Nội dung text GA bài 2 (Tuàn 5).doc.docx
1 TIẾT 18, 19. ĐỌC TIỂU THANH KÍ (Độc Tiểu Thanh kí) - Nguyễn Du - A. Mục tiêu 1. Năng lực: Vận dụng được những hiểu biết về tác giả Nguyễn Du, thể loại thơ Đường luật để đọc hiểu bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du. 2. Phẩm chất: Tự hào về Nguyễn Du và có ý thức phát huy di sản văn học của đại thi hào dân tộc. B. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Thiết bị - Thiết bị CNTT, phần mềm: Máy tính, Power Point - Thiết bị dạy học khác: Máy chiếu, màn chiếu/tivi thông minh, loa, micro... 2. Học liệu - Học liệu số: Bài trình chiếu PowerPoint - Học liệu khác: Phiếu học tập, hình ảnh… C. Tiến trình dạy học Hoạt động 1. Mở đầu a. Mục tiêu: Thu hút sự chú ý, tạo hứng thú học tập; kết nối những bài học trước đó; huy động tri thức nền và trải nghiệm của học sinh. Đồng thời, qua đó, nêu nhiệm vụ học tập. b. Tổ chức thực hiện: * Chuyển giao nhiệm vụ (Nội dung): GV nêu nhiệm vụ: - Kể tên một vài tác phẩm văn chương Việt Nam viết về thân phận bất hạnh của người phụ nữ mà bạn biết. - Qua nhân vật Thuý Kiều, hãy chia sẻ cảm nghĩ của bạn về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. * Thực hiện nhiệm vụ (Sản phẩm): HS làm việc cá nhân, suy nghĩ và tìm câu trả lời. * Báo cáo, thảo luận: GV gọi 1-2 HS trả lời. * Kết luận, nhận định: Nguyễn Du không chỉ được biết đến là một đại thi hào với những sáng tác đồ sộ mà còn được biết là một nhà thơ với tấm lòng nhân đạo sâu sắc. Tiếng thương của ông không chỉ là tiếng thương người mà còn là tiếng tự thương. Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về tiếng tự thương đó qua văn bản Đọc Tiểu Thanh kí. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới I. Tìm hiểu chung a. Mục tiêu: Trình bày được một số nét khái quát về thơ Đường luật và bài thơ Độc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du b. Tổ chức thực hiện: * Chuyển giao nhiệm vụ (Nội dung): GV nêu nhiệm vụ: Trình bày những nét khái quát về thơ Đường luật và bài thơ Độc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du theo gợi ý sau: