PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text DE ON (10 DE) KTCK2 HOA 12(C5-8 KIEU 4 DANG co TU LUAN).GIAI.DTT.pdf

ThS. Dương Thành Tính : Zalo 0356481353 Bộ 10 đề KTCK II (4 dạng có tự luận) hoá học 12 năm 2024 – 2025 1 TRƯỜNG THPT.................. TỔ HÓA HỌC ĐỀ 1 ÔN KIỂM TRA CUỐI KỲ II NĂM HỌC 2024 – 2025 Môn : HÓA HỌC 12 Thời gian làm bài: 45 phút không kể thời gian phát đề Cho nguyên tử khối: C =12; H=1; O=16; Na = 23; K =39; Ag = 108; S =32 PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Để mạ đồng (Cu) cho một vật, người ta điện phân dung dịch chứa CuSO4 và H2SO4 với một điện cực là vật cần mạ. Khi đó ngoài kim loại đồng sinh ra và được phủ ở bề mặt vật cần mạ còn thu được các khí H2 và O2. Trong các sản phẩm Cu, H2 và O2, sản phẩm nào thu được tại anode? A. Cu và H2. B. Chỉ có Cu. C. Chỉ có O2. D. H2 và O2. Câu 2. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Các kim loại Al, Fe, Cr đều tan tốt trong dung dịch HNO3 đặc, nguội. B. W là kim loại cứng nhất, Cr là kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất. C. Các kim loại Al, Fe đều không tan trong dung dịch H2SO4 loãng, nguội. D. 2 0 0 Ag /Ag 2H /H E E + +  nên Ag không tan trong dung dịch HCl 1 M dư. Câu 3. Trong vỏ Trái Đất, kim loại nào sau đây có thể tồn tại ở dạng đơn chất? A. Na, Mg. B. Al, Fe. C. Cu, Zn. D. Ag, Au. Câu 4. Hợp kim là vật liệu kim loại chứa một kim loại cơ bản với A. một số kim loại khác hoặc phi kim. B. một số oxide của kim loại đó. C. một số oxide kim loại khác hoặc phi kim. D. một số phi kim và oxide của phi kim đó. Câu 5. Sự ăn mòn kim loại A. là sự phá hủy kim loại hoặc hợp kim do các chất điện li trong môi trường. B. chính là sự ăn mòn điện hoá. C. diễn ra trong dung dịch chất điện li. D. là sự phá huỷ kim loại hoặc hợp kim do tác dụng của các chất trong môi trường, trong đó kim loại bị oxi hoá. Câu 6. Cho dãy các nguyên tố: Mg, K, Ba, Na, Al, Sr. Số nguyên tố thuộc nhóm IIA là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 7. Kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất thuộc khối nguyên tố nào sau đây? A. Nguyên tố s. B. Nguyên tố p. C. Nguyên tố d. D. Nguyên tố f. Câu 8. Cho các tính chất vật lí sau: (a) dẫn điện và dẫn nhiệt kém. (b) thường có khối lượng riêng lớn. (c) độ cứng cao. (d) nhiệt độ nóng chảy cao. Những tính chất vật lí thường gặp với các kim loại chuyển tiếp là A. (a), (b), (c). B. (a), (c), (d). C. (a), (b), (d). D. (b), (c), (d). Câu 9. Nước cứng là nước chứa nhiều ion A. Ca2+, Mg2+ . B. Mg2+, Na+ . C. Ca2+, Ba2+ . D. Ca2+, K+ . Câu 10. Trong phân tử phức chất [Ag(NH3)2] OH, nhóm NH3 được gọi là A. phối tử. B. acid. C. chất oxi hoá. D. nguyên tử trung tâm. Câu 11. Để tẩy dầu mỡ đóng cặn trong dụng cụ, thiết bị và đường ống nhà bếp,., người ta thường dùng Na2CO3. Tên thường gọi của Na2CO3 là tên nào sau đây? A. Soda. B. Baking soda. C. Xút ăn da. D. Muối ăn.

