Nội dung text ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 9 - HS.docx
3 Polymer – Polymer là hợp chất hữu cơ có khối lượng phân tử rất lớn do nhiều mắt xích liên kết với nhau, gồm: + Polymer thiên nhiên: là polymer có sẵn trong tự nhiên (tinh bột, cellulose, ...). + Polymer tổng hợp: được tổng hợp bằng phương pháp hoá học (PE, PP, PVC, ...). – Hầu hết polymer ở thể rắn, không tan trong nước, một số polymer tan trong dung môi hữu cơ (xăng, acetone, ...). – Chất dẻo là vật liệu được tạo ra từ polymer có tính dẻo: PE, PP, ... – Cao su là vật liệu được tạo ra từ polymer có tính đàn hồi. – Tơ là polymer thiên nhiên hay tổng hợp có cấu tạo mạch không phân nhánh và có thể kéo dài thành sợi. – Composite là vật liệu tổ hợp từ 2 hay nhiều vật liệu khác nhau. – Có ý thức bảo vệ môi trường (dùng bao bì tự huỷ sinh học, không xả rác, ...). – Hạn chế sử dụng các polymer không phân huỷ sinh học (PE, PP, PVC,...).
4 TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP Câu 1. Monosaccharide là chất nào sau đây? A. Saccharose. B. Cellulose. C. Glucose. D. Tinh bột. Câu 2. Cho các phát biểu về glucose như sau: (1) Khi cho men rượu vào dung dịch glucose ở nhiệt độ thích hợp (30 – 32°C) glucose sẽ chuyển dần thành ethylic alcohol. (2) Glucose cũng có trong cơ thể người và động vật. (3) Trong phản ứng tráng gương glucose bị oxi hóa thành gluconic acid. (4) Glucose có nhiều nhất trong gạo lứt. Số phát biểu đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 3. Chất không có khả năng tham gia phản ứng thủy phân là A. tinh bột. B. cellulose. C. saccharose. D. glucose. Câu 4. Người bị tiểu đường phải hạn chế ăn trái cây chín ngọt vì A. trong trái cây chín ngọt có nhiều chất kháng ilsulin. B. trong trái cây chín ngọt chứa nhiều đường glucose. C. trái cây chín ngọt có chứa chất gây hạ đường huyết. D. trái cây chín ngọt có chứa chất gây béo phì. Câu 5. Vì sao khi ta nhai cơm chậm trong miệng thấy có vị ngọt? A. Vì trong cơm có đường saccharose. B. Vì cơm là tinh bột, do xúc tác của enzyme trong nước bọt nên tinh bột bị thủy phân thành glucose. C. Vì trong cơm có đường glucose. D. Vì trong cơm có tinh bột, tinh bột có vị ngọt. Câu 6. Saccharose tham gia phản ứng hóa học nào sau đây? A. Phản ứng tráng gương. B. Phản ứng thủy phân. C. Phản ứng xà phòng hóa. D. Phản ứng ester hóa. Câu 7. Loại thực phẩm nào sau đây không chứa nhiều saccharose? A. Đường phèn. B. Mật mía. C. Mật ong. D. Đường kính. Câu 8. Ứng dụng nào sau đây không phải là của saccharose? A. Dùng làm thức ăn cho người. B. Làm nguyên liệu cho công nghiệp thực phẩm. C. Làm nguyên liệu để pha chế thuốc. D. Làm bột giặt. Câu 9. Để phân biệt saccharose và glucose người ta dùng A. dung dịch H 2 SO 4 loãng. B. dung dịch NaOH.