PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text Giữa kì 1 đề 03.pdf

Trang 1/4 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG THPT -------------------- (Đề thi có 04 trang) KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2024 - 2025 MÔN: SINH HỌC 12 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề) Họ và tên: ............................................................................ Số báo danh: ....... Mã đề 003 PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Nhận định nào sau đây về sự tái bản DNA là không đúng? A. Sự tổng hợp mạch mới của DNA bắt đầu từ trình tự khởi động (promoter). B. DNA được tái bản theo nguyên tắc bán bảo toàn. C. Mạch DNA mới được tổng hợp theo nguyên tắc bổ sung với mạch DNA khuôn. D. Chiều tổng hợp mạch DNA mới là 5’ – 3’. Câu 2. Một sinh viên đã trộn một hỗn hợp gồm các thành phần cần thiết cho quá trình tái bản DNA. Kết quả cho thấy quá trình tái bản diễn ra một cách bất thường, mạch mới được tổng hợp gồm nhiều đoạn nằm cách biệt nhau, mỗi đoạn có kích thước khoảng vài chục nucleotide. Nhiều khả năng là sinh viên này đã quên cho vào hỗn hợp thành phần nào dưới đây? A. DNA polymerase. B. Đoạn mồi. C. Ligase. D. Các nucleotide. Câu 3. Nuôi vi khuẩn E. coli trong môi trường dinh dưỡng chứa nitrogen đồng vị nặng (15N) qua nhiều thế hệ, DNA có trong các tế bào là DNA gồm các chuỗi nặng. Sau đó, chuyển vi khuẩn này sang môi trường chứa nitrogen đồng vị nhẹ ( 14N). Sau mỗi chu kì tế bào, DNA được tách chiết và xác định tỉ trọng. Sau hai chu kì tế bào, các tế bào vi khuẩn tạo thành có thể chứa các loại DNA nào trong số các loại DNA sau đây? A. 100% tế bào chứa DNA có hai mạch đều chứa 15N. B. 50% tế bào chứa DNA có một mạch chứa 15N, một mạch chứa 14N; 50% tế bào chứa DNA hai mạch đều chứa 14N. C. 100% tế bào chứa DNA có một mạch chứa 15N, một mạch chứa 14N. D. 50% tế bào chứa DNA có hai mạch chứa 15N; 50% tế bào chứa DNA hai mạch đều chứa 14N. Câu 4. Trong quá trình phiên mã, chuỗi polynucleotide của RNA được tổng hợp theo chiều nào sau đây? A. 5’ → 3’ B. 3’ → 5’ C. 5’ → 3’ hoặc 3’ → 5’ D. Cả chiều 3’ → 5’ và 5’ → 3’ Câu 5. Thành phần nào không tham gia trực tiếp vào quá trình dịch mã? A. mRNA B. DNA C. tRNA D. rRNA Câu 6. Nguyên tắc bổ sung thể hiện trong quá trình dịch mã khi A. tiểu đơn vị lớn của ribosome liên kết với tiểu đơn vị bé. B. tiểu đơn vị bé của ribosome liên kết với phân tử mRNA. C. tiểu đơn vị lớn của ribosome liên kết với phức hệ tRNA-amino acid. D. phức hệ tRNA-amino acid liên kết với mRNA. Câu 7. Nếu một codon trên phân tử mRNA có trình tự 5'-AAU-3' thì trình tự nucleotide nào dưới đây là anticodon trên phân tử tRNA tương ứng? A. 3'-AAU-5' В. 3'-TTC-5’ C. 3'-GGT-5' D. 3'-UUA- 5' Câu 8. Cơ chế điều hòa biểu hiện gene của operon Lac được phát hiện ở loài sinh vật nào sau đây? A. E. coli. B. Trùng roi. C. Nấm men. D. Xạ khuẩn. Câu 9. Hình dưới đây mô tả cơ chế điều hòa biểu hiện gene ở operon lac của vi khuẩn E. coli trong môi trường có lactose.
