Nội dung text 10. sách Dịch lý và phương pháp luận của Quảng Đức.pdf
Dòch Ly ù ù vaø Phöoâ â ng pha ù ù p luaä än Quảng Đức
DỊCH LÝ VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN Tác giả: Quảng Đức - 1 - PHẦN I I. Thay lời Tựa ập Dịch lý và phương pháp luận đoán được tóm soạn vào năm 1980 mới đầu dùng để làm tài liệu hướng dẫn các lớp Dịch học tại Việt Nam, tổ chức riêng lẻ tại NhaTrang. Thành phần tham dự đều là các tu sĩ Phật Giáo cho nên phần đầu căn bản về Âm Dương, Ngũ hành sinh khắc hầu hết đã thấu triệt, chỉ đi thêm sâu vào phần phương pháp luận đoán. Số lượng tham dự hết sức giới hạn vì sự cấm đoán nghiêm ngặt của chính quyền. Sau khi được định cư tại Hoa kỳ, vào đầu thu năm 1994 một số ít người Việt tại Virginia đề nghị tổ chức tiếp các lớp Dịch Học mổi tuần vào tối thứ 5 và trọn ngày chủ nhật Các lớp tiếp theo được mở liên tục cho đến nay. Tại Hoa kỳ, các vị tham dự lớp Dịch hầu hết tuổi đời còn trẻ, đều dưới 40, đã qua chương trình đại học, trung bình là cao học; một số ít có học vị tiến sĩ. Tập Dịch lý và phương pháp luận được thêm nhiều lần sắp xếp lại cho phù hợp với trình độ người tiếp thu. Mặc dù người hướng dẫn đã qua một quá trình hơn 30 năm đọc Dịch nhưng vốn liếng hiểu biết chỉ đủ trình bày vỏn vẹn trong vòng 3 tháng. Một phần do kiến thức, am tường Dịch học của người hướng dẫn còn non, một phần do các người tham dự đã qua 5, 7 năm làm quen với Kinh dịch và có 1 trình độ văn hóa khá vững chắc. Nội dung thuyết giảng cho các lớp Dịch học trở thành chỉ là chìa khóa để người tham dự đi vào “khu rừng mênh mông Dịch học” mà thôi. Vì Kinh Dịch vốn là 1 bộ sách quá khó như nhận định của Học giả Nguyễn Hiến Lê: “Dịch học quả là 1 khu rừng mênh mông!” (Kinh Dịch, Đạo Của Người Quân Tử). Tập sách này mới đầu viết cho các lớp Dịch đó. Hầu hết các vị đã tham dự các khóa học đều liên tục bổ sung thêm phần phương pháp luận cho nên tập sách này có thể nói là công trình tóm soạn của tập thể nhóm nghiên cứu Dịch lý vùng Hoa Thịnh Đốn. Cho dù đã đắn đo, cẩn thận, sữa chữa, bổ sung nhiều lần vẫn không tránh khỏi nhiều thiếu sót và thiễn cận. Gần đây, Liên Hiệp Quốc đã thành lập “Hội Nghiên Cứu Kinh Dịch” và đã qua 4 lần Đại Hội, đồng thời các Hội Kinh Dịch cũng đã hình thành và phát triển tại các nước Anh, Pháp, Đức, Hoa kỳ, v.v... Tại Trung Quốc sau 40 năm bị ngăn cấm, các Trung Tâm CHU DỊCH với Dự Đoán Học Thiệu Vĩ Hoa lần lượt được chính thức thành lập. Giáo trình Dịch học đưa vào dạy tại các trường Đại Học Nhân Dân và ngay tại trường Trung Ương Đảng, các Học viện... Tại Việt Nam, T
