PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text 3. CÂU HỎI HÔ HẤP Ở THỰC VẬT.docx

Câu 1: a) Nêu sự khác nhau cơ bản giữa hô hấp hiếu khí, kị khí, lên men về: điều kiện, chuỗi chuyền electron, chất nhận H + và electron. b) Vì sao nói: Hô hấp sáng gắn liền với nhóm thực vật C 3 ? Trả lời a) Điều kiện Chuỗi chuyền e Chất nhận H + và e Hô hấp hiếu khí Cần ôxi Có Ôxi Hô hấp kị khí Không cần O 2 Có Các chất hữu cơ Lên men Không có O 2 Không có NAD + b. - Hô hấp sang gắn liền với nhóm thực vật C 3 vì nhóm thực vật này khi sống ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới trong điều kiện ánh sang cao phải tiết kiệm nước bằng cách giảm độ mở khí khổng làm cho sự trao đổi khí qua khí khổng gặp khó khăn: Giảm hàm lượng CO 2 từ ngoài không khí vào trong gian bào và O 2 từ gian bào ra ngoài không khí. - Kết quả là tỉ lệ CO 2 /O 2 giảm mạnh và khi hàm lượng O 2 cao đã kích thích enzim RuBisCO hoạt động theo hướng ooxxi hóa (ooxxidaza), phân giải RiDP (C5) thành APG (C3) và AG (C2). APG đi vào quang hợp, còn AG (axit glycolic) chính là nguyên liệu của hô hấp sang. Quá trình này chỉ xảy ra ở nhóm thực vật C 3 . Câu 2 a. Em hãy thiết kế 1 thí nghiệm chứng minh quang hợp thu CO 2 và hô hấp thải CO 2 ? b. Nêu nguyên tắc của thí nghiệm? c. Giải thích kết quả thí nghiệm? Hướng dẫn chấm: Nội dung a. Thiết kế thí nghiệm: *Chuẩn bị: - 2 lá có diện tích gần như nhau. - 3 bình thủy tinh miệng rộng, cốc, phễu, pipet, dụng cụ chuẩn độ, giấy đen. - Hóa chất: Ba(OH) 2 0,02M, HCl 0,02M, thuốc thử phênolftatêin. *Cách tiến hành: - Dùng 3 bình thủy tinh, thể tích như nhau: Bình A: Không có lá. Bình B: Có lá. Bình C: Có lá nhưng được bịt kín bằng giấy đen. - Cả 3 bình đều được chiếu sáng. Sau 3 phút, nhanh chóng lấy lá ra khỏi bình. Cho vào mỗi bình 20ml Ba(OH) 2 , đậy nút lắc đều, thấy có kết tủa trắng ở đáy bình. Chuẩn độ Ba(OH) 2 thừa bằng HCl. - Tính lượng HCl dùng để chuẩn độ từ khi bắt đầu chuẩn độ đến khi dung dịch mất màu hồng. b. Nguyên tắc thí nghiệm: *Khả năng hấp thu CO 2 của Ba(OH) 2 : CO 2 + Ba(OH) 2 → BaCO 3 + H 2 O *Chuẩn độ Ba(OH)2 thừa bằng HCl: Ba(OH) 2 + 2 HCl → BaCl 2 + 2H 2 O c. Giải thích: Mức tiêu tốn HCl có thể xếp theo thứ tự: Bình B > Bình A > Bình C Bình B: Có quá trình quang hợp, tốn nhiều HCl nhất. Bình C: Có quá trình hô hấp, tốn ít HCl nhất. Bình A: Dùng để kiểm tra lượng HCl tiêu tốn nằm giữa hai bình B và C. Câu 3 a. Trong chuỗi hô hấp ti thể, các điện tử từ FADH 2 và NADH đi qua các cytocrom giải phóng năng lượng để tổng hợp ATP như thế nào? b. Sự thiếu oxi có ảnh hưởng như thế nào lên quá trình này? Hướng dẫn chấm: Nội dung a. - NADH và FADH 2 bị oxi hóa thành NAD + và FAD + giải phóng H + và điện tử giàu năng lượng. - Điện tử giàu năng lượng đi qua các cytocrom cung cấp năng lượng bơm H + vào khoang gian màng ti thể. - Nồng độ H + trong khoang gian màng ti thể cao tạo động lực proton đẩy H + qua ATP syntheaza tổng
