Nội dung text PHẦN I . CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM - CẤU TRÚC VÀ CHỨC NĂNG NST - HS.docx
CẤU TRÚC VÀ CHỨC NĂNG NST PHẦN I: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 1. Hình vẽ mô tả một cấu trúc của NST, cấu trúc này là A. sợi nhiễm sắc. B. chromatid. C. sợi cơ bản. D. nucleosome. Câu 2. NST được cấu tạo từ chất nhiễm sắc, chứa phân tử DNA mạch kép có đường kính là A. 2nm. B. 20nm. C. 10nm. D. 30nm. Câu 3. Trong các phát biểu sau về nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực phát biểu nào sai? A. Số lượng NST trong tế bào càng nhiều sinh vật càng tiến hoá B. Bộ NST của mỗi loài đặc trưng về hình thái, số lượng và cấu trúc C. Giới tính của một loài phụ thuộc vào sự có mặt của cặp nhiễm sắc thể giới tính trong tế bào. D. Hình thái của nhiễm sắc thể biến đổi qua các kì phân bào. Câu 4. Nhiễm sắc thể là cấu trúc mang gene nằm trong…(1)…,dễ bắt màu bởi một số thuốc nhuộm có tính…(2)….Cụm từ (1)/(2) là A. 1-nhân tế bào, 2- base. B. 1-nhân tế bào, 2- acid. C. 1-tế bào chất, 2- base. D. 1-tế bào chất, 2- acid. Câu 4. Mỗi loài đều có một bộ nhiễm sắc thể đặc trưng về A. hình dạng, cấu trúc và cách sắp xếp. B. hình thái, số lượng và cấu trúc. C. thành phần, số lượng và cấu trúc. D. số lượng, cấu trúc và cách sắp xếp. Câu 5. Nhiễm sắc thể được cấu tạo từ các thành phần cơ bản là A. DNA và protein phi histone. B. DNA, RNA và protein histone. C. DNA và protein histone. D. DNA, RNA và protein phi histone. Câu 6. Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể điển hình ở sinh vật nhân thực, sợi cơ bản và sợi nhiễm sắc có đường kính lần lượt là A. 10 nm và 300 nm. B. 10 nm và 30 nm. C. 30 nm và 10 nm. D. 30 nm và 300 nm Câu 7. Nhiễm sắc thể( NST) kép được cấu tạo từ A. hai NST đơn dính nhau qua tâm động. B. hai chromatide dính nhau qua tâm động. C. hai sợi nhiễm sắc dính nhau qua tâm động. D. hai NST tương đồng. Câu 8. NST ở sinh vật nhân sơ được cấu tạo gồm: một phân tử DNA vòng kép A. liên kết với protein phi histone. B. liên kết với protein histone. C. không liên kết với protein histone. D. không liên kết với protein phi histone.
Câu 9. Mỗi nhiễm sắc thể chứa một phân tử DNA dài gấp hàng ngàn lần so với đường kính của nhân tế bào do A. DNA có khả năng co xoắn khi không hoạt động. B. DNA có thể tồn tại ở nhiều trạng thái. C. DNA cùng với protein hitstôn tạo nên cấu trúc xoắn nhiều bậc. D. có thể ở dạng sợi cực mảnh vì vậy nó nằm co gọn trong nhân tế bào. Câu 10. Sự thu gọn cấu trúc không gian của nhiễm sắc thể A. thuận lợi cho sự phân ly các nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào. B. thuận lợi cho sự tổ hợp các nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào. C. thuận lợi cho sự phân ly, sự tổ hợp các nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào. D. giúp tế bào chứa được nhiều nhiễm sắc thể. Câu 11. Nhiễm sắc thể được coi là cơ sở vật chất di truyền của tính di truyền ở cấp độ tế bào vì A. nhiễm sắc thể là cấu trúc mang gene, mà gene là cơ sở vật chất di truyền ở cấp độ phân tử B. điều hoà hoạt động của các gene thông qua các mức xoắn cuộn của nhiễm sắc thể. C. điều khiển tế bào phân chia đều vật chất di truyền ở phân bào. D. tham gia vào mọi hoạt động sống của tế bào. Câu 12. Số lượng NST trong bộ lưỡng bội của loài phản ánh A. mức độ tiến hóa của loài. B. mối quan hệ họ hàng giữa các loài. C. tính đặc trưng của bộ NST ở mỗi loài. D. số lượng gene của mỗi loài. Câu 13. Cặp NST tương đồng là cặp NST A. giống nhau về hình thái, khác nhau về kích thước và một có nguồn gốc từ bố, một có nguồn gốc từ mẹ. B. giống nhau về hình thái, kích thước và có cùng nguồn gốc từ bố hoặc có nguồn gốc từ mẹ. C. khác nhau về hình thái, giống nhau về kích thước