Trang 2/4 Khi môi trường có lactose, protein ức chế sẽ không bám vào được vùng O, RNA polymerase liên kết vào P, nhờ đó quá trình phiên mã xảy ra. Vị trí nào là nguyên nhân khiến cho protein ức chế bị bất hoạt? A. (1) B. (2) C. (3) D. (4) Câu 10. Khi nói về cơ chế phát sinh đột biến gene, nhận định nào dưới đây không đúng? A. Đột biến gene chỉ phát sinh khi có các tác nhân đột biến. B. Chất 5-bromouracil gây nên đột biến thay thế một cặp nucleotide. C. Đột biến có thể phát sinh do sai sót trong tái bản DNA. D. Gene càng dài thì càng dễ phát sinh đột biến. Câu 11. Đột biến nào khi xảy ra không làm thay đổi số nucleotide nhưng lại làm thay đổi số liên kết hydrogen trong gene? A. Đột biến thay thế cặp A – T bằng G – C. B. Đột biến mất một cặp nucleotide (mất cặp A – T hoặc G – C). C. Đột biến thay thế cặp G – C bằng C – G. D. Đột biến thêm một cặp nucleotide (thêm cặp A – T hoặc G – C). Câu 12. Dạng đột biến nào sau đây không phải là đột biến số lượng NST? A. Đảo đoạn NST. B. Dị đa bội. C. Tự đa bội. D. Lệch bội. Câu 13. Trong cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực, chromatid tại kì giữa có đường kính là A. 10 nm. B. 700 nm. C. 300 nm. D. 1400 nm. Câu 14. Khi nói về đột biến đa bội, phát biểu nào dưới đây không đúng? A. Đột biến đa bội lẻ có thể dẫn đến hình thành loài mới. B. Thể đa bội lẻ thường bị bất thụ. C. Đột biến đa bội thường hay gặp ở các loài động vật hơn là ở các loài thực vật. D. Cây đa bội thường có các bộ phận sinh dưỡng như thân, lá, củ to hơn so với các bộ phận này ở cây lưỡng bội. Câu 15. Ở người, kiểu tóc do 1 gene gồm 2 allele (A, a) nằm trên NST thường. Một người đàn ông tóc xoăn lấy vợ cũng tóc xoăn, họ sinh lần thứ nhất được 1 trai tóc xoăn và lần thứ hai được 1 gái tóc thẳng. Cặp vợ chồng này có kiểu gene là A. AA × Aa B. AA × AA C. Aa × Aa D. AA × aa Câu 16. Trong trường hợp một gene qui định một tính trạng, gene trội là trội hoàn toàn, các gene phân li độc lập, tổ hợp tự do. Phép lai AaBb × aabb cho đời con có sự phân li kiểu hình theo tỉ lệ A. 1:1:1:1 B. 3 : 1 C. 9 : 3 : 3 : 1. D. 1:1. Câu 17. Một gene chi phối nhiều tính trạng được gọi là: A. Gene tăng cường. B. Gene điều hòa. C. Gene đa hiệu D. Gene trội. Câu 18. Biết rằng tính trạng màu sắc hoa do một gene gồm 2 alelle quy định, trong đó hoa tím trội hoàn toàn so với hoa trắng. Thực hiện phép lai tứ bội P: AAaa x Aaaa thu được F1. Tỉ lệ cây hoa trắng ở F1 là: A. 1/12 B. 1/4 C. 11/12 D. 3/4
Trang 3/4 PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng/sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn Đúng hoặc Sai. Câu 1. DNA ở sinh vật nhân thực có kích thước lớn, sự nhân đôi diễn ra ở đơn vị tái bản. Hình bên minh họa quá trình nhân đôi diễn ra trên một đơn vị nhân đôi. Quan sát thông tin trên hình và cho biết mỗi nhận định sau đây là Đúng hay Sai? a) Vị trí kí hiệu (a) và (c) có chiều 5', (b) và (d) có chiều 3'. b) Sợi DNA mới tổng hợp (e) là mạch dẫn đầu, (f) là mạch theo sau. c) Quá trình nhân đôi DNA cần có hai đoạn mồi RNA tương ứng với hai chạc chữ Y trong một đơn vị nhân đôi. d) Trong một đơn vị tái bản, enzyme ligase thực hiện nối các đoạn Okazaki trên một mạch (mạch theo sau). Câu 2. Ở cà chua (Lycopersicon esculentum), phép lai giữa hai cây lưỡng bội thuần chủng, thu được F1 có các