Nội dung text BÀI THỰC HÀNH SỐ 3.docx
BÀI THỰC HÀNH SỐ 3 CHỦ ĐỀ 3. CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945, CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC VÀ CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (TỪ THÁNG 8 NĂM 1945 ĐẾN NAY) 1. Về kiến thức: - Hệ thống hóa nội dung kiến thức cơ bản của chủ đề cách mạng tháng Tám năm 1945, chiến tranh giải phóng dân tộc và chiến tranh bảo vệ tổ quốc trong lịch sử Việt Nam (từ tháng 8 năm 1945 đến nay) 2. Về năng lực: - Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề. - Năng lực riêng: + Rèn luyện cho học sinh kĩ năng làm việc nhóm, trình bày, giải thích, phân tích...sự kiện, quá trình lịch sử liên quan đến bài học, vận dụng kiến thức kĩ năng đã học để giải quyết những tình huống/bài tập nhận thức mới. 3. Về phẩm chất: - Bồi dưỡng các phẩm chất như: Trung thực, sáng tạo, chăm chỉ, trách nhiệm, có ý thức tìm tòi khám phá lịch sử. II.THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên: - Kế hoạch dạy học: Dựa vào nội dung của Chương trình môn học SGK để chuẩn bị theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất của HS. - Tập bản đồ và tư liệu Lịch sử 12. - Máy tính, máy chiếu (nếu có) . 2. Học sinh: - Sách giáo khoa - Tranh ảnh tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu và sự hướng dẫn của GV III. TIẾN TRÌNH DẠY -HỌC: Hoạt động Dạy – Học Dự kiến sản phẩm Bước 1: GV giao nhiêm vụ 1 cho HS: Nhiệm vụ 1: BÀI TẬP SỐ 1 GV mời HS tham gia trò chơi” Con ong chăm học” - Trình bày được nét chính về bối cảnh lịch sử, diễn biến chính của Cách mạng tháng Tám năm 1945. - Nêu được nguyên nhân
GV Chia lớp thành các đội chơi, Đội nào có đáp án nhanh và đúng nhất sẽ giành chiến thắng. Câu 1: Quân đồng minh nào được giao nhiệm vụ vào giải giáp quân Nhật ở Đông Dương sau chiến tranh thế giới thứ hai? A. Quân Pháp, Mĩ.. B. Quân Anh, Trung Hoa dân quốc C. Quân Anh, Mĩ. D. Quân Anh, Pháp. Câu 2: “ Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững nền tự do và độc lập ấy”. Đoạn tư liệu trên được trích trong văn kiện nào? A. Tuyên ngôn độc lập. B. Chỉ thị Toàn dân kháng chiến C. . Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến D. Tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi. Câu 3: Trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945, khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn có ý nghĩa như thế nào? A. Đánh dấu cuộc Tổng khởi nghĩa thắng lợi trong cả nước . B. Đánh dấu thắng lợi hoàn toàn của Tổng khởi nghĩa C. Tác động quyết định đến việc giành chính quyền trong cả nước . D. Thể hiện quyết tâm giành thắng lợi của Đảng và Tổng bộ Việt Minh. Câu 4: Nội dung đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954) của Đảng cộng sản Đông thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945. - Phân tích được ý nghĩa lịch sử, bài học kinh nghiệm của Cách mạng tháng Tám năm 1945. - Trình bày được nét khái quát về bối cảnh lịch sử, diễn biến chính của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Mỹ. -Nêu được nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Mỹ - Trình bày được khái quát về bối cảnh, diễn biến chính của các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc (từ sau tháng 4 – 1975 đến những năm 80 của thế kỉ XX); cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia ở Biển Đông từ sau tháng 4- 1975 đến nay .
Dương là A. Tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế B. Toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế C. Trường kì,tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế D. Toàn diện, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế Câu 5: Thắng lợi quân sự nào của quân dân ta buộc Pháp phải chuyển từ đánh nhanh thắng nhanh sang đánh lâu dài? A. Chiến dịch biên giới thu đông năm 1950 . B. Cuộc chiến đấu ở đô thị Bắc vĩ tuyến 16 C. Chiến cuộc đông xuân 1953 – 1954, đỉnh cao là chiến dịch ĐBP. D. Chiến dịch Việt Bắc thu đông năm 1947 Câu 6: Trong các sự kiện sau đây, sự kiện nào có tính chất quyết định, có tác dụng đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp tiến lên? A. Hội nghị thành lập Liên minh nhân dân Việt - Miên – Lào (3-1951). B. Đại hội thống nhất Mặt trận Việt Minh và hội Liên Việt (3 - 1951). C. Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng (2 - 1951). D. Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc (5 -1952). Câu 7: “Xương sống” của chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" mà Mĩ tiến hành ở miền Nam là A. “ấp chiến lược”. B. “trực thăng vận”, “thiết xa vận”. C. lực lượng cố vấn Mĩ. D. lực lượng quân đội ngụy. Câu 8: Nội dung nào phản ánh điểm giống nhau giữa chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" và chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh"? A. Đều sử dụng lính đánh thuê B. Viện trợ của Mĩ ở chiến trường Việt Nam giảm dần.
C. Quân đội Sài Gòn là lực lượng chủ lực. D. Vai trò của quân Mĩ và hệ thống cố vấn Mĩ giảm dần. Câu 9: Chiến dịch mở màn trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 là A. chiến dịch Huế - Đà Nẵng B. chiến dịch Tây Nguyên. C. chiến dịch Hồ Chí Minh. D. chiến dịch Sài Gòn – Gia Định Câu 10: Kết quả lớn nhất cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam bảo vệ biên giới phía Bắc Tổ quốc (1979) là A. Tiếp tục ủng hộ lực lượng Khơ-me đỏ. B. Trung Quốc kéo dài hành động xung đột ở biên giới Việt Nam C. Quân Trung Quốc tiếp tục chiếm giữ dọc biên giới Việt - Trung D. Buộc quân Trung Quốc rút quân về nước. Nhiệm vụ 2: BÀI TẬP SỐ 2 GV chia lớp thành các nhóm nhỏ: Dựa vào thônng tin tư liệu GV ucng cấp. HS hoàn thành các câu hỏi dạng Đúng - Sai. GV mời nhóm bất kì trả lời, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung Bài 1 Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám là quá trình chuẩn bị lực lượng lâu dài, chu đáo. Đảng Cộng sản Đông Dương đã có quá trình chuẩn bị liên tục trong suốt 15 năm. Lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang, căn cứ địa cách mạng từng bước được xây dựng cùng cổ; quần chúng được tập dượt đầu tranh. Trong quá trình khởi nghĩa giành chính quyền, có sự phối hợp sáng tạo giữa các lực lượng và hình thức đấu tranh: lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang; đấu tranh chính trị, đấu tranh vũ trang và đấu tranh ngoại giao. a. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám là sự kết hợp ba thứ quân trong lực lượng vũ trang. b. Kết hợp khởi nghĩa từng phần với chiến tranh cách mạng là nét nổi bật của Cách mạng tháng Tám.