và một có nguồn gốc từ bố, một có nguồn gốc từ mẹ. D. giống nhau về hình thái, kích thước và một có nguồn gốc từ bố, một có nguồn gốc từ mẹ. Câu 14. Điều nào sau đây không đúng với chức năng của NST? A. Lưu giữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền. B. Tham gia vào cấu trúc nên enzyme để xúc tác cho các phản ứng sinh hoá trong tế bào. C. Điều hoà hoạt động của các gene. D. Giúp tế bào phân chia đều vật chất di truyền vào các tế bào con ở pha phân bào. Câu 15. Một nucleosome có cấu trúc gồm A. lõi 8 phân tử histone được một đoạn DNA chứa 147 cặp nucleotide quấn quanh 1,7 vòng. B. phân tử histone được quấn bởi một đoạn DNA dài 157 cặp nucleotide. C. lõi là một đoạn DNA chứa 147 cặp nucleotide được bọc ngoài bởi 8 phân tử protein histone. D. 9 phân tử histone được quấn quanh bởi một đoạn DNA chứa 140 cặp nucleotide. Câu 16. Hình vẽ mô tả hình thái của NST trong chu kì tế bào, chromatid được nhìn thấy ở chú thích
A. số 1. B. số 2. C. số 3. D. số 4. Câu 17. Mỗi nhiễm sắc thể chứa một phân tử DNA dài gấp hàng ngàn lần so với đường kính của nhân tế bào do A. DNA có thể tồn tại ở nhiều trạng thái. B. DNA có khả năng co xoắn khi không hoạt động. C. DNA cùng với protein histone tạo nên cấu trúc xoắn nhiều bậc. D. có thể ở dạng sợi cực mảnh vì vậy nó nằm co gọn trong nhân tế bào. Câu 18. Chú thích số 1 mô tả cấu trúc A.histone. B. nucleosome. C.DNA. D. locus. Câu 19. Trong cấu trúc nhiễm sắc thể của sinh vật nhân thực, đơn vị cấu trúc gồm một đoạn DNA chứa 147 cặp nucleotide quấn quanh 8 phân tử protein histone được gọi là A. sợi nhiễm sắc. B. chromatid. C. sợi cơ bản. D. nucleosome. Câu 20. Hình dưới đây mô tả cấu trúc siêu hiển vi của NST, hai thành phần (A) và (B) lần lượt là cấu trúc nào sau đây?
A. nucleosome và lipid. B. sợi cơ bản và histone. C. nucleosome và histone. D. histone và nucleosome. Câu 21. Ở các giao tử đực hoặc cái sau giảm phân, đặc điểm bộ NST của chúng là mang bộ NST A. có số lượng giảm đi 1 nửa, NST tồn tại thành cặp tương đồng. B. đơn bội ở trạng thái kép. C. đơn bội, mỗi cặp NST tương đồng chỉ còn lại một. D. lưỡng bội. Câu 22. Cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể gồm DNA và protein histone được xoắn lần lượt theo các cấp độ A. DNA + histone → sợi nhiễm sắc → sợi cơ bản → nucleosome → sợi chromatid → NST. B. DNA + histone → nucleosome → sợi cơ bản → sợi nhiễm sắc → sợi chromatid → NST. C. DNA + histone → nucleosome → sợi nhiễm sắc → sợi cơ bản → sợi chromatid → NST. D. DNA + histone → sợi cơ bản → nucleosome → sợi nhiễm sắc → sợi chromatid → NST. Câu 23. Ở các loài sinh sản vô tính, bộ NST của loài được duy trì ổn định nhờ cơ chế nào sau đây? A. Dịch mã. B. Nguyên phân. C. Phiên mã. D. Thụ tinh. Câu 24. Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của NST điển hình ở sinh vật nhân thực, mức cấu trúc nào sau đây có đường kính 10 nm? A. Sợi nhiễm sắc (sợi chất nhiễm sắc). B. Vùng xếp cuộn (siêu xoắn). C. Chromatid D. Sợi cơ bản. Câu 25. Hình vẽ mô tả quá trình nhân đôi của NST, ghi chú số 1 mô tả A. cặp NST tương đồng. B. cặp NST kép tương đồng. C. chromatid D. nucleosome. Câu 26. Mỗi nhiễm sắc thể điển hình đều chứa các trình tự nucleotide đặc biệt gọi là tâm động. Tâm động có chức năng A. là vị trí mà tại đó DNA được bắt đầu nhân đôi, chuẩn bị cho nhiễm sắc thể nhân đôi trong quá trình phân bào. B. làm cho các nhiễm sắc thể dính vào nhau trong quá trình phân bào. C. là vị trí liên kết với thoi phân bào, giúp nhiễm sắc thể di chuyển về các cực của tế bào trong quá trình phân bào. D. giúp duy trì cấu trúc đặc trưng và ổn định của các nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào nguyên phân. Câu 27. Hình vẽ mô tả quá trình nhân đôi của NST, ghi chú số 3 mô tả