hợp ATP. b. Khi thiếu oxi thì quá trình photphorin hóa oxi hóa sẽ dừng lại hoàn toàn, quá trình này không tạo được ATP vì không có oxi để “kéo” electron xuôi theo chuỗi chuyền (e), H + không được bơm vào khoảng gian màng của ti thể và hóa thấm không xảy ra. Câu 4: a. Thực vật có cơ chế nào để tồn tại trong điều kiện thiếu oxi tạm thời?Vì sao một số thực vật sống ở vùng đầm lầy có khả năng sống trong điều kiện thường xuyên thiếu oxi? b. Sau khi học quá trình hô hấp ở thực vật một bạn học sinh phát biểu: “Trong cơ thể sống, chất hữu cơ được đốt bằng nước chứ không phải bằng oxi không khí như sự đốt cháy nó ở bên ngoài”.Em có nhận xét gì về lời phát biểu trên. Trả lời a. (1 điểm) - Trong điều kiện thiếu oxi tạm thời thực vật sẽ thực hiện hô hấp yếm khí Cơ chế: + Giai đoạn đường phân: Xảy ra trong tế bào chất Glucozo  axit piruvic + 2ATP + NADH + Lên men: Tạo rượu êtylic hoặc axit lactic Axit piruvic  Rượu êtylic + CO 2 Axit piruvic  Axit lactic - Một số thực vật vùng đầm lầy có khả năng sống trong điều kiện thường xuyên thiếu oxy + Có hệ rễ ít mẫn cảm với các điều kiện yếm khí không bị độc do các chất sản sinh ra trong điều kiện yếm khí + Trong thân, rễ có hệ thống gian bào lớn thông với nhau thành hệ thống dẫn oxy từ mặt đất xuống cung cấp cho rẽ hô hấp + Có rễ khí sinh b. (1 điểm) Phát biểu đó là đúng: Vì - Hô hấp có 2 pha: + Pha đường phân không có oxy tham gia + Pha hiếu khí có oxy không khí tham gia tuy nhiên oxy không khí chỉ đóng vai trò chất nhận H + và e - cuối cùng để sinh ra H 2 O - Nước là nguyên kiệu hô hấp đã cung cấp H + và e - cùng với H + và e - của axit piruvic khi qua mạch truyền electron thì năng lượng e - dùng để tổng hợp ATP. Nước còn cung cấp oxy để oxy hóa cácbon của nhiên liệu hô hấp dưới tác động của enzim cacboxidaza chứ không phải nhờ O 2 không khí như oxy đốt cháy thông thường Câu 5 a. Ở thực vật phân giải kị khí có thể xảy ra trong những trường hợp nào? Có cơ chế nào để thực vật tồn tại trong điều kiện thiếu oxi tạm thời không? b. Vì sao một số thực vật ở vùng đầm lầy có khả năng sống được trong môi trường thường xuyên thiếu oxi? Trả lời a. - Khi rễ cây bị ngập úng, hạt ngâm trong nước hay cây trong điều kiện thiếu oxi. - Có, lúc đó thực vật thực hiện hô hấp kị khí. Giai đoạn đường phân xảy ra ở tế bào chất: Glucozoaxit piruvic+ATP+NADH. Lên men rượu tạo axit lactic hoặc etanol Axit piruvicetanol+CO2+NL Axit piruvicaxit lawctic+NL. b. Một số thực vật: - Hệ rễ ít mẫn cảm với điều kiện kị khí. - Trong thân và rễ có hệ thống gian bào thông với nhau dẫn oxi từ thân xuống rễ. - Rễ mọc ngược lên để hấp thụ oxi không khí như rễ thở ở sú, vẹt, mắm... Câu 6 a. Chứng minh quá trình trao đổi khoáng và nitơ phụ thuộc chặt chẽ vào quá trình hô hấp. Người ta vận dụng sự hiểu biết về mối quan hệ này trong thực tế trồng trọt như thế nào? b. Biểu đồ dưới đây biểu diễn quá trình hô hấp của một cây trong điều kiện bình thường. Đường cong nào dưới đây biểu thị cho các giai đoạn hô hấp trong đời sống của cây. Giải thích? Em hãy cho biết ứng dụng trong việc bảo quản các sản phẩm nông nghiệp.
