PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text 3. PHẦN 2 - NGÔN NGỮ - VĂN HỌC.docx

H S A ĐỀ THI THAM KHẢO KỲ THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC Phần thi thứ hai: NGÔN NGỮ - VĂN HỌC (Tư duy định tính) Thời gian hoàn thành phần thi thứ hai: 60 phút Tổng điểm phần thi tư duy định tính: 50 điểm H S A
H S A Hà Nội, tháng 8 năm 2024 Phần thi thứ hai: Ngôn ngữ - Văn học từ câu hỏi số 51 đến 100 Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới từ câu 51 - 55: [1] Có thể nói, thờ cúng tổ tiên là một hình thức sinh hoạt văn hóa tâm linh đậm tình nghĩa của những con người ở hai cõi: Dương gian và Âm phủ. Và thờ cúng tổ tiên là một hoạt động mang đậm tính nhân văn, nhân ái sâu sắc vì nó không chỉ dừng ở ý nghĩa tưởng nhớ những người đã khuất, cầu mong linh hồn tổ tiên phù hộ, che chở cho con cháu mà chính những lễ nghi được thực hành sẽ trở thành động lực an ủi, động viên con người vươn lên trong cuộc sống. [2] Lễ tục thờ cúng tổ tiên hoàn toàn là sinh hoạt dân gian, do nhân dân sáng tạo ra, do nhân dân thực hiện và duy trì. Người hành lễ hoàn toàn tự nguyện tự do thực thi nguyện cầu trong không gian nếp nhà của mình, dòng họ của mình, cho nên người dân hoàn toàn có quyền tự do điều chỉnh các lễ thức, lễ vật và cả những lời tâm ca cho phù hợp với hoàn cảnh, với thời cuộc, không có bất cứ một sự can thiệp nào từ bên ngoài nên vẫn nguyên vẹn ý nghĩa trong sáng, tinh khiết. Lễ tục thờ cúng tổ tiên chưa hề bị lạm dụng hay lợi dụng cho những ý đồ xấu, mờ ám, tham lam hay phản động, kể cả những yếu tố mê tín dị đoan làm cho con người trở nên mê muội, bi lụy, bởi vì chính người dân đã tự chắn giữ, thanh lọc và bảo toàn. Còn tổ tiên, ông bà, cha mẹ thì muôn đời muôn kiếp luôn luôn trụ trì vững chắc trong tâm khảm từ mỗi một thành viên cho đến cả cộng đồng.  [3] Và đó là bản sắc văn hóa Việt Nam, một đất nước có đông dân tộc anh em cùng chung sống. Bản sắc đó sẽ không hề thay đổi, và không dễ gì thay đổi. Bản sắc đó chỉ có thể luôn luôn được các thế hệ bổ sung, bồi đắp để ngày càng trở nên thanh tao, tuyệt mỹ. (Mã A Lềnh, Phong tục thờ cúng tổ tiên - nét đẹp văn hóa các dân tộc Việt Nam, NXB Văn hóa Dân tộc) Câu 51: Nội dung chính của bài đọc trên là gì? A. Sự ra đời, hình thành và phát triển của phong tục thờ cúng tổ tiên. B. Tầm quan trọng của việc thờ cúng tổ tiên trong mỗi gia đình thời hiện đại. C. Ảnh hưởng của văn hóa thờ cúng tổ tiên đối với các dân tộc Việt Nam. D. Vẻ đẹp và ý nghĩa của phong tục thờ cúng tổ tiên đối với văn hóa Việt Nam. Câu 52: Tại sao nói thờ cúng tổ tiên là một hoạt động mang đậm tính nhân văn?
