Nội dung text 1. File đề bài.Image.Marked.pdf
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KỲ THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC – APT 2025 ĐỀ THAM KHẢO – SỐ 7 HƯỚNG DẪN LÀM BÀI THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Đề thi ĐGNL ĐHQG-HCM được thực hiện bằng hình thức thi trực tiếp, trên giấy. Thời gian làm bài 150 phút. Đề thi gồm 120 câu hỏi trắc nghiệm khách quan 04 lựa chọn. Trong đó: + Phần 1: Sử dụng ngôn ngữ: ➢ Tiếng Việt: 30 câu hỏi; ➢ Tiếng Anh: 30 câu hỏi. + Phần 2: Toán học: 30 câu hỏi. + Phần 3: Tư duy khoa học: ➢ Logic, phân tích số liệu: 12 câu hỏi; ➢ Suy luận khoa học: 18 câu hỏi. Mỗi câu hỏi trắc nghiệm khách quan có 04 lựa chọn (A, B, C, D). Thí sinh lựa chọn 01 phương án đúng duy nhất cho mỗi câu hỏi trong đề thi. CẤU TRÚC ĐỀ THI Nội dung Số câu Thứ tự câu Phần 1: Sử dụng ngôn ngữ 60 1 – 60 1.1 Tiếng Việt 30 1 – 30 1.2 Tiếng Anh 30 31 - 60 Phần 2: Toán học 30 61 - 90 Phần 3: Tư duy khoa học 30 91 - 120 3.1. Logic, phân tích số liệu 12 91 - 102 3.2. Suy luận khoa học 18 103 - 120
PHẦN 3: TƯ DUY KHOA HỌC 3.2. SUY LUẬN KHOA HỌC Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 103 đến 105: Giá trị pH mà khi đó amino acid có nồng độ ion lưỡng cực là cực đại được gọi là điểm đẳng điện (kí hiệu là pI). Khi pH < pI thì amino acid đó tồn tại chủ yếu ở dạng cation, còn khi pH > pI thì amino acid đó tồn tại chủ yếu ở dạng anion. Khi đặt trong một điện trường dạng anion sẽ di chuyển về cực (+) còn dạng cation sẽ di chuyển về cực (-). Tính chất này được gọi là tính điện di và được dùng để tách, tinh chế amino acid ra khỏi hỗn hợp của chúng. Cho các giá trị pI của các chất sau: Chất H2NCH2COOH (glycine) HOOCCH2CH2CH(NH2)COOH (glutamic acid) H2N[CH2]4CH(NH2)COOH (lysine) pI 6,0 3,2 9,7 Câu 103: Trong các giá trị pH cho dưới đây, giá trị nào là tối ưu nhất để tách ba chất trên ra khỏi dung dịch hỗn hợp của chúng? A. pH = 14,0. B. pH = 9,7. C. pH = 3,2. D. pH = 6,0. Câu 104: Có các phát biểu sau: I. Glutamic acid thuộc loại hợp chất hữu cơ tạp chức, trong phân tử chứa hai loại nhóm chức. II. Tên thay thế của glutamic acid là 2-aminopentane-1,5-dioic acid. III. Trong dung dịch pH = 3,2, glutamic acid tồn tại chủ yếu ở dạng HOOC–CH2–CH2–CH(NH2)– COO-. IV. Trong dung dịch pH = 6, có thể tách hỗn hợp gồm glutamic acid và lysine (pI = 9,7) bằng phương pháp điện di. Số phát biểu đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 105: Tại pH sinh lý (khoảng pH = 7,4), lysine sẽ tồn tại chủ yếu ở dạng nào?
