Nội dung text ĐỀ 10 - ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 LÝ 11 KNTT ( Theo minh họa 2025 ).docx
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ MINH HỌA SỐ 10 ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 KẾT NỐI TRI THỨC Môn: Vật lý 11 (Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề) Họ, tên thí sinh:…………………………………………………………. Số báo danh:…………………………………………………………….. PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ lựa chọn một phương án. Câu 1. Điện trường gây ra A. cường độ điện trường tại mỗi điểm trong nó. B. điện thế tác dụng lên điện tích đặt trong nó. C. đường sức điện tại mọi điểm đặt trong nó. D. lực điện tác dụng lên điện tích đặt trong nó. Câu 2. Công thức tính độ lớn cường độ điện trường của điện tích điểm Q đặt trong chân không là A. Q Ek r . B. 2 Q Ek r . C. Q Ek r . D. 2 Q Ek r . Câu 3. Trong các nhận định dưới đây, nhận định không đúng về dòng điện là: A. Đơn vị của cường độ dòng điện là A B. Cường độ dòng điện được đo bằng ampe kế. C. Cường độ dòng điện càng lớn thì trong một đơn vị thời gian điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của vật dẫn càng nhiều. D. Dòng điện không đổi là dòng điện chỉ có chiều không thay đổi theo thời gian. Câu 4. Nếu tăng khoảng cách giữa hai điện tích điểm lên 4 lần thì lực tương tác tĩnh điện giữa chúng sẽ A. tăng lên 4 lần. B. giảm đi 4 lần. C. tăng lên 16 lần. D. giảm đi 16 lần. Câu 5. Khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn tăng thì A. cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn không thay đổi. B. cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn giảm, tỉ lệ với hiệu điện thế. C. cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn có lúc tăng, có lúc giảm. D. cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tăng, tỉ lệ với hiệu điện thế. Câu 6. Nếu hai điện tích 12q,q đẩy nhau thì A. 12q>0, q<0. B. 12qq> 0. C. 12q<0,q<0. D. 12q< 0, q> 0. Câu 7. Điện trở suất của kim loại phụ thuộc vào yếu tố nào? A. Nhiệt độ của kim loại. B. Kích thước của vật dẫn kim loại. C. Bản chất của kim loại. D. Nhiệt độ và bản chất của vật dẫn kim loại. Câu 8. Câu nào dưới đây cho biết kim loại dẫn điện tốt? A. Khoảng cách giữa các ion nút mạng trong kim loại rất lớn. B. Mật độ electron tự do trong kim loại rất lớn. C. Mật độ các ion tự do lớn. D. Giá trị điện tích chứa trong mỗi electron tự do của kim loại lớn hơn ở các chất khác. Câu 9. Đơn vị của điện thế là vôn V. 1 V bằng
A. 1J.C. B. 1 J/C. C. 1 N/C. D. 1 J/N. Câu 10. Một điện tích điểm q di chuyển trong điện trường đều E một đoạn 0,6 cm, từ điểm M đến điểm N dọc theo một đường sức điện thì lực điện sinh công 1,5.10 -18 J. Công mà lực điện sinh ra khi q di chuyển tiếp 0,4 cm từ điểm N đến điểm P theo phương nói trên nhưng chiều ngược lại là A. −10 -18 J. B. +10 -18 J. C. −1,6. 10 -18 J. D. +l,6.10 -18 J. Câu 11. Đơn vị của cường độ điện trường là A. V. B. N/m. C. V/m. D. N. Câu 12. Ứng dụng của hạt điện tích chuyển động trong điện trường đều có trong A. máy phát điện. B. máy hút ẩm. C. máy lọc nước. D. máy giặt. Câu 13. Hai nguồn điện có ghi 20 V và 40 V, nhận xét nào sau đây là đúng? A. Hai nguồn này luôn tạo ra một hiệu điện thế 20 V và 40 V cho mạch ngoài. B. Khả năng sinh công của hai nguồn là 20 J và 40 J. C. Khả năng sinh công của nguồn thứ nhất bằng một nửa nguồn thứ hai. D. Nguồn thứ nhất luôn sinh công bằng một nửa nguồn thứ hai. Câu 14. Các lực lạ bên trong nguồn điện không có tác dụng A. tạo ra và duy trì hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện. B. tạo ra và duy trì sự tích điện khác nhau ở hai cực của nguồn điện. C. tạo ra các điện tích mới cho nguồn điện. D. làm các điện tích dương dịch chuyển ngược chiều điện trường bên trong nguồn điện. Câu 15. Ta có một tụ điện khi đặt A. hai tấm kẽm ngâm trong dung dịch axit. B. hai tấm thiếc ngâm trong dung dịch NaOH. C. hai tấm gỗ khô đặt cách nhau một khoảng trong không khí. D. hai tấm nhôm đặt cách nhau một khoảng trong nước nguyên chất. Câu 16. Khi ta nói về một điện trường đều, câu nói nào sau đây là không đúng? A. Điện trường đều là một điện trường mà các đường sức song song và cách đều nhau. B. Điện trường đều là một điện trường mà véctơ cường độ điện trường tại mọi điểm đều bằng nhau. C. Trong một điện trường đều, một điện tích đặt tại điểm nào cũng chịu tác dụng của một lực điện như nhau. D. Để biểu diễn một điện trường đều, ta vẽ các đường sức song song và không cách đều nhau. Câu 17. Hai bóng đèn có hiệu điện thế định mức lần lượt là U 1 = 110V, U 2 = 220V. Chúng có công suất định mức bằng nhau, tỉ số điện trở của chúng bằng: A. 2 1 2R R B. 2 1 3R R C. 2 1 4R R D. 2 1 8R R Câu 18. Một quạt điện được sử dụng dưới hiệu điện thế 220 V thì dòng điện chạy qua quạt có cường độ là 5(A). Tính tiền điện phải trả cho việc sử dụng quạt trong 30 ngày, mỗi ngày sử dụng 30phút, biết giá điện là 600 đồng / Kwh. A. 99000đồng. B. 12600 đồng. C. 9900 đồng. D. 126000 đồng. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai Câu 1. Trong mạch điện đóng, nếu điện trở của dây dẫn giảm một nửa thì: a) Dòng điện trong mạch cũng giảm một nửa. b) Điện trường trong dây dẫn tăng lên.