Trả lời a. - Hô hấp giải phóng ATP cung cấp cho quá trình hấp thu khoáng và nitơ, quá trình sử dụng khoáng và biến đổi nitơ trong cây - Các axit hữu cơ, sản phẩm trung gian của hô hấp được sử dụng để tổng hợp các axitamin - Hô hấp của rễ tạo ra CO 2 . + Trong dung dịch đất: H 2 O + CO 2 → H 2 CO 3 → HCO 3 - + H + + Các ion H + hút bám trên bề mặt rễ trao đổi với các ion cùng dấu trên bề mặt keo đất → rễ hấp thụ được các nguyên tố khoáng theo cơ chế hút bám trao đổi * Ứng dụng -Xới đất, làm cỏ, sục bùn → rễ hô hấp hiếu khí tốt. -Trồng cây không cần đất: Trồng cây trong dung dịch, trong không khí. b. - Đường cong C là đường cong thích hợp để biểu thị cho các giai đoạn hô hấp trong đời sống của cây. vì: Giai đoạn hạt đang nẩy mầm và giai đoạn cây ra hoa trái là giai đoạn hô hấp mạnh trong đời sống của cây, do đó tại vị trí này đường cong biểu diễn tăng. - Ứng dụng trong bảo quản hạt giống, hoa quả.. Quá trình hô hấp mạnh của các sản phẩm nông nghiệp làm tiêu hao nhanh chất hữu cơ, nên làm giảm chất lượng sản phẩm. Do đó, cần làm hạn chế hô hấp bằng cách hạ nhiệt độ, tăng lượng khí CO 2 , làm giảm độ thông thoáng, giảm độ ẩm... Câu 7 Hãy thiết kế thí nghiệm chứng minh: Hô hấp là một quá trình tỏa nhiệt mạnh và giải thích vì sao? Trả lời - Thiết kế thí nghiệm Lấy 1 kg hạt thóc hoặc đậu, ngô... ngâm trong nước, vớt ra, ủ cho nảy mầm: gói hạt trong túi vải, đặt túi hạt trong hộp xốp cách nhiệt, cắm nhiệt kế vào túi hạt, theo dõi nhiệt độ trên nhiệt kế. Ghi nhiệt độ theo thời gian, khoảng 30' một lần (30', 60', 90', 120'...) sẽ thấy khi hô hấp, hạt tỏa nhiệt mạnh (nhiệt kế tăng lên). - Giải thích hiện tượng Sử dụng hệ số hiệu quả năng lượng hô hấp Số năng lượng tích lũy trong ATP Hệ số hiệu quả năng lượng hô hấp = ---------------------------------------------- x 100% Số NL chứa trong nguyên liệu hô hấp Cụ thể là: Hệ số hiệu quả năng lượng hô hấp = kcal ATPkcalx 674 383,7 x 100% = 41% Như vậy quá trình hô hấp chỉ thu khoảng 41% năng lượng của nguyên liệu dưới dạng ATP, còn 59% năng lượng của nguyên liệu hô hấp tỏa nhiệt. Câu 8 1. Nêu khái niệm hô hấp sáng. Mô tả cơ chế hô hấp sáng bằng sơ đồ tóm tắt. Có ý kiến cho rằng : “Hô hấp sáng có hại cho cây”. Bạn hãy nhận xét ý kiến trên. 2. Tại sao khi thiếu ôxi thì sự tổng hợp ATP trong ti thể bị ngừng trệ? 1 * Hô hấp sáng là sự hô hấp gia tăng thêm bên cạnh hô hấp bình thường xảy ra ở thực vật C 3 trong điều kiện chiếu sáng mạnh. * Sơ đồ: Ánh sáng mạnh O 2 CO 2