A. Nhóm α-amino và ε-amino đều được ion hóa, nhóm carboxyl không ion hóa. B. Nhóm α-amino ion hóa, nhóm ε -amino và nhóm carboxyl không ion hóa. C. Nhóm α-amino không ion hóa, nhóm ε -amino và nhóm carboxyl ion hóa. D. Cả 3 nhóm α –amino, ε-amino và nhóm carboxyl đều được ion hóa. Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 106 đến 108 Vệ tinh VINASAT-2 của Việt Nam được phóng vào lúc 5h30’ (giờ Hà Nội) ngày 16/5/2012 tại bãi phóng Kourou ở Guyana bằng tên lửa Ariane5 ECA. Vùng phủ sóng cơ bản bao gồm: Việt Nam, khu vực Đông Nam Á, một số quốc gia lân lận. Với khả năng truyền dẫn: tương đương 13000 kênh thoại/internet/truyền số liệu hoặc khoảng 150 kênh truyền hình. Câu 106: Việc kết nối thông tin giữa mặt đất và vệ tinh VINASAT-2 được thông qua bằng loại sóng điện từ nào: A. Sóng dài. B. Sóng ngắn. C. Sóng trung. D. Sóng cực ngắn. Câu 107: Vệ tinh địa tĩnh là vệ tinh quay trên quỹ đạo với vận tốc bằng vận tốc góc của sự tự quay của Trái Đất. Khoảng cách từ một anten đến một vệ tinh địa tĩnh là 36000km. Lấy tốc độ lan truyền sóng điện từ là 3.108 m/s. Thời gian truyền một tín hiệu sóng vô tuyến từ vệ tinh đến anten bằng A. 1,08 s. B. 12 ms. C. 0,12 s. D. 10,8 ms. Câu 108: Quỹ đạo địa tĩnh là quỹ đạo tròn bao quanh Trái Đất ngay phía trên đường xích đạo. Vệ tinh địa tĩnh là vệ tinh quay trên quỹ đạo với vận tốc góc bằng vận tốc góc của sự tự quay của Trái Đất. Biết vận tốc dài của vệ tinh trên quỹ đạo là 3,07km/s. Bán kính Trái Đất bằng 6378 km. Chu kì sự tự quay của Trái Đất là 24 giờ. Sóng điện từ truyền thẳng từ vệ tinh đến điểm xa nhất trên Trái Đất mất thời gian là A. 0,12s. B. 0,16s. C. 0,28s. D. 0,14s. Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 109 đến 111. Trong cuộc sống, vi khuẩn ngày càng được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, từ điều trị y tế
cho đến giảm thiểu ô nhiễm chất thải độc hại. Để xác định loài vi khuẩn nào thích hợp cho một mục đích cụ thể đòi hỏi phải áp dụng những kiến thức đa dạng về đặc điểm kiểu hình của các loài vi khuẩn này. Bảng dưới đây thể hiện một số đặc điểm nổi bật của bốn loại vi khuẩn được nghiên cứu gồm: Clostridim novyi, Thermus aquaticus, Paracoccus denitrificans và Trichodesmium thiebutii. C. novyi T. aquaticus P. denitrificans T. thiebautii Kiểu trao đổi chất Kị khí bắt buộc Hiếu khí bắt buộc Kị khí không bắt buộc Kị khí không bắt buộc Loại Gram Gram dương Gram âm Gram âm Gram âm Nhiệt độ tối ưu 10 – 40 oC 50 – 80 oC 5 – 30 oC 10 – 30 oC Môi trường sống điển hình Trên mặt đất Dưới nước Dưới nước Dưới nước Đặc tính riêng Không Hướng hóa Khử nitrate Cố định đạm Câu 109: Xét nghiệm cho thấy nồng độ nitrate trong mẫu nước thải của khu vực đô thị cao hơn mức cho phép. Vi khuẩn nào thích hợp nhất để giảm nồng độ nitrate? A. Clostridim novyi. B. Thermus aquaticus. C. Paracoccus denitrificans. D. Trichodesmium thiebutii. Câu 110: Vì các khối u thường phát triển nhanh hơn nhiều so với khả năng cung cấp dinh dưỡng và oxygen máu, chúng thường lan ra cả những vị trí có nồng độ oxygen rất thấp. Ngoài khu vực này thì điều kiện thiếu oxygen nói chung là không tìm thấy ở nơi khác trong cơ thể. Người ta có thể tận dụng tính chất bất thường này để tiêm vi khuẩn đặc biệt nhằm vào các tế bào ung thư và ít gây ảnh hưởng đến phần còn lại của cơ thể. Loại vi khuẩn nào phù hợp nhất cho ứng dụng này? A. Clostridim novyi. B. Thermus aquaticus. C. Paracoccus denitrificans. D. Trichodesmium thiebutii.