Nội dung text b17_tachkimloai_hoa9_cd.docx
1 Ngày soạn:…/…/… Ngày dạy:…/…/… BÀI 17. TÁCH KIM LOẠI. SỬ DỤNG HỢP KIM I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức Sau bài học này, HS sẽ: - Nêu được phương pháp tách kim loại theo mức độ hoạt động hóa học của chúng. - Trình bày được quá trình tách một số kim loại có nhiều ứng dụng như: + Tách sắt ra khỏi iron (III) oxide bởi carbon oxide; + Tách nhôm ra khỏi aluminium oxide bởi phản ứng điện phân; + Tách kẽm ra khỏi zinc sulfide bởi oxygen và carbon (than). - Nêu được khái niệm hợp kim. - Giải thích vì sao trong một số trường hợp thực tiễn, kim loại được sử dụng dưới dạng hợp kim. - Nêu được thành phần, tính chất đặc trưng của một số hợp kim phổ biến, quan trọng, hiện đại. - Trình bày được các giai đoạn cơ bản của quá trình sản xuất gang; quá trình sản xuất thép. 2. Năng lực Năng lực chung: - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Chủ động giao tiếp trong nhóm, trình bày rõ ý tưởng cá nhân và hỗ trợ nhau hoàn thành nhiệm vụ chung, tự tin và biết kiểm soát cảm xúc, thái độ khi nói trước nhiều người. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu thập và làm rõ thông tin có liên quan đến vấn đề; phân tích để xây dựng được các ý tưởng phù hợp. Năng lực đặc thù: - Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Nhận ra, giải thích được vấn đề thực tiễn dựa trên kiến thức khoa học tự nhiên. - Năng lực tìm hiểu tự nhiên:
2 + Sử dụng được ngôn ngữ, hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng để biểu đạt quá trình tìm hiểu vấn đề và kết quả tìm kiếm. + Viết được báo cáo sau quá trình tìm hiểu. - Năng lực nhận thức khoa học tự nhiên: + Nêu được phương pháp tách kim loại theo mức độ hoạt động hóa học của chúng. + Trình bày được quá trình tách một số kim loại có nhiều ứng dụng như: ● Tách sắt ra khỏi iron (III) oxide bởi carbon oxide; ● Tách nhôm ra khỏi aluminium oxide bởi phản ứng điện phân; ● Tách kẽm ra khỏi zinc sulfide bởi oxygen và carbon (than). + Nêu được khái niệm hợp kim. + Giải thích vì sao trong một số trường hợp thực tiễn, kim loại được sử dụng dưới dạng hợp kim. + Nêu được thành phần, tính chất đặc trưng của một số hợp kim phổ biến, quan trọng, hiện đại. + Trình bày được các giai đoạn cơ bản của quá trình sản xuất gang; quá trình sản xuất thép. 3. Phẩm chất - Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân. - Cẩn trọng, trung thực và thực hiện các yêu cầu trong bài học. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên - Tài liệu: SGK, SGV Khoa học Tự nhiên 9, các hình ảnh, video về các loại quặng, cách khai thác và tách kim loại. - Thiết bị dạy học: Máy tính, máy chiếu. 2. Đối với học sinh - Tài liệu: SGK Khoa học Tự nhiên 9. - Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học theo yêu cầu của GV. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
3 a. Mục tiêu: HS có hứng thú học tập, nhu cầu tìm hiểu; dùng những kiến thức, kĩ năng cần thiết để thực hiện yêu cầu, khám phá kiến thức mới. b. Nội dung: Quan sát hình ảnh GV cung cấp và thực hiện yêu cầu theo hướng dẫn của GV. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về cách tách các kim loại trong hình. d. Tổ chức thực hiện Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh sau: Giấy bọc thực phẩm Xoong, nồi Khung cửa sổ - GV nêu câu hỏi: Dựa vào kiến thức đã học, em hãy cho biết các vật dụng trên được làm từ kim loại nào. - GV nêu vấn đề trong hoạt động mở đầu: Theo em, kim loại đó có thể được tách từ nguồn nguyên liệu nào và sản xuất bằng cách nào? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân, quan sát hình và suy nghĩ trả lời câu hỏi của GV. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi: + Các vật dụng trên được làm từ nhôm. + Nhôm có thể được tách từ quặng bauxite bằng phương pháp điện phân nóng chảy. - Các HS khác lắng nghe để nhận xét câu trả lời của bạn mình. - GV khuyến khích HS có thể có nhiều ý kiến khác nhau trong quá trình thực hiện bài tập. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập