PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Sinh Học - Đề 23 - File word có lời giải.docx

ĐỀ THI THỬ CHUẨN CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA ĐỀ 23 (Đề thi có 06 trang) KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 2025 Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN Môn thi thành phần: SINH HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: …………………………………………… Số báo danh: ………………………………………………. PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1: Nguyên tố nào sau đây là đặc trưng và có mặt trong tất cả các phân tử protein? A. Phosphorus (P). B. Nitrogen (N). C. Lưu huỳnh (S). D. Kali (K). Câu 2: Pavlov đã nghiên cứu cơ chế tiết dịch vị ở chó bằng phương pháp "bữa ăn giả". Ông gây mê chó, cắt thực quản và đặt ống dẫn dịch vị từ dạ dày ra ngoài, giúp thu thập dịch vị tinh khiết mà không bị lẫn thức ăn. Dù thức ăn không xuống dạ dày, dịch vị vẫn được tiết ra, cho thấy vai trò của phản xạ thần kinh trong quá trình này. Nguyên lí của phương pháp “bữa ăn giả” có thể được ứng dụng để nghiên cứu bệnh lí nào ở người? A. Loét dạ dày tá tràng. B. Các bệnh viêm gan. C. Ung thư dạ dày. D. Huyết áp cao. Câu 3: Cây có khả năng cảm ứng với trọng lực (hướng trọng lực) nhờ sự phân bố của auxin, một loại hormone thực vật quan trọng trong điều chỉnh tăng trưởng. Thí nghiệm ở Hình 1 sử dụng máy hồi chuyển (gyroscope) để triệt tiêu ảnh hưởng của trọng lực lên cây. Hình 1 Điều gì sẽ xảy ra với hướng phát triển của thân và rễ trong thí nghiệm trên? A. Thân hướng lên trên, rễ hướng xuống đất. B. Cả thân và rễ đều tiếp tục mọc thẳng. C. Thân hướng xuống đất, rễ hướng lên trên. D. Rễ mọc ngang, thân mọc hướng lên trên. Câu 4: Ứng dụng nào sau đây giúp hạn chế ô nhiễm môi trường do phân đạm? A. Bón phân đạm với lượng lớn để đảm bảo cây hấp thụ đủ nitrogen. B. Sử dụng chế phẩm vi sinh có thành phần vi khuẩn cố định nitrogen. C. Giảm trồng cây họ đậu để hạn chế nitrogen trong đất. D. Tăng cường bón phân đạm trước hoặc trong lúc trời mưa. Dùng thông tin sau để trả lời câu 5 và câu 6: Phát sinh chủng loại là quá trình hình thành các đơn vị phân loại từ tổ tiên chung và xác lập mối quan hệ tiến hóa giữa chúng. Cây phát sinh chủng loại (cây sự sống) là sơ đồ dạng phân nhánh thể hiện quá trình tiến hóa phân li từ tổ tiên chung, dẫn đến sự hình thành các nhóm sinh vật khác nhau. Thứ tự phân nhánh trong cây phát sinh phản ánh mức độ quan hệ tiến hóa giữa các nhóm và xác định tổ tiên chung gần nhất của chúng. Câu 5: Cây phát sinh chủng loại nào sau đây thể hiện mối quan hệ gần gũi nhất giữa 2 loài A và D?
A. Hình (a). B. Hình (b). C. Hình (c). D. Hình (d). Câu 6: Các đặc điểm tương đồng nào sau đây là cơ sở để phân loại mối quan hệ của các nhóm sinh vật trong cây phát sinh chủng loại? A. Hình thái bên ngoài và đặc điểm màu sắc. B. Kích thước cơ thể và môi trường sinh sống. C. Cấu trúc di truyền như bộ gene và DNA. D. Thời gian tiến hóa và điều kiện sống. Câu 7: Khi nói về tiến hóa hóa học, các nhà khoa học giả thuyết rằng RNA là vật chất di truyền xuất hiện đầu tiên mà không phải DNA vì A. RNA có thể tự nhân đôi không cần enzyme và xúc tác các phản ứng sinh hóa. B. DNA xuất hiện trước nhưng không thể tồn tại trong môi trường nguyên thủy. C. Protein là vật chất di truyền xuất hiện đầu tiên, sau đó RNA có mặt và thay thế nó. D. RNA không có khả năng sao chép nhưng có thể bảo vệ vật chất di truyền ổn định. Câu 8: Công nghệ DNA được ứng dụng như thế nào trong truy tìm tội phạm? A. Cung cấp thông tin về các amino acid và protein của nghi phạm. B. Tìm ra loại carbohydrate và và nucleic acid trong máu của nghi phạm. C. Xác định các đoạn trình tự nucleotide lặp lại của nghi phạm để lại. D. Xác định nhóm máu của các đối tượng có liên quan đến nghi phạm. Câu 9: Hình 2 mô tả các thành phần tham gia vào quá trình điều hòa hoạt động của gene trong một operon cảm ứng (operon Lac) của vi khuẩn E. coli. Sự phiên mã của các gene cấu trúc thường bị ức chế bởi một protein bám vào vùng operator (protein ức chế) ngăn cản RNA polymerase hoạt động. Khi có chất cảm ứng allolactose lactose, chất này sẽ gắn vào protein ức chế, làm thay đổi cấu trúc không gian của protein ức chế, nên protein này mất khả năng bám vào operator, cho phép RNA polymerase liên kết với promoter và bắt đầu phiên mã các gene cấu trúc. Hình 2 Hình nào sau đây mô tả chính xác hoạt động của operon Lac khi môi trường có lactose nhưng các gene cấu trúc không hoạt động? A. Hình (a). B. Hình (b). C. Hình (c). D. Hình (d).
Câu 10: Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm là do đột biến điểm trong gene HBB mã hóa chuỗi β-globin của hemoglobin. Đột biến này làm thay thế glutamic acid (ưa nước) bằng valine (kỵ nước) tại vị trí số 6 trên bề mặt của chuỗi β-globin. Đột biến này có thể dẫn đến sự biến đổi A. cấu trúc phân tử DNA do liên kết hydrogen bất thường giữa các nitrogenus base. B. cấu trúc bậc hai của protein do tương tác kỵ nước bất thường giữa các nhóm R. C. hình dạng của hồng cầu do tương tác bất thường giữa các phân tử hemoglobin liền kề. D. cấu trúc axit béo do thay đổi tương tác ion giữa các chuỗi axit béo liền kề. Câu 11: Vi khuẩn suối nước nóng Thermus aquaticus có khả năng chịu nhiệt độ cao. Để xác định giới hạn sinh thái về nhiệt độ của loài này, các nhà khoa học đã tiến hành thí nghiệm nuôi cấy vi khuẩn trong môi trường có nhiệt độ thay đổi. Vi khuẩn này được nuôi trong các môi trường có nhiệt độ từ 40°C đến 100°C. Để đánh giá mức độ sinh trưởng, người ta đo mật độ vi khuẩn sau 24 giờ và có kết quả như sau: - Dưới 50°C: Vi khuẩn phát triển chậm, - Từ 60°C - 80°C: Vi khuẩn phát triển mạnh nhất, đặc biệt tối ưu ở 70°C. - Từ 80°C-100°C: Vi khuẩn bắt đầu giảm sinh trưởng. - Trên 100°C: Vi khuẩn không thể tồn tại. Phát biểu nào sau đây nào sau đây sai về vi khuẩn Thermus aquaticus? A. Giới hạn sinh thái về nhiệt độ là 40°C - 100°C. B. Điểm cực thuận về nhiệt độ của loài là 70°C. C. Enzyme của vi khuẩn hoạt động kém hiệu quả ở nhiệt độ dưới 50°C. D. Loài có một khoảng chống chịu về nhiệt độ là 80°C-100°C. Câu 12: Loài ong nghệ (Bombus terrestris) có thể hút mật và thụ phấn cho hoa cà chua (Solanum lycopersicum). Khi hút mật hoa, chúng tạo rung động bằng đôi cánh, giúp giải phóng phấn hoa, từ đó nâng cao hiệu quả thụ phấn và tăng năng suất cà chua. Mối quan hệ giữa hai loài này là A. cạnh tranh. B. hợp tác. C. ký sinh. D. cộng sinh. Câu 13: Trong kỹ thuật sinh học phân tử, enzyme cắt giới hạn (restriction enzymes) như HindIII được sử dụng để nhận diện và cắt DNA tại những trình tự đặc hiệu (Hình 3). HindIII có thể nhận diện trình tự nucleotide đối xứng và cắt giữa hai nucleotide trên cả 2 mạch DNA tạo ra đầu so le. Điều này rất quan trọng trong công nghệ DNA tái tổ hợp vì các đoạn DNA có đầu so le có thể dễ dàng được gắn lại với nhau bằng DNA ligase, tạo ra các phân tử DNA tái tổ hợp. Hình 3 Trình tự nhận diện đặc hiệu của HindIII trong DNA là gì? A. 5'-GAATTC-3'. B. 5'-AAGCTT-3'. C. 5'-GCGGCCGC-3'. D. 5'-CCGG-3'. Câu 14: Sơ đồ phả hệ dưới đây mô tả sự di truyền của một bệnh ở người do một trong hai allele nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định. Các chữ cái trong sơ đồ thể hiện nhóm máu trong hệ ABO của mỗi người. Cho biết sự di truyền của bệnh độc lập với sự di truyền nhóm máu, quá trình giảm phân diễn ra bình thường và không xảy ra đột biến. Xác suất để cặp vợ chồng (7) và (8) ở thế hệ II sinh con có nhóm máu B và bị bệnh là A. 1/6. B. 1/18. C. 5/36. D. 5/18. Câu 15: Trong thời gian gần đây, tình trạng cháy rừng tại Việt Nam và nhiều nơi trên thế giới gia tăng do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino, khiến thời tiết khô hạn kéo dài và nhiệt độ tăng
cao. Theo thống kê, từ đầu năm đến giữa năm 2024, Việt Nam đã xảy ra hơn 100 vụ cháy rừng, ảnh hưởng đến khoảng 500 ha rừng. Nguyên nhân chủ yếu là do khí hậu cực đoan và hành vi bất cẩn của con người, như đốt nương làm rẫy, vứt tàn thuốc bừa bãi hoặc không tuân thủ các quy định phòng cháy chữa cháy. Biện pháp nào hiệu quả nhất để giảm thiểu nguy cơ cháy rừng trong điều kiện thời tiết khô hạn? A. Tăng cường công tác tuyên truyền về phòng cháy chữa cháy rừng. B. Cho phép người dân tự do sử dụng và khai thác gỗ quý trong rừng. C. Phát triển đa dạng các dịch vụ khu du lịch về hệ sinh thái rừng. D. Xây dựng thêm nhiều khu dân cư xung quanh các bìa rừng. Câu 16: Khi một bãi cát ven biển mới được hình thành do quá trình bồi tụ, ban đầu nơi này không có đất và thực vật. Các loài thực vật chịu hạn như cỏ biển, phi lao và xương rồng mọc lên trước, giúp giữ cát và tạo lớp đất mỏng. Sau một thời gian, các loài cây bụi và cây gỗ bắt đầu xuất hiện, kéo theo động vật như chim, côn trùng đến sinh sống. Cuối cùng, cồn cát có thể phát triển thành một hệ sinh thái ổn định như rừng ngập mặn hoặc rừng ven biển. Quá trình biến đổi trên được gọi là A. sự phát sinh sự sống. B. diễn thế thứ sinh. C. tiến hóa của sinh vật. D. diễn thế nguyên sinh. Câu 17: Khi nói về các thành phần trong hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây sai? A. Sinh vật sản xuất gồm các sinh vật có khả năng quang hợp và hóa tổng hợp. B. Thành phần vô sinh gồm các chất vô cơ, hữu cơ và các yếu tố khí hậu. C. Xác chết của các sinh vật được xếp vào thành phần hữu cơ của môi trường. D. Tất cả các loài động vật được xếp vào nhóm sinh vật tiêu thụ của hệ sinh thái. Câu 18: Hình 4 mô tả chuỗi thức ăn trong một hệ sinh thái trên cạn. Nếu dịch bệnh tấn công quần thể rắn, điều này ảnh hưởng như thế nào đến các loài khác trong chuỗi thức ăn? Hình 4 A. Số lượng diều hâu tăng lên. B. Số lượng thỏ tăng lên. C. Số lượng cỏ tăng. D. Số lượng cỏ và thỏ đều giảm. PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1: Ở một loài thực vật, allele A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với allele a quy định quả vàng. Dùng Colchicine xử lí các hạt của cây lưỡng bội (P), sau đó đem gieo các hạt này thu được các cây F1. Cho biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến, các cây tứ bội đều tạo giao tử 2n có khả năng thụ tinh. Chọn ngẫu nhiên hai cây bất kỳ ở F1 cho giao phấn với nhau. Tính theo lí thuyết, những kết quả có thể thu được ở đời F2 là: a) Tỉ lệ kiểu hình là 35:1 hoặc 11:1. b) Tỉ lệ kiểu gene và tỉ lệ kiểu hình lần lượt là 1:2:1 và 3:1. c) Có tối đa 5 loại kiểu gene và tối thiểu 2 loại kiểu gene. d) Tất cả các cây đều có khả năng sinh sản hữu tính bình thường. Câu 2: Loài ngoại lai là những sinh vật không có nguồn gốc bản địa, nhưng được đưa vào môi trường mới do hoạt động của con người hoặc các yếu tố tự nhiên. Một số loài trở thành loài xâm lấn, gây hậu quả nghiêm trọng cho hệ sinh thái và kinh tế địa phương. Rắn cây nâu du nhập (Boiga irregularis) trên đảo Guam trong Thế chiến II, không có kẻ thù tự nhiên làm tuyệt chủng 12 loài chim và 6 loài thằn lằn bản địa. a) Loài ngoại lai xâm lấn có thể lấn át loài bản địa, làm thay đổi môi trường sống và chuỗi thức ăn, ảnh hưởng tiêu cực đến đa dạng sinh học.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.