Nội dung text KHBD Ngu Van 9 - Tap 2_CTST.pdf
(Hỗ trợ giáo viên thiết kế kế hoạch bài dạy theo sách giáo khoa NGỮ VĂN 9 Bộ sách CHÂN TRỜI SÁNG TẠO) môn NGỮ VĂN NGUYỄN THỊ HỒNG NAM (Chủ biên) NGUYỄN THÀNH NGỌC BẢO – TRẦN LÊ DUY NGUYỄN THỊ MINH NGỌC – NGUYỄN THỊ NGỌC THUÝ – TRẦM THANH TUẤN Kế hoạch bài dạy L ỚP Tập hai
1 NGUYỄN THỊ HỒNG NAM (Chủ biên) NGUYỄN THÀNH NGỌC BẢO – TRẦN LÊ DUY – NGUYỄN THỊ MINH NGỌC NGUYỄN THỊ NGỌC THUÝ – TRẦM THANH TUẤN NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM Kế hoạch bài dạy (Hỗ trợ giáo viên thiết kế kế hoạch bài dạy theo sách giáo khoa NGỮ VĂN 9 – Bộ sách CHÂN TRỜI SÁNG TẠO) môn NGỮ VĂN L ỚP Tập hai
2 MỤC LỤC Trang BÀI 6. NHỮNG VẤN ĐỀ TOÀN CẦU .....................................................................................3 DẠY ĐỌC.....................................................................................................................................3 DẠY TIẾNG VIỆT .......................................................................................................................18 DẠY VIẾT ....................................................................................................................................23 DẠY NÓI VÀ NGHE ...................................................................................................................39 ÔN TẬP.........................................................................................................................................43 BÀI 7. HÀNH TRÌNH KHÁM PHÁ SỰ THẬT.......................................................................46 DẠY ĐỌC.....................................................................................................................................46 DẠY TIẾNG VIỆT .......................................................................................................................72 DẠY VIẾT ....................................................................................................................................78 DẠY NÓI VÀ NGHE ...................................................................................................................91 ÔN TẬP.........................................................................................................................................98 BÀI 8. NHỮNG CUNG BẬC TÌNH CẢM................................................................................105 DẠY ĐỌC.....................................................................................................................................105 DẠY TIẾNG VIỆT .......................................................................................................................126 DẠY VIẾT ....................................................................................................................................130 DẠY NÓI VÀ NGHE ...................................................................................................................137 ÔN TẬP.........................................................................................................................................142 BÀI 9. NHỮNG BÀI HỌC TỪ TRẢI NGHIỆM ĐAU THƯƠNG.........................................145 DẠY ĐỌC.....................................................................................................................................145 DẠY TIẾNG VIỆT .......................................................................................................................168 DẠY VIẾT ....................................................................................................................................172 DẠY NÓI VÀ NGHE ...................................................................................................................182 ÔN TẬP.........................................................................................................................................188 BÀI 10. TIẾNG VỌNG NHỮNG NGÀY QUA ........................................................................192 DẠY ĐỌC.....................................................................................................................................192 DẠY TIẾNG VIỆT .......................................................................................................................212 DẠY VIẾT ....................................................................................................................................216 DẠY NÓI VÀ NGHE ...................................................................................................................225 ÔN TẬP.........................................................................................................................................230 ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II.........................................................................................................233
3 Bài 6. NHỮNG VẤN ĐỀ TOÀN CẦU (Văn bản nghị luận – 13 tiết) (Đọc, Thực hành tiếng Việt: 7 tiết; Viết: 4 tiết; Nói và nghe: 1 tiết; Ôn tập: 1 tiết) KẾ HOẠCH BÀI DẠY KĨ NĂNG ĐỌC VĂN BẢN NGHỊ LUẬN ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HOÀ BÌNH BÀI PHÁT BIỂU CỦA TỔNG THƯ KÍ LIÊN HỢP QUỐC VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU BẢN SẮC DÂN TỘC: CÁI GỐC CỦA MỌI CÔNG DÂN TOÀN CẦU (Đọc mở rộng theo thể loại) NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT ĐỂ AN TOÀN TRONG KHÔNG GIAN MẠNG (DÀNH CHO TRẺ EM VÀ NGƯỜI SẮP THÀNH NIÊN) (Đọc kết nối chủ điểm) Thời gian thực hiện: 5 tiết I. MỤC TIÊU Sau khi học xong bài học này, HS (học sinh) có thể: 1. Năng lực 1.1. Năng lực đặc thù – Nhận biết và phân tích được luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu trong VB (văn bản). – Biết nhận xét, đánh giá tính chất đúng hoặc sai của vấn đề đặt ra trong VB. – Liên hệ được ý tưởng, thông điệp trong VB với bối cảnh lịch sử, văn hoá, xã hội. 1.2. Năng lực chung Năng lực giao tiếp và hợp tác thể hiện qua hoạt động thảo luận nhóm. 2. Phẩm chất Có trách nhiệm, quan tâm đến những vấn đề xã hội và có cách ứng xử phù hợp. II. KIẾN THỨC – Khái niệm ý tưởng, thông điệp của VB. – Khái niệm bối cảnh lịch sử, văn hoá, xã hội và vai trò của các yếu tố này trong việc đọc hiểu VB. – Cách đọc văn nghị luận: Nhận biết và phân tích luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu trong VB; nhận xét, đánh giá tính chất đúng/ sai của vấn đề đặt ra trong VB; liên hệ ý tưởng, thông điệp của VB với bối cảnh lịch sử, văn hoá, xã hội. DẠY ĐỌC