Nội dung text Môn Vật Lý - Lớp 11 - CTST - Cả năm - File word.docx
2 - Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm trong học tập và thực hành. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên: - SGK, SGV, Giáo án. - Ảnh hoặc video về một số hiện tượng được đề cập đến trong SGK. - Máy chiếu, máy tính (nếu có). 2. Đối với học sinh: - SGK, SBT Vật lí 11 - Tư liệu, tranh ảnh, video,...liên quan đến nội dung bài học và các dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Thông qua một số ví dụ trong thực tiễn về một số vật dao động để HS có được khái niệm ban đầu về dao động cơ và đặc điểm chung của chúng. b. Nội dung: GV cho HS quan sát hình ảnh về vật dao động trong cuộc sống hằng ngày như đàn ghi ta rung động, dao động của quả lắc đồng hồ, dao động của cánh chim ruồi... thảo luận về khái niệm dao động cơ và những đặc điểm chung của dao động cơ. c. Sản phẩm học tập: HS trả lời được những câu hỏi mà GV đưa ra để thảo luận về những đặc điểm chung của dao động cơ d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chiếu video/ hình ành về một số vật dao động trong thực tế + Dây đàn ghita rung động (link video) + Xích đu đung đưa
3 + Dao động của quả lắc đồng hồ + Dao động của cánh chim ruồi để giữ cho cơ thể bay tại chỗ trong không trung khi hút mật - GV đặt câu hỏi: Vậy dao động có đặc điểm gì và được mô tả như thế nào? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát video, hình ảnh và đưa ra câu trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 1 – 2 bạn ngẫu nhiên đứng dậy trình bày suy nghĩ của mình. (HS chưa cần trả lời chính xác và đầy đủ: ví dụ các vật đều chuyển động quanh một vị trí đặc biệt) Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
4 - GV tiếp nhận câu trả lời dẫn dắt HS vào bài: Để trả lời câu hỏi này chúng ta vào bài học ngày hôm nay: Bài 1: Mô tả dao động B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1. Tìm hiểu khái niệm dao động tự do a. Mục tiêu: - HS làm thí nghiệm, quan sát để tìm ra những đặc điểm chung của dao động b. Nội dung: GV cho HS làm thí nghiệm và thực hiện các hoạt động theo SGK để tìm hiểu những đặc điểm chung của dao động điều hòa. c. Sản phẩm học tập: Rút ra được những đặc điểm của dao động điều hòa d. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM * Khái niệm dao động Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS thành 6 đến 8 nhóm, phát dụng cụ thí nghiệm cho các nhóm bao gồm: lò xo nhẹ, dây nhẹ không dãn, vật nặng và giá đỡ - GV cho HS làm việc nhóm lần lượt theo các yêu cầu trong phần Thảo luận 1 (SGK – tr5) 1. Từ một số dụng cụ đơn giản như: lò xo nhẹ, dây nhẹ không dãn, vật nặng và giá đỡ. a) Em hãy thực hiện hai thí nghiệm sau: - Cố định một đầu của lò xo, gắn vật nặng vào đầu còn lại của lò xo như Hình 1.2a. Kéo vật nặng xuống một đoạn theo phương thẳng đứng và buông nhẹ. - Cố định một đầu của dây nhẹ không dãn, gắn vật nặng vào đầu còn lại của dây. Kéo vật nặng để dây treo lệch một góc xác định và buông I. KHÁI NIỆM DAO ĐỘNG TỰ DO 1. Khái niệm dao động * Thảo luận 1 (SGK – tr5) a) Thí nghiệm dao động của con lắc đơn, con lắc lò xo b) Mô tả chuyển động: con lắc lò xo và con lắc đơn dao động xung quanh một vị trí xác định. - Điểm giống nhau về chuyển động của chúng: + Chuyển động có tính lặp lại + Chuyển động có giới hạn trong không gian * Kết luận Dao động cơ học là sự chuyển động có giới hạn trong không gian của một vật quanh một vị trí xác định gọi là vị trí cân