PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text Bài 22. Phản ứng hạt nhân và năng lượng liên kết.docx


2 3. Phẩm chất - Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm trong học tập và thí nghiệm. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU: 1. Đối với giáo viên: - SGK, SBT, SGV Vật lí 12, Kế hoạch bài dạy. - Hình vẽ và đồ thị trong SGK: Hình ảnh chiếc tem thư phát hành năm 1971, hình ảnh sơ đồ thí nghiệm của Rutherford, hình ảnh kết quả thí nghiệm của Blackett, hình ảnh phân bố giá trị năng lượng liên kết riêng theo số khối của các hạt nhân,… - Máy chiếu, máy tính (nếu có). 2. Đối với học sinh: - SGK, SBT Vật lí 12. - Hình vẽ liên quan đến nội dung bài học và các dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: HS xác định được mục tiêu của bài học về phản ứng hạt nhân. b. Nội dung: GV cho HS thảo luận về nội dung mở đầu trong SGK, HS phát biểu ý kiến của bản thân để hình dung ra kiến thức liên quan đến phản ứng hạt nhân và những điều muốn biết về phản ứng hạt nhân, từ đó GV định hướng HS vào nội dung của bài học. c. Sản phẩm học tập: HS nêu được các nội dung về phản ứng hạt nhân, phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề cần tìm hiểu. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chiếu hình ảnh chiếc tem thư phát hành năm 1971 có in hình Rutherford và phương trình phản ứng hạt nhân được thực hiện lần đầu tiên trên thế giới vào năm 1909 cho HS quan sát.
3 - GV yêu cầu HS đọc phương trình phản ứng hạt nhân trên tem. - GV yêu cầu HS suy nghĩ và nêu những điều đã biết về phản ứng hạt nhân và những điều muốn biết về phản ứng hạt nhân. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS suy nghĩ và đọc phương trình phản ứng hạt nhân ghi trên tem. - HS suy nghĩ cá nhân và trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi 1 – 2 HS đọc phản ứng hạt nhân và nêu những điều muốn biết về phản ứng hạt nhân. Gợi ý: + Những điều đã biết về phản ứng hạt nhân: xảy ra ở hạt nhân, khác phản ứng hoá học (xảy ra ở lớp vỏ electron), điện tích bảo toàn,... + Những điều muốn biết về phản ứng hạt nhân: Có những loại phản ứng hạt nhân nào? Bảo toàn khối lượng có đúng với phản ứng hạt nhân không? Năng lượng trong phản ứng hạt nhân như thế nào?.... Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, ghi nhận câu trả lời và dẫn dắt vào bài mới: Người ta đã thực hiện thí nghiệm phát hiện phản ứng hạt nhân như thế nào? Các hạt nhân có thể biến đổi thành các hạt nhân khác không? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học mới: Bài 22: Phản ứng hạt nhân và năng lượng liên kết. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.