đã được học ở Chương 13, thói quen và quy trình phải được dạy, giải thích, thực hành kĩ càng mới có thể diễn ra nhuần nhuyễn được. Các quy trình đánh giá và chấm điểm cũng vậy (Fives & Barnes, 2020). Nếu bạn thấy đây quả là một thách thức, và thấy không chắc chắn kĩ năng mình thực sự có tốt ở lĩnh vực này, thì bạn không chỉ một mình đâu. Ngay cả các giáo viên giàu kinh nghiệm cũng cảm thấy không có sự chuẩn bị đầy đủ cho nhiệm vụ quan trọng này (Ayalon & Wilkie, 2020). Mục tiêu của chương này là giúp bạn sẵn sàng cho nhiệm vụ này! Tôi (là Anita ở chương này) bắt đầu với việc xem xét các khái niệm cơ bản trong đánh giá, bao gồm độ tin cậy, tính hiệu lực, và phi định kiến. Tiếp theo, chúng ta sẽ xem xét nhiều loại bài kiểm tra mà giáo viên chuẩn bị mỗi năm học và các cách tiếp cận việc đánh giá không phụ thuộc vào kiểm tra truyền thống. Sau đó, chúng ta khám phá điểm số có thể có ảnh hưởng nào đến học sinh và chủ đề rất quan trọng là việc giao tiếp với học sinh và gia đình. Bạn sẽ giải thích điểm số mình cho như thế nào? Cuối cùng, vì ngày nay các bài kiểm tra chuẩn hoá cực kì quan trọng, chúng ta sẽ dành chút thời gian nhìn lại việc kiểm tra, ý nghĩa của điểm kiểm tra, những lựa chọn thay thế cho việc kiểm tra truyền thống, và vai trò của các bài kiểm tra trong việc đánh giá giáo viên. Khi kết thúc chương này, bạn sẽ có thể: 15.1 Miêu tả những điểm cơ bản của đánh giá, bao gồm loại đánh giá (bài kiểm tra chuẩn hoá, đánh giá trong lớp, và các thước đo cũng như các đánh giá quá trình, đánh giá tạm thời, và đánh giá tổng kết), và giải thích các yếu tố độ tin cậy, tính hiệu lực, và phi định kiến được dùng để giải nghĩa và đánh giá việc đánh giá như thế nào. 15.2 Miêu tả hai loại diễn giải bài kiểm tra (tham chiếu tiêu chuẩn và tham chiếu tiêu chí). Cách dùng cách bài kiểm tra trắc nghiệm và tự luận một cách phù hợp, và ưu điểm cũng như phê bình về kiểm tra truyền thống. 15.3 Giải thích cách dùng đánh giá quá trình để cải thiện việc giảng dạy và miêu tả các cách thiết kế và kiểm nghiệm việc đánh giá chân thực, bao gồm hồ sơ học tập, thành tích, và sự phát triển bộ tiêu chí đánh giá. 15.4 Miêu tả hiệu quả của việc chấm điểm lên học sinh và loại chiến lược giáo viên có thể dùng để giao tiếp với phụ huynh về điểm số. 15.5 Diễn giải điểm số bài kiểm tra chuẩn hoá chung (thứ hạng phần trăm, điểm số stanine (điểm chuẩn chín), điểm tương đương khối lớp, thang điểm) cũng như các vấn đề và phê phán hiện nay liên quan đến trách nhiệm giải trình và đánh giá giáo viên, đánh giá sát hạch, các bài kiểm tra mức độ phát triển so với bài kiểm tra năng lực, và các cách tiếp cận giá trị gia tăng.