Nội dung text ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG
Bài 1: KHÁI NIỆM, ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ Ý NGHĨA HỌC TẬP HỌC PHẦN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH 1.1. Khái niệm, đối tượng, phương pháp nghiên cứu 1.1.1. Khái niệm, đối tượng nghiên cứu Đại hội Đại biểu toàn quốc lần XI (2011) khẳng định: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam; kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi”. - Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh cần chú ý 3 nội dung: + Là hệ thống các quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam. + Sự kế thừa và phát triển sáng tạo của chủ nghĩa Mác - Lênin, giá trị văn hóa dân tộc Việt nam, tinh hoa văn hóa của nhân loại. + Là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc Việt Nam, định hướng cho sự nghiệp cách mạng của Việt Nam. - Đối tượng nghiên cứu: + Hệ thống các quan điểm lý luận của Hồ Chí Minh + Chủ trương của Đảng trên cơ sở thực hiện hóa quan điểm của Hồ Chí Minh. 1.1.2. Phương pháp nghiên cứu Cơ sở phương pháp luận: Phương pháp luận khoa học chủ nghĩa Mác - Lênin đóng vai trò chủ yếu trong việc nghiên cứu, học tập tư tưởng Hồ Chí Minh. Phương pháp cụ thể: Logic, lịch sử phân tích, tổng hợp, thống kê, chứng minh… 1.2. Ý nghĩa của việc học tập học phần tư tưởng Hồ Chí Minh - Nâng cao năng lực tư duy lý luận và phương pháp công tác. - Bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cách mạng và rèn luyện bản lĩnh chính trị.
- Xây dựng, rèn luyện phương pháp và phong cách công tác Bài 2: CƠ SỞ, QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH 2.1. Cơ sở hình thành Tư tưởng Hồ Chí Minh 2.1.1. Cơ sở khách quan 2.1.1.1. Bối cảnh lịch sử, xã hội hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh - Bối cảnh lịch sử, xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX + Việt Nam từ một nước phong kiến độc lập trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến. + Các phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến, tư sản… đều thất bại chứng tỏ ý thức hệ tư tưởng phong kiến đã lỗi thời, ý thức hệ tư sản thất bại chứng tỏ giai cấp tư sản VN bất lực. -> CMVN lâm vào sự khủng hoảng về con đường cứu nước. - Bối cảnh quốc tế cuối thế kỷ XIX đầu thế kỉ XX + Chủ nghĩa tư bản chuyển từ tự do cạnh tranh sang độc quyền, trở thành kẻ thù chung của các dân tộc thuộc địa. + Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 thành công, mở ra một thời kỳ mới trong lịch sử loài người. Năm 1922 Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết ra đời. + Quốc tế Cộng sản ra đời (3/1919). 2.1.1.2. Các tiền đề tư tưởng, lý luận - Giá trị thuyền thống dân tộc + Truyền thống yêu nước, kiên cường bất khuất trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm + Truyền thống đoàn kết, tinh thần tương thân, tương ái, lòng nhân nghĩa. + Ý chí vươn lên vượt qua mọi khó khăn, thử thách. + Thông minh, sáng tạo, quý trọng hiền tài.
- Tinh hoa văn hóa nhân loại + Văn hóa phương Đông: Nho giáo: Người tiếp thu những mặt tích cực của nho giáo: Triết lý hành đạo giúp đời, ước vọng về một XH bình trị, hòa mục, hòa đồng, triết lý nhân sinh; tu thân dưỡng tính; đề cao văn hóa lễ giáo, tạo ra truyền thống hiếu học. Phật giáo: Hồ Chí Minh tiếp thu tư tưởng vị tha, từ bi bác ái, cứu khổ cứu nạn, thương người như thể thương thân; nếp sống có đạo đức, trong sạch, giản dị, chăm lo làm việc thiện; tinh thần bình đẳng, dân chủ, chống phân biệt đẳng cấp; việc đề cao lao động, chống lười biếng; chủ trương không xa lánh việc đời mà gắn bó với dân, với nước, tích cực tham gia vào cuộc đấu tranh của nhân dân chống kẻ thù dân tộc… Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn: Từ tư tưởng dân tộc độc lập; dân quyền tự do; dân sinh hạnh phúc, Người tìm thấy những điều phù hợp với nước ta. + Văn hóa phương Tây: Người tiếp thu các tư tưởng về tự do, bình đẳng, bác ái qua các tác phẩm của các nhà khai sáng như Vônte, Rút xô, Mông tecxkiơ… Người tiếp thu các giá trị của bản tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của CM Pháp, các giá trị về quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc của tuyên ngôn độc lập ở Mỹ năm 1776. - Chủ nghĩa Mác - Lênin: + Là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của tư tưởng Hồ Chí Minh. + Người tiếp thu lý luận Mác - Lênin theo phương pháp mác - xít, nắm lấy tinh thần, bản chất. Người vận dụng lập trường, quan điểm, phương pháp biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin để giải quyết những vấn đề thực tiễn của cách mạng Việt Nam. => Thế giới quan, phương pháp luận Mác - Lênin đã giúp Hồ Chí Minh tổng kết kiến thức và thực tiễn để tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc. 2.1.2. Nhân tố chủ quan 2.1.2.1. Khả năng tư duy và trí tuệ Hồ Chí Minh