PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text CHỦ ĐỀ 2. SỰ CHUYỂN THỂ-GV.docx


- Khi nhiệt độ đạt một giá trị xác định gọi là nhiệt độ nóng chảy thì vật bắt đầu chuyển sang thể lỏng và nhiệt độ không thay đổi trong suốt quá trình. - Khi đã chuyển hoàn toàn thành thể lỏng, tiếp tục cung cấp nhiệt lượng thì nhiệt độ của vật tiếp tục tăng lên. Hình 1.5. Đồ thị sự thay đổi của chất rắn kết tính khi được làm nóng chảy + Giai đoạn a: Chất rắn chưa nóng chảy; + Giai đoạn b: Chất rắn đang nóng chảy; + Giai đoạn c: Chất rắn đã nóng chảy hoàn toàn. 2. Sự nóng chảy của chất rắn vô định hình: - Chất rắn vô định hình là chất rắn không có cấu trúc mạng tinh thể, không có dạng hình học, không có nhiệt độ nóng chảy xác định, có tính đẳng hướng. Ví dụ: thuỷ tinh, nhựa đường, cao su, các chất dẻo, sô cô la,… - Khi nung nóng chất rắn vô định hình, chất rắn mềm đi sau đó chuyển dần sang thể lỏng khi đó nhiệt độ tăng liên tục. Lưu ý: Một số chất rắn như đường, lưu huỳnh,…có thể tồn tại ở dạng tinh thể hoặc vô định hình. II. SỰ HOÁ HƠI 1. Sự bay hơi và sự sôi: SỰ BAY HƠI SỰ SÔI ĐỊNH NGHĨA Quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí xảy ra trên bề mặt chất lỏng. Quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí xảy ra ở cả bên trong và trên bề mặt chất lỏng. ĐẶC ĐIỂM - Sự bay hơi xảy ra ở nhiệt độ bất kì -Tốc độ bay hơi của chất lỏng phụ thuộc vào: nhiệt độ, diện tích mặt thoáng, tốc độ gió, độ ẩm không khí và bản chất của chất lỏng. - Bay hơi và ngưng tụ diễn ra đồng thời - Nhiệt độ sôi của chất lỏng phụ thuộc vào áp suất khí trên mặt thoáng và bản chất chất lỏng. - Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của chất lỏng không thay đổi. ỨNG DỤNG -Nước từ biển, sông hồ không ngừng bay hơi tạo thành mây, sương mù, mưa, làm điều hoà khí hậu. -Sự bay hơi của nước biển được ứng dụng để khai thác muối. Thuỷ tinh Nhựa đường Chất dẻo
BÀI TẬP ÁP DỤNG PHẦN I. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN ( 20 câu) Câu 1. Phát biểu nào sau đây sai khi nói về tính chất mạng tinh thể của chất rắn? A. Chất rắn kết kinh có cấu trúc tinh thể. B. Cấu trúc mạng tinh thể khác nhau thì có tính chất của chất kết tinh khác nhau. C. Các chất khác nhau có mạng tinh thể khác nhau. D. Cùng một chất mạng tinh thể phải giống nhau. Câu 2. Chất rắn nào sau đây là chất rắn kết tinh? A. Muối, thạch anh, kim cương. B. Muối, thạch anh, cao su. C. Kim loại, lưu huỳnh, nhựa đường. D. Chì, kim cương, thủy tinh. Câu 3. Phát biểu nào sau đây sai khi nói về chất rắn? A. Chất kết tinh có cấu tạo tinh thể. B. Chất vô định hình có nhịêt độ nóng chảy nhất định. C. Chất vô định hình không có cấu tạo tinh thể. D. Chất rắn kết tinh có nhiệt độ nóng chảy xác định Câu 4. Phát biểu nào sau đây sai khi nói về chất rắn? A. Gồm hai loại là chất kết tinh và chất vô định hình. B. Có thể tích xác định. C. Có hình dạng riêng xác định. D. Đều có nhiệt độ nóng chảy xác định. Câu 5. Chất rắn được phân loại theo hai cách là A. chất rắn đơn tinh thể và chất rắn vô định hình. B. chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình. C. chất rắn đa tinh thể và chất rắn vô định hình. D. chất rắn đơn tinh thể và chất rắn đa tinh thể. Câu 6. Vật nào sau đây không có cấu trúc tinh thể? A. Hạt muối. B. Viên kim cương. C. Miếng thạch anh. D. Cốc thủy tinh. Câu 7. Chất rắn vô định hình có tính chất nào sau đây? A. Có cấu tạo tinh thể. B. Có nhiệt độ nóng chảy xác định. C. Khi bị nung nóng, chất rắn vô định hình mềm dần và chuyển sang thể lỏng. D. Có tính dị hướng. Câu 8. Phát biểu nào sau đây sai khi nói về chất rắn vô định hình? A. Không có cấu trúc tinh thể. B. Có nhiệt độ nóng chảy (hay đông đặc) xác định. C. Có tính đẳng hướng. D. Khi bị nung nóng chúng mềm dần và chuyển sang thể lỏng. Câu 9. Quá trình chuyển từ thể rắn sang thể khí gọi là quá trình A. thăng hoa. B. nóng chảy. C. ngưng tụ. D. đông đặc. Câu 10. Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Sự bay hơi là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí (hơi) ở bề mặt chất lỏng. B. Sự nóng chảy là quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng. C. Sự ngưng tụ là quá trinh chuyển từ thể lỏng sang thể rắn. D. Sự sôi là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí xảy ra ở cả bên trong và trên bề mặt chất lỏng. Câu 11. Khi đun nóng kẽm, chúng mềm ra và nóng chảy dần. Trong thời gian nóng chảy, nhiệt độ của kẽm A. giảm dần. B. lúc tăng lúc giảm. C. không thay đổi. D. tiếp tục tăng. Câu 12. Sự nóng chảy là sự chuyển từ A. thể lỏng sang thể rắn. B. thể rắn sang thể lỏng. C. thể lỏng sang thể hơi. D. thể hơi sang thể lỏng. Câu 13. Phát biểu nào sau đây đúng khi so sánh nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ đông đặc của nước? A. Nhiệt độ nóng chảy cao hơn nhiệt độ đông đặc. B. Nhiệt độ nóng chảy thấp hơn nhiệt độ đông đặc. C. Nhiệt độ nóng chảy có thể cao hơn hoặc thấp hơn nhiệt độ đông đặc. D. Nhiệt độ nóng chảy bằng nhiệt độ đông đặc. Câu 14. Sự đông đặc là sự chuyển từ A. thể rắn sang thể lỏng. B. thể lỏng sang thể hơi. C. thể lỏng sang thể rắn. D. thể hơi sang thể lỏng. Câu 15. Chất rắn có thể tồn tại dạng tinh thể hoặc vô định hình là A. muối ăn. B. kim loại. C. lưu huỳnh. D. cao su.
Câu 16. Sự bay hơi sự chuyển từ A. thể rắn sang thể hơi. B. thể hơi sang thể rắn. C. thể lỏng sang thể hơi. D. thể hơi sang thể lỏng. Câu 17. Nhiệt độ sôi A. không đổi trong suốt thời gian sôi. B. luôn thay đổi trong suốt thời gian sôi. C. luôn tăng trong thời gian sôi. D. luôn giảm trong thời gian sôi. Câu 18. Cồn y tế chuyển từ thể lỏng sang thể khí rất nhanh ở điều kiện thông thường. Khi xoa cồn vào da, ta cảm thấy lạnh ở vùng da đó vì cồn A. thu nhiệt lượng từ cơ thể qua chỗ da đó để bay hơi. B. khi bay hơi tỏả nhiệt lượng vào chỗ da đó. C. khi bay hơi kéo theo lượng nước chỗ da đó ra khỏi cơ thể. D. khi bay hơi tạo ra dòng nước mát tại chỗ da đó. Câu 19. Với cùng một chất, quá trình chuyển thể nào sẽ làm giảm lực tương tác giữa các phân tử nhiều nhất? A. Nóng chảy. B. Đông đặc. C. Hóa hơi. D. Ngưng tụ. Câu 20. Cho nhiệt độ nóng chảy của một số chất như bảng. Khi thả một thỏi thép và một thỏi kẽm vào đồng đang nóng chảy. Thỏi nào nóng chảy theo đồng? Chất Thép Đồng Chì Kẽm Nhiệt độ nóng chảy( o C) 1300 1083 327 420 A. Thỏi thép B. Cả hai thỏi đều nóng chảy theo đồng. C. Cả hai thỏi đều không bị nóng chảy theo đồng. D. Thỏi kẽm. PHẦN II. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI ( 4 câu) Câu 1. Hình bên dưới là đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của thí nghiệm đun nóng liên tục của một lượng nước đá trong một bình không kín Đúng Sai A. Đoạn OA cho biết nước tồn tại ở cả thể rắn và thể lỏng x B. Đoạn CD cho biết nước không tồn tại ở thể lỏng x C. Đoạn AB cho biết nước đang tồn tại ở thể rắn x D. Đoạn BC cho biết nước đang sôi x Câu 2. Sự sôi và sự bay hơi có đặc điểm là Đúng Sai A. Sự bay hơi là quá trình hóa hơi xảy ra ở bề mặt thoáng của chất lỏng. x B. Sự sôi là quá trình hóa hơi chỉ xảy ra ở bề mặt thoáng khối chất lỏng. x C. Sự bay hơi phụ thuộc nhiệt độ, diện tích mặt thoáng, độ ẩm không khí và bản chất của chất lỏng. x D. Sự sôi phụ thuộc nhiệt độ, diện tích mặt thoáng, áp suất và bản chất của chất lỏng. x Câu 3. Chất rắn đa tinh thể có các đặc tính là Đúng Sai A. Dị hướng và nóng chảy ở nhiệt độ xác định x B. Đẳng hướng và nóng chảy ở nhiệt độ xác định. x C. Dị hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định x D. Đẳng hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định x Câu 4. Chất rắn vô định hình có đặc điểm nào sau đây? Đúng Sai A. Có dạng hình học không xác định x B. Có tính đẳng hướng x C. Có nhiệt độ nóng chảy không xác định x

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.