RiDP→ Axit Glicolic (tại lục lạp) Axit → Axit Glicolic glioxilic (tại peroxixôm) Glixin→ Serin (tại ty thể) * Ý kiến đó là chưa đầy đủ, vì hô hấp sáng tiêu hao một lượng RiDP nhưng không tạo ra ATP, làm giảm năng suất quang hợp, tuy nhiên hô hấp sáng hình thành một số axit amin. 2 - O 2 đóng vai trò là nhất nhận e - cuối cùng trong chuỗi chuyển e - trên màng trong ti thể. - Nếu không có O 2 ,chuỗi chuyển e - không hoạt động, e - không được chuyền và không tạo ra điện thế màng do không có sự vận chuyển prôtôn H+ qua màng. Vì vậy không tạo nên lực hoá thẩm để kích hoạt phức hệ ATP-syntetaza tổng hợp ATP từ ADP và P v Câu 9 a) Nêu sự khác nhau cơ bản giữa hô hấp hiếu khí, kị khí, lên men về: điều kiện, chuỗi chuyền electron, chất nhận H + và electron. b) Vì sao nói: Hô hấp sáng gắn liền với nhóm thực vật C 3 ? Trả lời a, Điều kiện Chuỗi chuyền e Chất nhận H + và e Hô hấp hiếu khí Cần ôxi Có Ôxi Hô hấp kị khí Không cần O 2 Có Các chất hữu cơ Lên men Không có O 2 Không có NAD + b, - Hô hấp sang gắn liền với nhóm thực vật C 3 vì nhóm thực vật này khi sống ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới trong điều kiện ánh sang cao phải tiết kiệm nước bằng cách giảm độ mở khí khổng làm cho sự trao đổi khí qua khí khổng gặp khó khăn: Giảm hàm lượng CO 2 từ ngoài không khí vào trong gian bào và O 2 từ gian bào ra ngoài không khí. - Kết quả là tỉ lệ CO 2 /O 2 giảm mạnh và khi hàm lượng O 2 cao đã kích thích enzim RuBisCO hoạt động theo hướng ooxxi hóa (ooxxidaza), phân giải RiDP (C5) thành APG (C3) và AG (C2). APG đi vào quang hợp, còn AG (axit glycolic) chính là nguyên liệu của hô hấp sang. Quá trình này chỉ xảy ra ở nhóm thực vật C 3 . Câu 10: Cho các vật liệu và dụng cụ thí nghiệm sau: 1 tủ ấm, 4 ống nghiệm, 1 lọ axit piruvic, 1 lọ glucozơ, 1 lọ chứa dịch nghiền tế bào, 1 lọ chứa ti thể và 1 máy phát hiện CO 2 . Hãy tiến hành 1 thí nghiệm để chứng minh hô hấp là quá trình thải CO 2 . Giải thích kết quả thí nghiệm? Trả lời a. Thí nghiệm: - ống 1: Axit piruvic + dịch nghiền tế bào - Ống 2: Axit piruvic + ti thể - Ống 3: Glucozơ + dich nghiền tế bào - ống 4: Glucozơ + ti thể Đưa cả 4 ống vào tủ ấm trong điều kiện nhiệt độ thích hợp. Sau một thời gian có kết quả như sau: ống 1, 2, 3 có CO 2 bay ra, ống 4 thì không b. Giải thích - Ống 1, trong dịch nghiền TB có ti thể, do đó ống 1 và 2 axit piruvic đi vào ti thể -> hô hấp xảy ra - >CO 2 - Ống 3: Glucozơ trong TBC -> axit piruvic -> đi vào ti thể -> CO 2 - Ống 4: Glucozơ không biến đổi thành axit piruvic do không có môi trường TBC -> Không có CO 2 bay ra Câu 11

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.