Nội dung text KHTN 9 - SINH HỌC - BÀI 51. SỰ PHÁT SINH VÀ PHÁT TRIỂN SỰ SỐNG TRÊN TRÁI ĐẤT - GV.docx
1 BÀI 51. SỰ PHÁT SINH VÀ PHÁT TRIỂN SỰ SỐNG TRÊN TRÁI ĐẤT I. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THẾ GIỚI SINH VẬT TRÊN TRÁI ĐẤT 1. Sự phát sinh và các giai đoạn tiến hóa của sự sống trên Trái Đất – Sự sống trên Trái Đất có nguồn gốc từ các hợp chất vô cơ, được hình thành và phát triển trải qua ba giai đoạn gồm: tiến hoá hoá học, tiến hoá tiền sinh học và tiến hoá sinh học. Hình. Các giai đoạn phát triển sự sống trên Trái Đất + Tiến hoá hoá học: là giai đoạn tiến hoá hình thành nên các hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ. Các đại phân tử sinh học cũng được hình thành trong giai đoạn này. + Tiến hoá tiền sinh học: là giai đoạn hình thành nên các tế bào nguyên thuỷ (còn được gọi là tiền tế bào). Đây là một bản sao tối giản của tế bào sống, được bao bọc bởi lớp màng bên trong chứa các chất có thể tiến hoá thành dạng tế bào nhân sơ đơn giản, cổ nhất. + Tiến hoá sinh học: là giai đoạn tiến hoá từ các tế bào nguyên thuỷ, dưới tác động của chọn lọc tự nhiên đã tiến hoá thành các tế bào nhân sơ đơn giản dần tiến hoá để hình thành các sinh vật nhân sơ, sinh vật đơn bào nhân thực và sau đó là các sinh vật đa bào nhân thực. 2. Nguồn gốc xuất hiện của sinh vật nhân thực – Sự xuất hiện sinh vật nhân sơ: Từ các tế bào sơ khai, dưới tác động của chọn lọc tự nhiên (trên cơ sở đột biến và chọn lọc của môi trường), tiến hoá hình thành nên các cơ thể đơn bào đơn giản, đó là các tế bào sinh vật nhân sơ.
2 – Sự xuất hiện sinh vật nhân thực: Từ tế bào nhân sơ đầu tiên tiến hoá ra các dạng cơ thể nhân sơ khác như vi khuẩn quang hợp, vi khuẩn hiếu khí, cổ khuẩn,... và các dạng cơ thể nhân thực. Cơ thể nhân thực đầu tiên là đơn bào nhân thực. Hình. Giả thuyết hình thành tế bào nhân thực từ tế bào nhân sơ 3. Sự xuất hiện và đa dạng dạng hóa của sinh vật đa bào Hình. Sự phát triển đa dạng của sinh vật trên Trái Đất
3 – Tổ tiên của các sinh vật đơn bào nhân thực là các tế bào nhân sơ. Các sinh vật đơn bào nhân thực tiến hoá để hình thành các sinh vật đa bào thông qua các dạng sống tập đoàn. Nấm, động vật và thực vật được tiến hoá từ các nguyên sinh vật. – Sự tiến hoá lên cạn, trôi dạt lục địa và sự lan toả thích nghi đã làm tuyệt chủng nhiều nhóm sinh vật nhưng cũng làm xuất hiện nhiều nhóm sinh vật mới. II. NGUỒN GỐC LOÀI NGƯỜI – Tổ tiên của loài người là các nhóm người Hominin có não nhỏ, dáng đứng thẳng và có thể đi được bằng hai chân, bắt nguồn từ châu Phi và sống cách đây khoảng 6 – 7 triệu năm trước. Bảng. Tóm lược về đặc điểm các giai đoạn chính trong quá trình tiến hoá từ vượn thành người Dạng tổ tiên Đặc điểm Tổ tiên loài người (Hominin ancestor) Sống cách đây khoảng 6 – 7 triệu năm. Có nhiều đặc điểm phát sinh của con người như: răng nanh nhỏ, bề mặt phẳng; có dấu hiệu của việc đứng thẳng và đi bằng hai chân. Vượn người phương nam (Australopithecus) Sống cách đây khoảng 2 đến 3 triệu năm. Các bằng chứng hoá thạch cho thấy, nhóm người này đã chuyển từ sống trên cây xuống dưới đất, đi bằng hai chân, thân hơi khom về phía trước; đã biết sử dụng cành cây, hòn đá, mảnh xương thú để tự vệ và tấn công. Người khéo léo (Homo habilis) Sống cách đây khoảng 1,6 đến 2,0 triệu năm. Nhóm người này sống thành đàn, đi thẳng đứng, tay biết chế tác và sử dụng công cụ bằng đá. Người đứng thẳng (Homo erectus Sống cách đây khoảng 35 000 đến 1,6 triệu năm. Nhóm người này đã biết chế tác và sử dụng công cụ bằng đá, bằng xương. Hoá thạch tìm thấy ở Trung Quốc còn cho thấy nhóm người này còn biết dùng lửa. Người Neanderthal (Homo neanderthalensis) Sống cách đây khoảng 35 000 đến 200 000 năm. Người Neanderthal có cấu tạo giải phẩu không có nhiều biến đối so với người Homo erectus, nhưng đã biết dùng lửa thông thạo, biết săn bắt, hái lượm và có đời sống văn hoá. Người hiện đại (Homo sapiens) Xuất hiện vào khoảng 195 nghìn năm trước, người hiện đại (Homo sapiens) đã chế tác được nhiều dụng cụ phức tạp, có bằng chứng chứng tỏ đã có tiếng nói, sống thành bộ lạc và có nền văn hoá phức tạp, có mầm mống mĩ thuật và tôn giáo.
4 Hình. Các giai đoạn tiến hóa loài người – Quá trình tiến hoá đã hình thành nên các nhóm người khác nhau như: + Vượn người phương nam (Australopithecus) sống cách đây khoảng 2 đến 3 triệu năm, đi bằng hai chân và đã biết sử dụng công cụ để tự vệ và tấn công. + Người khéo léo (Homo habilis) sống cách đây khoảng 1,6 đến 2 triệu năm, đã biết chế tác và sử dụng công cụ bằng đá. + Người đứng thẳng (Homo erectus) sống cách đây khoảng 35 000 đến 1,6 triệu năm, đã biết dùng lửa trong sinh hoạt. + Người Neanderthal (Homo neanderthalensis) sống cách đây 35 000 đến 200 000 năm, đã biết săn bắn và có đời sống văn hoá. + Người hiện đại (Homo sapiens) xuất hiện vào khoảng 195 000 năm trước, đã có tiếng nói và bắt đầu có mầm mống mĩ thuật và tôn giáo. – Sự phát sinh và tiến hoá của loài người chịu tác động của nhân tố sinh học và nhân tố xã hội nhưng các nhân tố xã hội là tác nhân quyết định.