Nội dung text ĐỀ 9 - CK2 LÝ 10 - FORM 2025.docx
ĐỀ THI THAM KHẢO ĐỀ 9 (Đề thi có ... trang) ĐỀ ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II Môn thi: VẬT LÍ KHỐI 10 Thời gian làm bài: 50 phút không kể thời gian phát đề PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn (3 điểm). Câu 1. Xét các phát biểu sau về động năng của một vật Phát biểu 1: Động năng của một vật phụ thuộc vào khối lượng và tốc độ của vật đó. Phát biểu 2: Động năng luôn dương trong mọi trường hợp. Phát biểu 3: Một vật đang chuyển động thẳng đều thì động năng tại mọi thời điểm là như nhau. Phát biểu 4: Động năng không phụ thuộc vào hệ quy chiếu. Số phát biểu đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Dựa vào dữ kiện sau để trả lời câu 2 và câu 3: Trong trò chơi tàu lượn siêu tốc, đoàn tàu trượt từ đỉnh dốc xuống chân dốc rồi tiếp tục leo lên một đỉnh dốc khác. Chọn mốc thế năng tại chân dốc. Câu 2. Khi tàu đang ở vị trí cao nhất thì A. cơ năng đạt giá trị cực tiểu. B. động năng đạt giá trị cực đại. C. thế năng đạt giá trị cực đại. D. động năng bằng hai lần thế năng. Câu 3. Nếu bỏ qua lực cản không khí và lực ma sát, nhận định nào sau đây là đúng? A. Tốc độ của đoàn tàu tại chân dốc tỉ lệ thuận với độ cao ban đầu của đỉnh dốc thứ nhất. B. Động năng của đoàn tàu tại đỉnh dốc thứ hai bằng thế năng hấp dẫn của nó tại đỉnh dốc thứ nhất. C. Cơ năng của đoàn tàu không đổi trong suốt quá trình chuyển động. D. Gia tốc của đoàn tàu là không đổi trong suốt quá trình chuyển động. Câu 4. Động lượng của một hệ kín (hay hệ cô lập) là đại lượng A. không đổi. B. tăng dần. C. giảm dần. D. biến thiên tuần hoàn. Câu 5. Một người đứng trên một thuyền SUP đang đứng yên trên mặt hồ (xem hệ người và thuyền là hệ kín). Đột nhiên người đó nhảy mạnh lên bờ, khi này thuyền sẽ A. chuyển động về hướng bờ. B. chuyển động ra xa bờ. C. đứng yên. D. chuyển động theo hướng bất kì. Câu 6. Trong các chuyển động sau đây, chuyển động nào là chuyển động tròn đều? A. Chuyển động của một chiếc lá rơi từ trên cây xuống. B. Chuyển động của một chiếc xe đạp khi đang phanh gấp. C. Chuyển động của một vận động viên chạy bộ trên một đường đua hình tròn. D. Chuyển động của một điểm trên cánh quạt đang quay ổn định quanh trục. Câu 7. Trong giới hạn đàn hồi, độ lớn lực đàn hồi của lò xo có mối quan hệ như thế nào với độ biến dạng của lò xo? A. Tỉ lệ nghịch. B. Tỉ lệ thuận. C. Tỉ lệ với hàm số mũ. D. Tỉ lệ với căn bậc hai.
Câu 8. Khi ta kéo căng một sợi dây chun buộc tóc rồi thả tay, dây chun trở lại về trạng thái ban đầu. Nguyên nhân là do A. tính đàn hồi của cao su. B. tính dẻo của cao su. C. tính dẫn nhiệt của cao su. D. tính dẫn điện của cao su. Câu 9. Ba tấm ván đồng chất có khối lượng bằng nhau, đặt trên các mặt bàn có diện tích tiếp xúc khác nhau. So sánh áp suất do mỗi tấm ván tác dụng xuống bàn. A. Áp suất của ba tấm ván là như nhau. B. Tấm nào tiếp xúc diện tích nhỏ hơn thì áp suất lớn hơn. C. Tấm nào tiếp xúc diện tích lớn hơn thì áp suất lớn hơn. D. Không xác định được. Câu 10. Một chiếc xe ô tô có khối lượng 1200 kg đang di chuyển trên mặt phẳng nằm ngang với tốc độ 20 m/s. Khi phanh gấp, xe dừng lại sau 5 giây. Lực hãm phanh có độ lớn là A. 600 N. B. 1200 N. C. 2400 N. D. 4800 N. Câu 11. Tại các nhà hàng Trung Hoa, người ta thường sử dụng bàn xoay để giúp thực khách dễ dàng lấy thức ăn. Một chiếc tách nhỏ có khối lượng m được đặt trên mặt bàn xoay, cách tâm bàn một khoảng r = 30 cm. Bàn xoay quay tròn đều quanh trục với tốc độ góc ω. Biết hệ số ma sát nghỉ giữa tách và mặt bàn là µ = 0,3 và gia tốc trọng trường g = 9,8 m/s². Giá trị tốc độ góc lớn nhất mà bàn có thể quay để tách không bị trượt và văng ra khỏi bàn gần bằng A. 10,0 rad/s. B. 8,7 rad/s. C. 3,1 rad/s. D. 1,4 rad/s. Câu 12. Một người bán hàng sử dụng cân lò xo để cân hàng hóa. Khi treo một quả cân có khối lượng 1 kg vào cân, lò xo dãn ra 2 cm và vẫn nằm trong giới hạn đàn hồi. Bỏ qua khối lượng của móc treo và lấy gia tốc trọng trường g = 10 m/s². Độ cứng của lò xo này bằng A. 500 N/m. B. 600 N/m. C. 700 N/m. D. 800 N/m. Phần II. Câu trắc nghiệm đúng sai (2 điểm) Câu 1. Trong một trận đấu Air hockey, một đĩa m = 0,25 kg đang trượt thẳng đều với tốc độ 3 m/s thì bị gậy đánh trúng trong 0,05 s, làm đĩa bay ngược lại với hướng ban đầu với tốc độ 6 m/s. Bỏ qua ma sát giữa đĩa và mặt bàn, chọn chiều dương theo chiều chuyển động lúc sau của đĩa. a. Động lượng của đĩa trước khi va chạm bằng 0,75 kg.m/s. b. Độ biến thiên động lượng của đĩa Hockey bằng 2,25 kg.m/s. c. Độ lớn của lực do gậy tác dụng lên đĩa trong khoảng thời gian tiếp xúc bằng 45 N. d. Khi được đánh bật lại, đĩa đó (gọi là đĩa 1) đang chuyển động thẳng đều thì va chạm đàn hồi trực diện với một đĩa 2 có khối lượng 0,3 kg đang đứng yên thì tốc độ sau khi va chạm của đĩa 1 và 2 lần lượt là 2 m/s và 3 m/s. Câu 2. Một người buộc một viên bi thép khối lượng 300 g vào đầu một sợi dây rồi quay tròn đều trên mặt bàn phẳng, nhẵn và nằm ngang. Hòn bi chuyển động trên đường tròn bán kính 0,4 m với tốc độ góc 10 rad/s. Lấy g = 10 m/s². a. Thời gian để viên bi quay hết 1 vòng xấp xỉ bằng 0,63s. b. Hợp lực của lực căng dây và trọng lực đóng vai trò là lực hướng tâm giữ viên bi chuyển động tròn. c. Gia tốc hướng tâm của viên bi có độ lớn là 40 m/s 2 . d. Lực căng của sợi dây có độ lớn 10 N. Phần III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn (2 điểm).