ThS. Dương Thành Tính : Zalo 0356481353 Bộ 10 đề KTCK II (4 dạng có tự luận) hoá học 12 năm 2024 – 2025 3 d. Sức điện động của pin không thay đổi cho đến khi phản ứng trong pin xảy ra hoàn toàn. Câu 2. Để nhận biết bốn hợp chất không màu: NaCl, CaCl2, SrCl2 và BaCl2, người ta đốt từng mẫu hợp chất trên ngọn lửa đèn khí (không màu), dựa vào màu ngọn lửa để nhận biết mỗi hợp chất. a. NaCl cháy cho ngọn lửa màu vàng. b. CaCl2 cháy cho ngọn lửa màu đỏ cam. c. SrCl2 cháy cho ngọn lửa màu tím. d. BaCl2 cháy cho ngọn lửa màu lục. Câu 3. Cho hai phức chất A và B có công thức lần lượt sau: Mỗi phát biểu sau đây đúng hay sai? a. Nguyên từ trung tâm của hai phức chất đều là nguyên tố kim loại chuyển tiếp. b. Trong phức chất B có 4 phối tử. c. Hai phức chất A và B có dạng hình học khác nhau. d. Trong A và trong B đều có hai loại phối tử. PHẦN III: Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Câu 1. Sắt (Fe) có số hiệu nguyên tử là 26. Trong vỏ Trái Đất, sắt là nguyên tố kim loại phổ biến thứ 2 (sau nhôm). Ứng dụng chủ yếu của sắt là để tạo ra các hợp kim thép dùng trong xây dựng và chế tạo. Cho các phát biểu sau: a. Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử Fe có 6 electron ở lớp ngoài cùng. b. Hợp kim thép carbon khi để trong không khí ẩm sẽ bị ăn mòn điện hoá học. c. Trong vỏ Trái Đất, sắt tồn tại ở dạng hợp chất chủ yếu trong các quặng. d. Trong hợp chất, số oxi hoá của sắt chủ yếu là +2 và +3. e. Kim loại sắt (dư) tác dụng với chlorine tạo ra sản phẩm là FeCl2. Hãy cho biết có bao nhiêu phát biểu đúng trong các phát biểu trên. ĐS: 3 Câu 2. Cấu hình electron của sắt (Fe) là 1s2 2s2 2p6 3s23p 3d 4s2. Xác định số electron độc thân trong ion Fe2+ . ĐS: 4 Câu 3. Trong công nghiệp sản xuất gang ở nước ta hiện nay, muốn sản xuất ra 1 tấn gang cần phải sử dụng 1,7 đến 1,8 tấn quặng sắt, 0,6 đến 0,7 tấn đá vôi làm chất trợ dung, 0,6 đến 0,8 tấn than cốc. Giả thiết trong đá vôi CaCO3 chiếm 97% khối lượng và 90% than cốc chuyển hoá thành CO2. Trong điều kiện sản xuất như trên, khi sản xuất được 1 tấn gang, nhà máy đã thải ra môi trường tối thiểu bao nhiêu m3 khí CO2 ở điều kiện chuẩn? (Làm tròn kết quả đến hàng đơn vị). Hướng dẫn giải ĐS: 1260 được 1 tấn Lượng CO2 thải ra tối thiểu thì lượng chất lấy phải ít nhất => CaCO3 m = 0,6.97% (tấn) = 0,528 tấn = 582 kg => CaCO3 n = CO2 n = 5,82 kmol
ThS. Dương Thành Tính : Zalo 0356481353 Bộ 10 đề KTCK II (4 dạng có tự luận) hoá học 12 năm 2024 – 2025 4 C n = CO2 n = (0,6.103 .90% ) :12 = 45 kmol => CO2 V = 24,79 (5,82+45) = 1295,8 = 1260 Câu 4. Nước muối sinh lý là dung dịch NaCl 0,9%, khối lượng riêng gần bằng 1g/ml. Để pha chế 1 lít nước muối sinh lý thì cần dùng bao nhiêu ml nước cất (Dnước cất = 1g/ml)? Hướng dẫn giải Cứ 100 gam dung dịch hòa tan hết 0,9 gam NaCl 1000 gam dung dịch hòa tan hết ? gam NaCl NaCl 0,9.1000 m 9 g 100 = =  mnước cất = 1000 – 9 = 991 g = > Vnước cất = 991mL Câu 5. Carnallite là muối khoáng, thành phần gồm có KCl và MgCl2 ngậm nước. Khi nung nóng 5,55 gam carnallite, thu được 3,39 gam muối khan. Mặt khác , nếu cho 5,55 gam carnallite tác dụng với dung dịch NaOH, thu được kết tủa. Nung kết tủa đến khối lượng không đổi thì khối lượng kết tủa giảm 0,36 gam. Công thức hóa học của carnallite: KCl.MgCl2.nH2O. Xác định giá trị n . Hướng dẫn giải: Ta có khối lượng trong muối carnallite trên sau khi nung tà: H O2 m = 5,55 – 3,19 = 2,16(g) => H O2 n = 2,16 : 18 = 0,16 mol Phương trình hóa học của phản ứng: MgCl2 + 2NaOH ⎯⎯→ Mg(OH)2 + 2NaCl 0,02  0,02 Mg(OH)2 ⎯⎯→ MgO + H2O 0,02  0,02 Khối lượng kết tủa giảm 0,36 g là khối lượng của nước H O2 n = 0,36:18 = 0,02 (mol) => Mg(OH)2 n = 0,02 mol Lập hệ số, ta có: n = 0,12 0,02 = 6 Câu 6. Sự gia tăng hàm lượng nitrate trong nước là một trong những nguyên nhân của hiện tượng phú dưỡng. Một trong những quy trình xác định hàm lượng nitrate trong nước được thực hiện như sau: Thí nghiệm 1. Lấy 10,0 mL dung dịch muối Mohr [(NH4)2SO4.FeSO4.6H2O], thêm H2SO4 1M vào và chuẩn độ bằng dung dịch KMnO4. Thí nghiệm 2. Lấy 10,0 mL dung dịch muối Mohr cho vào 100 mL nước chứa ion nitrate, sau đó thêm NaOH(s) vào để đạt khoảng 28%, khi đó muối Mohr khử nitrate thành ammonia theo các phản ứng: NO3 − (aq) + 2Fe(OH)2 + H2O → NO2 − + 2Fe(OH)3 (1) NO2 − (aq) + 6Fe(OH)2 + 5H2O → NH3 + 6Fe(OH)3 + OH− (2) Sau khi các phản ứng (1) và (2) hoàn toàn, lọc bỏ kết tủa, acid hoá dung dịch bằng dung dịch H2SO4 1M và chuẩn độ lượng Fe2+ dư bằng dung dịch KMnO4 (Các chất và ion khác trong dung dịch không phản ứng với KMnO4). Hãy cho biết mỗi mmol KMnO4 chênh lệch giữa thí nghiệm 1 với thí nghiệm 2 sẽ tương ứng với bao nhiêu mg NO3 − trong nước. (Làm tròn kết quả đến hàng phần mười) Hướng dẫn giải

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.