c) Nhiệt độ của dây dẫn tăng. d) Điện trở của mạch giảm một nửa. Câu 2. Có hai bóng đèn có ghi: đèn 1 (220V – 100W), đèn 2 (110V – 60W). a) Hiệu điện thế lớn nhất của đèn 1 là 220V b) Công suất lớn nhất của đèn 2 là 60 W c) Công suất tối đa mà hai bóng đèn chịu được ghi ghép nối tiếp là 140 W d) Ghép hai bóng đèn trên song song nhau. Công suất tối đa mà hai bóng đèn chịu được là 84,6 W Câu 3. Một bếp điện khi hoạt động bình thường có điện trở 80 và cường độ dòng điện qua bếp khi đó là 2,5 A. a) Nhiệt lượng mà bếp toả ra trong thời gian 1 phút là 43.10 J b) Dùng bếp điện trên để đun sôi 1,5 lít nước có nhiệt độ ban đầu 25 C thì thời gian đun sôi nước là 20 phút. Coi rằng nhiệt lượng cần thiết để đun sôi nước là có ích. Hiệu suất của bếp là 78,75%. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/(kg.K). Khối lượng riêng của nước là 3D = 1000 kg/m. c) Công suất tỏa nhiệt của bếp là 0,5 kW d) Mỗi ngày sử dụng bếp này 3 giờ. Tiền điện phải trả cho việc sử dụng bếp đó trong 30 ngày, nếu giá 1kWh điện là 2000 đồng, là 100000 đồng. Câu 4. Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ. Biết E4,5 V,r1 , 12R3 ,R6 . a) Tính cường độ dòng điện qua mạch chính là 1,5 A b) Công suất của nguồn là 6,75 W c) Công suất tiêu thụ ở mạch ngoài là 2,25 W d) Công suất hao phí là 4,5 W PHẦN III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6 Câu 1. Hai tụ điện C 1 = 1 μF và C 2 = 3 μF mắc nối tiếp. Mắc bộ tụ vào 2 cực của nguồn điện có hiệu điện thế U = 4 V. Điện tích của mỗi tụ bằng bao nhiêu? (Đơn vị: μC ) Câu 2. Một e có vận tốc ban đầu v o = 3. 10 6 m/s chuyển động dọc theo chiều đường sức của một điện trường có cường độ điện trường E = 1250 V/m. Bỏ qua tác dụng của trọng trường, e chuyển động như thế nào? Tính quãng đường e đi được cho đến lúc dừng lại. (Đơn vị: cm) Câu 3. Đặt một hiệu điện thể không đối vào hai đầu đoạn dây kim loại đồng chất có tiết diện đều thì khoảng thời gian trung bình một hạt tải điện đi hết chiều dài đoạn dây là 5,0 phút. Nếu tăng chiều dài đoạn dây lên gấp 3 lần thì thời gian trung bình mà hạt tải điện đi bằng bao nhiêu? (Đơn vị: phút) Câu 4. Trong không khí, khi hai điện tích điểm đặt cách nhau lần lượt là d và d - 10 (cm) thì lực tương tác điện giữa chúng có độ lớn tương ứng là 2.10 −6 N và 5.10 −7 N. Giá trị của d là bao nhiêu? (Đơn vị : m) Câu 5. Tại hai đỉnh A,B của tam giác đều ABC cạnh a đặt hai điện tích điểm 9 12qq4.10C trong không khí. Hỏi phải đặt điện tích 3q có giá trị bao nhiêu tại C để cường độ điện trường gây bởi hệ 3 điện tích tại trọng tâm G của tam giác bằng 0. (Đơn vị: 910C ) Câu 6. Một mạch điện kín gồm nguồn điện suất điện động E=3V, điện trở trong 1r nối với mạch ngoài là biến trở R, điều chỉnh R đến công suất tiêu thụ trên R đạt giá trị cực đại. Khi đó R có giá trị là bao nhiêu? (Đơn vị: ) --------------------------------HẾT------------------------------- E, r R 2 R 1