Nội dung text PHẦN III CÂU HỎI TRẢ LỜI NGẮN ĐỘT BIẾN ĐA BỘI - HS.docx
ĐỘT BIẾN ĐA BỘI VÀ DỊ ĐA BỘI PHẦN III – CÂU HỎI TRẢ LỜI NGẮN Câu 1. Tế bào sinh dưỡng của một loài chứa ba bộ NST lưỡng bội của ba loài khác nhau (2n + 2m + 2p). Theo lý thuyết, số lần lai xa và đa bội hóa ít nhất để hình thành loài này là bao nhiêu? Đáp án Câu 2. Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 24, một loài thực vật khác có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 26. Theo lí thuyết, giao tử tạo ra từ quá trình giảm phân bình thường ở thể song nhị bội được hình thành từ hai loài trên có số lượng nhiễm sắc thể là bao nhiêu? Đáp án Câu 3. Ở một loài thực vật, từ các dạng lưỡng bội người ta tạo ra các thể tứ bội có kiểu gene sau: (1) Aaaa (2) AAAa (3) Aaaa (4) aaaa (5) AAAA Trong điều kiện không phát sinh đột biến gene. Có bao nhiêu thể tứ bội có thể được tạo ra bằng cách đa bội hoá bộ nhiễm sắc thể trong lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử lưỡng bội? Đáp án Câu 4. Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n. Có bao nhiêu dạng đột biến sau đây làm thay đổi số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào? (1) Đột biến tứ bội. (2) Đột biến tam bội. (3) Đột biến lệch bội dạng thể ba. (4) Đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể. Đáp án Câu 5. Hình bên mô tả kết quả quá trình hình thành thể dị đa bội từ loài A và loài B, hãy cho biết hình số bao nhiêu mô tả đúng quá trình này? Đáp án Câu 6. Trong các dạng đột biến sau, có bao nhiêu dạng đột biến thường được con người ứng dụng để tạo ra các giống cây trồng cho quả không có hạt? (1) Lệch bội. (2) Dị đa bội. (3) Đa bội lẻ. (4) Đa bội chẵn. (5) Lệch bội chẵn. (6) Thể lệch bội lẻ.