PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text BÀI 5-ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG VÀ PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC.pdf

CHƯƠNG I. PHẢN ỨNG HÓA HỌC Bài 5: ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG VÀ PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC Môn học: Khoa học tự nhiên lớp 8 Thời gian thực hiện: ... Tiết I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức - Tiến hành được thí nghiệm để chứng minh: trong phản ứng hóa học khối lượng được bảo toàn. - Phát biểu được định luật bảo toàn khối lượng. 2. Về năng lực a) Năng lực chung - Tự chủ và tự học: +) Chủ động, tích cực tìm hiểu về được định luật bảo toàn khối lượng. - Giao tiếp và hợp tác: +) Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt về định luật bảo toàn khối lượng. +) Hoạt động nhóm hiệu quả, đảm bảo các thành viên tham gia và trình bày báo cáo. - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học. b) Năng lực khoa học tự nhiên - Nhận thức khoa học tự nhiên: +) Trình bày được định luật bảo toàn khối lượng. - Tìm hiểu tự nhiên: +) Xác định được chất tham gia và chất tạo thành trong phản ứng hóa học. - Vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Vận dụng định luật bảo toàn khối lượng để xác định lượng chất ban đầu cần sử dụng hoặc lượng chất sản phẩm trong quá trình sản xuất và trong cuộc sống. 3. Về phẩm chất - Tham gia tích cực hoạt động nhóm để tiếp cận kiến thức hiệu quả nhất. - Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - Các hình ảnh theo sách giáo khoa; máy chiếu, bảng nhóm;
- Dụng cụ: Quả bóng đá hoặc bóng bay, dung dịch barium chloride, sodium sulfate; cân điện tử, cốc thuỷ tinh. - Phiếu học tập. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Câu 1. Carbon tác dụng với oxygen theo sơ đồ Hình 5.1: Giải thích tại sao khối lượng carbon dioxide bằng tổng khối lượng carbon và oxygen. ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ............Câu 2. Sau khi đốt cháy than tổ ong (thành phần chính là carbon) thì thu được xỉ than. Xỉ than nặng hay nhẹ hơn than tổ ong? Giải thích. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. ........... III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. Phương pháp và kĩ thuật dạy học - Dạy học theo nhóm, nhóm cặp đôi. - Kĩ thuật sử dụng phương tiện trực quan. - Dạy học nêu và giải quyết vấn đề thông qua câu hỏi SGK. 1. Khởi động bài học Hoạt động 1: Ôn tập bài cũ- “QUẢ BÓNG THẦN KỲ” a) Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức cho HS bằng cách vận dụng kiến thức để chơi trò chơi “QUẢ BÓNG THẦN KỲ”. b) Nội dung: GV đưa quả bóng chứa nội dung câu hỏi cho 1 bạn bất kỳ và bắt đầu mở nhạc. Học sinh dưới lớp chuyền bóng liên tục theo điệu nhạc. GV bấm dừng nhạc ở một thời điểm bất kì, lúc đó bạn nào đang cầm bóng thì lên bục, mở bóng nhận câu hỏi và trả lời. c) Sản phẩm: Đáp án câu trả lời: 1-C ; 2- A; 3-A ; 4-D ; 5-A ;
d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Giao nhiệm vụ: GV đưa quả bóng chứa nội dung câu hỏi cho 1 bạn bất kỳ và bắt đầu mở nhạc. Học sinh dưới lớp chuyền bóng liên tục theo điệu nhạc. GV bấm dừng nhạc ở một thời điểm bất kì, lúc đó bạn nào đang cầm bóng thì lên bục, mở bóng nhận câu hỏi và trả lời. Câu 1: Nước không thể hòa tan chất nào sau đây: A. Đường B. Muối C. Cát D. Mì chính Câu 2: Dung dịch chưa bão hòa là: A. Dung dịch có thể hòa tan thêm chất tan. B. Tỉ lệ 2:1 giữa chất tan và dung môi. C. Tỉ lệ 1:1 giữa chất tan và dung môi. D. Làm quỳ tím hóa đỏ. Câu 3 Khi hoà tan 100 ml rượu ethanol vào 50 ml nước thì: A. Rượu là chất tan và nước là dung môi. B. Nước là chất tan và rượu là dung môi. C. Nước và rượu đều là chất tan. D. Nước và rượu đều là dung môi. Câu 4: Độ tan của một chất trong nước ở nhiệt độ xác định là: A. Số gam chất đó tan trong 100 gam dung dịch. B. Số gam chất đó tan trong 100 gam dung môi. C. Số gam chất đó tan trong nước tạo ra 100 gam dung dịch. D. Số gam chất đó tan trong 100 gam nước để tạo dung dịch bão hoà. Câu 5: Để tính nồng độ phần trăm của dung dịch H2SO4, người ta làm thế nào? A. Tính số gam H2SO4 có trong 100 gam dung dịch. B. Tính số gam H2SO4 có trong 1 lít dung dịch. HS nhận nhiệm vụ.
C. Tính số gam H2SO4 có trong 1000 gam dung dịch. D. Tính số mol H2SO4 có trong 10 lít dung dịch. Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: - Vận dụng kiến thức đã học trong bài cũ để hoàn thành câu hỏi giáo viên đưa ra trong trò chơi. - Học sinh trả lời câu hỏi. Báo cáo kết quả: - Cho HS trả lời, giải thích về câu trả lời. - GV tổng kết về nội dung kiến thức bài cũ. Lắng nghe câu trả lời của bạn và nhận xét của GV và rút kinh nghiệm để giải các bài tập khác. Hoạt động 2: Đặt vấn đề vào bài a) Mục tiêu: Dẫn dắt học sinh đến với bài học “Định luật bảo toàn khối lượng và phương trình hóa học” b) Nội dung: - GV cho HS chơi trò chơi “ HỌC BÁ TRANH TÀI” để trả lời câu hỏi: Khi các phản ứng hoá học xảy ra, lượng các chất phản ứng giảm dần, lượng các chất sản phẩm tăng dần. Vậy tổng khối lượng các chất trước và sau phản ứng có thay đổi không? c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS. Câu trả lời dự kiến: Trong một phản ứng hoá học, tổng khối lượng của các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất tham gia phản ứng. Hay tổng khối lượng của chất trước và sau phản ứng không thay đổi. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Giao nhiệm vụ: - GV cho HS chơi trò chơi “ HỌC BÁ TRANH TÀI” để trả lời câu hỏi: Khi các phản ứng hoá học xảy ra, lượng các chất phản ứng giảm dần, lượng các chất sản phẩm tăng dần. Vậy tổng khối lượng các chất trước và sau phản ứng có thay đổi không? HS nhận nhiệm vụ. Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: Quan sát, hỗ trợ HS khi cần thiết Cá nhân HS suy nghĩ thực hiện nhiệm vụ. Báo cáo kết quả: - HS trả lời câu

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.