H S A A. Người ở hai cõi Dương gian và Âm phủ sẽ cảm thấy đang sống cuộc sống song hành cùng nhau. B. Xoa dịu đi những tổn thương cho người ở Dương gian khi người thân của mình qua đời. C. Con người được củng cố ý chí và sức mạnh tinh thần để vượt qua những trở ngại. D. Người đã khuất luôn ở thế giới bên kia che chở, phù hộ cho con cháu. Câu 53: Đoạn [1] nổi bật với biện pháp tu từ nào dưới đây? A. Nhân hóa B. Ẩn dụ C. Hoán dụ D. Liệt kê Câu 54: Theo bài đọc, lễ tục thờ cúng tổ tiên mang đặc điểm nào dưới đây? A. Được nhân dân coi trọng, tôn vinh, bảo vệ, sáng tạo và lưu giữ lại những nét đẹp về tinh thần. B. Là phong tục mang tính dân gian, phong phú, thay đổi theo văn hóa của mỗi gia đình, vùng miền. C. Là phong tục mang tính tự nguyện, được người dân sáng tạo nhằm tạo tiền đề cho các phong tục khác phát triển. D. Ngày càng phát triển mạnh mẽ, vượt lên trên những phong tục khác và chứng minh sự quan trọng trong mỗi gia đình. Câu 55: Đâu là biểu hiện của sự liên kết về nội dung trong bài đọc trên? A. Các câu văn có trình tự sắp xếp hợp lý và đều hướng về một chủ đề. B. Các câu văn được sắp xếp theo trình tự hợp lý, lời văn trau chuốt, mạch lạc. C. Các phép nối, phép lặp, phép thế được sử dụng nhuần nhuyễn để liên kết các câu văn. D. Các thông tin được viết một cách khách quan, chính xác, khoa học. Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi bên dưới từ câu 56 - 60: (1) Năm 1858, thực dân Pháp tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược nước ta. Sau gần nửa thế kỷ bình định về quân sự, đến khoảng đầu thế kỷ XX, chúng mới thực sự khai thác thuộc địa về kinh tế. Sau
H S A hai cuộc khai thác thuộc địa (lần thứ nhất từ năm 1897 đến năm 1914, lần thứ 2 từ năm 1919 đến năm 1929), cơ cấu xã hội Việt Nam có những biến đổi sâu sắc. Một số thành phố công nghiệp ra đời, đô thị, thị trấn mọc lên ở nhiều nơi. Những giai cấp, tầng lớp xã hội mới: tư sản, tiểu tư sản (viên chức, học sinh, những người buôn bán hay sản xuất nhỏ,…), công nhân, dân nghèo thành thị,...xuất hiện ngày càng đông đảo. Một lớp công chúng có đời sống tinh thần và thị hiếu mới đã hình thành đòi hỏi một thứ văn chương mới. (2) Từ đầu thế kỷ XX, văn hóa Việt Nam dần dần thoát khỏi ảnh hưởng của văn hóa phong kiến Trung Hoa, bắt đầu mở rộng tiếp xúc với văn hóa phương Tây mà chủ yếu là văn hóa Pháp. Luồng văn hóa mới thông qua tầng lớp trí thức Tây học (phần lớn là tiểu tư sản) ngày càng thấm sâu vào ý thức và tâm hồn người cầm bút cũng như người đọc sách. (3) Đến đầu thế kỷ XX, chữ quốc ngữ đã thay thế chữ Hán, chữ Nôm trong nhiều lĩnh vực, từ hành chính công vụ tới văn chương nghệ thuật. Chữ quốc ngữ được phổ biến rộng rãi đã tạo điều kiện thuận lợi cho công chúng tiếp xúc với sách báo. Nhu cầu văn hóa của lớp công chúng mới đã làm nảy sinh những hoạt động kinh doanh văn hóa, làm cho nghề in, nghề xuất bản,, nghề làm báo theo kỹ thuật hiện đại phát triển khá mạnh. Viết văn cũng trở thành một nghề kiếm sống tuy rất khó khăn, chật vật. (4) Những nhân tố trên đã tạo điều kiện cho văn học Việt Nam đổi mới theo hướng hiện đại hóa. Hiện đại hóa ở đây được hiểu là quá trình làm cho văn học thoát ra khỏi hệ thống thi pháp văn học trung đại và đổi mới theo hình thức văn học phương Tây, có thể hội nhập với nền văn học hiện đại trên thế giới. (“Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945”, SGK Ngữ văn 11 tập 1, Nxb Giáo dục) Câu 56: Xác định phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn trích trên. A. Khoa học. B. Báo chí. C. Nghệ thuật. D. Chính luận. Câu 57: Nhân tố nào KHÔNG ảnh hưởng đến quá trình hiện đại hoá của văn học Việt Nam? A. Nhu cầu thẩm mĩ và văn hoá của một lớp công chúng có sự thay đổi. B. Sự xuất hiện và phổ biến của chữ quốc ngữ. C. Thực dân Pháp bình định nước ta về quân sự suốt gần nửa thế kỉ.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.