PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text ĐỀ 8 - KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 MÔN HÓA HỌC 12 (FORM TT-7791).docx

ĐỀ THAM KHẢO SỐ 8 (Đề có 3 trang) ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II LỚP 12 MÔN: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: ……………………………………………… Số báo danh: …………………………………………………. Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1, C = 12, N = 14, O = 16, Mg = 24, Ca = 40. PHẦN I (3,0 điểm). Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 12. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Khi điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn, các chất được tạo ra ở anode (cực dương) và cathode (cực âm) lần lượt là A. Cl 2 và NaOH, H 2 . B. Na và Cl 2 . C. Cl 2 và Na. D. NaOH và H 2 . Câu 2. Trong mạng tinh thể kim loại, liên kết kim loại được hình thành do A. sự góp chung electron của các nguyên tử kim loại cạnh nhau. B. lực hút tĩnh điện giữa các electron hóa trị ở các nút mạng với các ion dương kim loại chuyển động tự do. C. lực hút tĩnh điện giữa các electron hóa trị tự do với các ion dương kim loại chuyển động tự do trong toàn bộ mạng tinh thể. D. lực hút tĩnh điện giữa các electron hóa trị tự do với các ion dương kim loại ở các nút mạng. Câu 3. Tính chất nào của thủy ngân giúp nó được sử dụng trong nhiệt kế? A. Có độc tính mạnh. B. Có khối lượng riêng nặng hơn nước. C. Có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn nhiệt độ phòng. D. Có nhiệt độ sôi thấp hơn nhiệt độ phòng. Câu 4. Đồng thau là một hợp kim của A. đồng và thiếc. B. đồng và nickel. C. đồng và aluminium. D. đồng và kẽm. Câu 5. Số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử kim loại thuộc nhóm IIA là A. 3. B. 2. C. 4. D. 1. Câu 6. Trong dãy nguyên tử Sc, Ti, V, Cr bán kính nguyên tử thay đổi như thế nào? A. Tăng dần. B. Không đổi. C. Giảm dần. D. Không có quy luật. Câu 7. Bình thuỷ dùng để đun nước lâu ngày bị đóng cặn, có thể dùng dung dịch nào sau đây đễ hoà tan lớp cặn? A. Nước vôi. B. Rượu uống. C. Giấm ăn. D. Muối ăn. Câu 8. Phối tử H 2 O trong phức chất aqua [Cu(H 2 O) 6 ] 2+ có thể bị thế bởi 1 phối tử NH 3 tạo thành phức chất là A. [Cu(NH 3 ) 6 ] 2+ . B. [Cu(NH 3 ) 2 (H 2 O) 5 ]. C. [Cu(NH 3 )(H 2 O) 5 ] 2+ . D. [Cu(NH 3 )(H 2 O) 5 ]. Câu 9. Một mẫu kim loại Cu có lẫn tạp chất là các kim loại Al, Mg. Để loại bỏ tạp chất thì dùng dung dịch nào sau đây? A. NaOH. B. Cu(NO 3 ) 2 . C. Fe(NO 3 ) 3 . D. Fe(NO 3 ) 2 . Câu 10. M là nguyên tố kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất, có một số đặc điểm sau: - Hợp chất M có tính oxi hóa nên phản ứng được với dung dịch thuốc tím. - Ion M 3+ có 5 electron độc than - Là nguyên tố kim loại thuộc nhóm nguyên tố hóa học phổ biến trong tự nhiên. M là nguyên tố nào sau đây? A. Fe (Z = 26). B. Ni (Z = 28). C. Mn (Z = 25). D. Cu (Z = 29). Mã đề thi: 888

a) Magnesium phản ứng chậm với nước ở nhiệt độ thường, giải thích vì sao magnesium trong gói FRH lại có thể phản ứng nhanh chóng với nước. b) Một gói FRH chứa khoảng 8 gam hỗn hợp (Mg 90%, Fe 4% và NaCl 4% về khối lượng) có thể tỏa ra tối đa bao nhiêu nhiệt để làm nóng? Biết rằng enthalpy tạo thành chuẩn ( 0 f298ΔH ) của Mg(OH) 2 (s) và H 2 O (l) lần lượt là -928,4 kJ mol -1 và-285,8 kJ mol -1 . Gói FRH trên có đủ làm nóng 300 g súp từ 30 o C lên 100 o C hay không? Biết nhiệt dung của súp khoảng 4,2 J g -1 C -1 , giả sử gói súp chỉ nhận được 50% lượng nhiệt tối đa tỏa ra, phần nhiệt còn lại làm nóng các vật dụng khác và thất thoát vào môi trường. Câu 2 (1 điểm). a) Tại sao đơn chất của các nguyên tố kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất có khối lượng riêng lớn hơn đơn chất của các nguyên tố họ s cùng chu kì? b) Hãy giải thích trường hợp sau: Để bảo vệ vỏ tàu biển làm bằng thép, người ta gắn chặt những tấm kẽm vào phần vỏ tàu ngâm trong nước biển. Câu 3 (1 điểm). Dự đoán hiện tượng xảy ra, mô tả sự thay thế phối tử khi cho từ từ đến dư dung dịch ammonia vào dung dịch muối nickel(II) chloride. Viết phương trình hoá học của các phản ứng. ------------------------- HẾT ------------------------- - Thí sinh không sử dụng tài liệu. - Giám thị không giải thích gì thêm.
ĐỀ THAM KHẢO SỐ 8 ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II LỚP 12 MÔN: HÓA HỌC Phần I (3,0 điểm): Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án A D C D B C C C B A A C Phần II (2,0 điểm): Điểm tối đa của 01 câu hỏi là 1 điểm - Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 01 ý trong 1 câu hỏi được 0,1 điểm; - Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 02 ý trong 1 câu hỏi được 0,25 điểm; - Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 03 ý trong 1 câu hỏi được 0,5 điểm; - Thí sinh lựa chọn chính xác cả 04 ý trong 1 câu hỏi được 1 điểm; Câu Lệnh hỏi Đáp án (Đ/S) Câu Lệnh hỏi Đáp án (Đ/S) 1 a S 2 a Đ b S b S c Đ c S d Đ d Đ Phần III (2,0 điểm): Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm Câu 1 2 3 4 Đáp án 3 3 4 45,7 Phần IV (3,0 điểm):  Câu 1 (1 điểm). a) Magnesium phản ứng chậm với nước ở nhiệt độ thường do các bọt khí hydrogen bám trên bề mặt magnesium ngăn cản magnesium tiếp xúc với nước. Trong gói FRH, magnesium lại có thể phản ứng nhanh chóng với nước do có mặt Fe tạo thành pin Galvani (trong dung dịch chất điện ly NaCl). Khi đó, hydrogen thoát ra trên bề mặt Fe nên diện tích tiếp xúc của Mg với nước tăng lên. b) Mg(s) + 2H 2 O(l) → Mg(OH) 2 (s) + H 2 (g) 0 r298ΔH = -928,4 - (-285,8).2= -356,8 kJ n Mg = 90 8. 100 24 = 0,3 mol → Q tỏa = 0,3.356,8 = 107,04 kJ Để làm nóng 300 g súp từ 30 o C lên 100 o C Q thu = 300.(100 - 30).4,2/ 1000 = 88,2 kJ Vì thất thoát nhiệt 50% nên thực tế Q cần = 88,2.2 = 176,4 kJ So sánh Q tỏa < Q cần nên gói FRH trên không đủ làm nóng 300 g súp từ 30 o C lên 100 o C. Câu 2 (1 điểm). a) Các nguyên tố kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất có nguyên tử khối lớn hơn, bán kính nguyên tử nhỏ hơn so với các nguyên tố họ s cùng chu kì. Do đó đơn chất của các nguyên tố kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất có khối lượng riêng lớn hơn đơn chất của nguyên tố họ s cùng chu kì. b) Đây là cách chống ăn mòn bằng phương pháp điện hoá, khi Zn và Fe cùng tiếp xúc với nước biển (dung dịch điện li), Zn sẽ bị ăn mòn trước và bảo vệ cho thành vỏ tàu. Câu 3 (1 điểm). Hiện tượng: Dung dịch NiCl 2 , có màu lục, khi nhỏ thêm NH 3 , sẽ xuất hiện kết tủa màu lục, tiếp tục nhỏ đến dư NH 3 , kết tủa sẽ tan và tạo thành dung dịch có màu tím. Kết tủa bị hoà tan là do đã tạo thành phức chất [Ni(NH 3 ) 6 ] 2+ . Trong dung dịch NiCl 2 tồn tại phức aqua [Ni(H 2 O) 6 ] 2+ , khi nhỏ đến dư NH 3 , sẽ có sự thay thế phối tử H 2 O bằng phối tử NH 3 . Phương trình hoá học của các phản ứng:

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.