Nội dung text Chủ đề 2. NỘI NĂNG. ĐỊNH LUẬT I NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC - HS.docx
0Q : vật truyền nhiệt lượng cho vật khác, nhiệt độ của vật giảm xuống. 4. Định luật I – Nhiệt động lực học Độ biến thiên nội năng của hệ bằng tổng công và nhiệt lượng mà hệ nhận được: UAQ Trong đó: U là độ biến thiên nội năng của hệ. ,AQ là các giá trị đại số. 0Q : vật nhận nhiệt lượng; 0Q : vật truyền nhiệt lượng; 0A : vật nhận công; 0A : vật thực hiện công. II – BÀI TẬP LUYỆN TẬP 1. Câu trắc nhiệm nhiều phương án lựa chọn ( 4,5 điểm ) Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. (Mỗi câu trả lời đúng thí sinh được 0,25 điểm) Câu 1. Tìm phát biểu sai. A. Nội năng là một dạng năng lượng nên có thể chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác B. Nội năng của một vật phụ thuộc vào nhiệt độ và thể tích của vật. C. Nội năng chính là nhiệt lượng của vật. D. Nội năng của vật có thể tăng hoặc giảm. Câu 2. Cách nào sau đây không làm thay đổi nội năng của vật? A. Cọ xát vật lên mặt bàn. B. Đốt nóng vật. C. Làm lạnh vật. D. Đưa vật lên cao. Câu 3. Trường hợp làm biến đổi nội năng không do thực hiện công là? A. Đun nóng nước bằng bếp. B. Một viên bi bằng thép rơi xuống đất mềm. C. Nén khí trong xilanh. D. Cọ xát hai vật vào nhau. Câu 4. Trường hợp nội năng của vật bị biến đổi không phải do truyền nhiệt là: A. Chậu nước để ngoài nắng một lúc nóng lên. B. Gió mùa đông bắc tràn về làm cho không khí lạnh đi C. Khi trời lạnh, ta xoa hai bàn tay vào nhau cho ấm lên. D. Cho cơm nóng vào bát thì bưng bát cũng thấy nóng.
Câu 5. Nhiệt dung riêng của một chất có giá trị âm trong trường hợp nào sau đây A. Chất nhận nhiệt và tăng nhiệt độ. B. Chất nhận nhiệt và giảm nhiệt độ. C. Chất tỏa nhiệt và giảm nhiệt độ. D. Chất tỏa nhiệt và giữ nguyên nhiệt độ. Câu 6. Sự truyền nhiệt là: A. Sự chuyển hóa năng lượng từ dạng này sang dạng khác. B. Sự truyền trực tiếp nội năng từ vật này sang vật khác C. Sự chuyển hóa năng lượng từ nội năng sang dạng khác. D. Sự truyền trực tiếp nội năng và chuyển hóa năng lượng từ dạng này sang dạng khác. Câu 7. Nhiệt lượng trao đổi trong quá trình truyền nhiệt không phụ thuộc vào: A. thời gian truyền nhiệt. B. độ biến thiên nhiệt độ. C. khối lượng của chất. D. nhiệt dung riêng của chất. Câu 8. Đơn vị của nhiệt dung riêng của vật là: A. J/kg B. kg/J C. J/kg.K D. kg/J.K Câu 9. Nhiệt dung riêng của rượu là 2500J/kg.K. Điều đó có nghĩa là gì? A. Để nâng 1kg rượu lên nhiệt độ bay hơi ta phải cung cấp cho nó một nhiệt lượng là 2500J. B. 1kg rượu bị đông đặc thì giải phóng nhiệt lượng là 2500J. C. Để nâng 1kg rượu tăng lên 1 độ ta cần cung cấp cho nó nhiệt lượng là 2500J. D. Nhiệt lượng có trong 1kg chất ấy ở nhiệt độ bình thường. Câu 10. Gọi t là nhiệt độ lúc sau, là nhiệt độ lúc đầu của vật. Công thức nào là công thức tính nhiệt lượng mà vật thu vào? A. B. C. D. Câu 11. Có 4 bình A, B, C, D đều đựng nước ở cùng một nhiệt độ với thể tích tương ứng là: 1 lít, 2 lít, 3 lít, 4 lít. Sau khi dùng các đèn cồn giống hệt nhau để đun các bình này khác nhau. Hỏi bình nào có nhiệt độ thấp nhất? A. Bình A B. Bình B C. Bình C D. Bình D Câu 12. Nhiệt dung riêng của đồng lớn hơn chì. Vì vậy để tăng nhiệt độ của 3kg đồng và 3kg chì thêm thì: A. Khối chì cần nhiều nhiệt lượng hơn khối đồng. B. Khối đồng cần nhiều nhiệt lượng hơn khối chì. C. Hai khối đều cần nhiệt lượng như nhau.