cây lưỡng bội và một số cây tam bội. Theo lí thuyết, mỗi phát biểu về phép lai này là Đúng hay Sai? a) Cây tam bội thuộc thể đột biến số lượng NST. b) Hàm lượng DNA trong tế bào sinh dưỡng của tất cả cây F1 là giống nhau. c) Trong tế bào sinh dưỡng của cây lưỡng bội có NST tồn tại thành hai chiếc tương đồng, cây tam bội có NST tồn tại thành ba chiếc tương đồng. d) Quá trình giảm phân của cây bố hoặc mẹ đã xảy ra rối loạn phân li ở tất cả các cặp NST của tất cả tế bào sinh giao tử tạo ra giao tử (2n), qua thụ tinh kết hợp với giao tử (n) tạo thành các hợp tử (3n). Câu 3. Các phát biểu sau nói về mô hình hoạt động của operon Lac ở vi khuẩn E. coli. Mỗi phát biểu sau đây là Đúng hay Sai? a) Gene điều hoà tổng hợp ra protein điều hoà mà không phụ thuộc vào sự có mặt của chất cảm ứng lactose. b) Vùng khởi động là vị trí tương tác với protein điều hoà để ngăn cản hoạt động của enzyme DNA polymerase. c) Ba gene cấu trúc lacZ, lacY, lacA trong operon Lac thường được phiên mã đồng thời tạo ra một phân tử mRNA mang thông tin mã hoá cho cả ba gene. d) Lượng sản phẩm của các gene cấu trúc có thể được tăng lên nếu có đột biến xảy ra tại vùng vận hành. Câu 4. Ở một loài thực vật, màu sắc hoa là do sự tác động của hai cặp gene (A,a và B,b) phân li độc lập. Gene A và gene B tác động đến sự hình thành màu sắc hoa theo sơ đồ: Các allele a và b không có chức năng trên. Cho các cây dị hợp về 2 cặp gene tự thụ phấn thu được F1. Theo lí thuyết, mỗi nhận định dưới đây là đúng hay sai? a) Trong số các cây hoa đỏ ở F1 thì cây thuần chủng chiếm tỉ lệ 1/9. b) Trong số các cây hoa trắng ở F1, số cây hoa trắng thuần chủng chiếm tỉ lệ 3/7. c) Tỉ lệ số cây hoa đỏ thuần chủng luôn lớn hơn số cây hoa trắng thuần chủng. d) Chọn ngẫu nhiên một cây hoa trắng ở F1; xác suất lấy được cây thuần chủng là 1/4
Trang 4/4 PHẦN III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Câu 1. Một phân tử DNA chứa toàn N15 có đánh dấu phóng xạ được nhân đôi 5 lần trong môi trường chứa N 14 . Số phân tử DNA còn chứa N15 chiếm tỉ lệ bao nhiêu? Câu 2. Cho các thành phần sau: gene, DNA polymerase, mRNA, amino acid, tRNA, Ribosome, nucleotide. Có bao nhiêu thành phần tham gia trực tiếp vào quá trình dịch mã? Câu 3. Ở vi khuẩn E. coli trong quá trình điều hòa hoạt động của operon lac, gene Z phiên mã 3 lần thì gene A phiên mã bao nhiêu lần? Câu 4. Ở cà độc dược (2n = 24), có tối đa bao nhiêu dạng thể ba tạo thành các dạng quả khác nhau về hình dạng, kích thước, phát triển gai? Câu 5. Ở một loài thực vật, tính trạng màu hoa do 3 cặp gene (A, a; B, b và D, d) nằm trên 3 cặp nhiễm sắc thể khác nhau chi phối. Kiểu gene có mặt cả 3 loại gene trội qui định hoa đỏ, kiểu gene chỉ có mặt 2 loại gene trội A và B qui định hoa hồng, các kiểu gene còn lại đều quy định hoa trắng. Cho cây dị hợp tử 3 cặp gene tự thụ phấn thu được F1. Lấy 2 cây hoa hồng F1 giao phấn với nhau đời con xuất hiện toàn hoa hồng. Có bao nhiêu phép lai khác nhau cho kết quả phù hợp? Câu 6. Cho biết gene trội là trội hoàn toàn, mỗi gene quy định 1 tính trạng, đột biến không xảy ra. Cho phép lai ♂AaBbDdEE × ♀AabbddEe, thu được F1. Theo lí thuyết, có bao nhiêu loại kiểu gene quy định kiểu hình trội về cả 3 tính trạng ở F1. -------Hết-----

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.