DỊCH LÝ VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN Tác giả: Quảng Đức - 2 - các Bộ CHU DỊCH của Phan Bội Châu, Bộ Kinh Dịch của Ngô Tất Tố, Kinh Dịch với Vũ Trụ Quan Đông Phương của Nguyễn-Hữu-Lương, đặc biệt gần đây Bộ Kinh Dịch Đạo Của Người Quân Tử của Nguyễn Hiến Lê đã chính thức cho phép phổ biến qua nhiều lần tái bản. Năm 1995 Nhà Xuất Bản Giáo Dục Hà Nội cho xuất bản tập “Tích Hợp Đa Văn Hóa Đông Tây cho 1 chiến lược Giáo Dục tương lai” của Tác giả Nguyễn Hoàng Phương với kỳ vọng dùng Kinh Dịch làm cơ sở căn bản tiêu biểu cho sự tiếp nối, gặp gỡ hai nền văn minh Đông Tây, như là 1 kỳ tích mới của thế kỷ 21 sắp đến và Kinh Dịch trở thành yếu tố tâm linh căn bản cho một hành trình văn học trở về nguồn, rập y khuôn Bản Thệ “Duy Tuệ Thị Nghiệp” của viện Đại Học Vạn Hạnh từ ba mươi năm về trước. Không riêng Viện Đại Học Vạn Hạnh, Kinh Dịch cũng đã đưa vào dạy trước đây tại các viện Đại Học Sài Gòn, Huế, Đà Lạt, Cần Thơ, Minh Đức gắn liền tên tuổi của các học giả, giáo sư như Thu Giang Nguyễn Duy Cần, Nguyễn Hữu Lương, linh mục Kim Định, Bửu Cầm, Nguyễn Đăng Thục, Nghiêm Thẩm, Tuệ Sỹ, Toan Ánh, Nguyễn Mạnh Bảo, Lê Chí Thiệp, Nguyễn Duy Tinh... Tuy vậy, cho đến nay ở nước ta, theo nhận định của Học giả Nguyễn Hiến Lê, chưa có ai có thể gọi là nhà Dịch Học được 1[1] và vì thế, tập sách nầy không đi sâu vào phần kinh. Độc giả có thể tham khảo; để tìm hiểu thêm triết lý trong Kinh Dịch tức vũ trụ quan, nhân sinh quan, cách xử thế mà Học giả Nguyễn Hiến Lê gọi là Đạo Dịch, Đạo của Bậc chính nhân quân tử ở các tác phẩm của các Học giả, Giáo sư nêu trên. Chúng tôi chỉ chú trọng phần phương pháp luận đoán tóm gọn và hệ thống hóa từ các tài liệu của Chu Công, Khổng Tử, Giác Tử, Tôn Tẩn, và Dã Hạc Tiên Sinh... Riêng phần chiêm gia trạch được tổng hợp từ các tài liệu: - Hồng Vũ Cấm thư của Dương Quân Tùng (Dịch giả Nguyễn Văn Minh-Bộ Quốc Gia Giáo Dục xuất bản 1962) - Dương Trạch Tam Yếu và Địa lý Ngũ Quyết của Triệu Cữu Phong (nguyên tác) - Qủy Cốc biện hào Pháp của Qủy Cốc Tiên Sinh (tài liệu chép tay) - Phép Bốc Dịch của Trương Cảnh Tùng (Vọng Chi dịch-roneo) - Dịch học của Dã Hạc Tiên Sinh và của Vương Hạo (Bản dịch của Tú Tài Phan Đình Tuần-tài liệu chép tay) 1[1] Kinh Dịch Đạo Của Người Quân Tử của Nguyễn Hiến Lê, Văn Nghệ xuất bản.
DỊCH LÝ VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN Tác giả: Quảng Đức - 3 - II. Sơ Lược ruyền rằng, xưa thật xưa, không biết mấy ngàn năm trước Tây lịch. Vua Phục Hy-còn gọi là Bào Hy- là vị vua thời Thái cổ, có thuyết cho rằng khoảng 2850 năm trước Tây lịch, nhìn thấy các khoáy phân ra từng đám, chẳn, lẻ từ 1 đến 9 hiện trên lưng con Long-Mã trên Hoàng Hà mà hiểu được lẽ biến hóa không cùng của vũ trụ. Vua bèn vạch 1 nét liền ( ) tượng cho lẻ: Dương, vạch 1 nét đứt ( ) tượng cho chẳn: Âm. Vua thấy rằng đầy trong trời đất không có gì không ngoài lẽ: một Âm một Dương. Có Âm có Dương thì có Tượng, có Tượng thì tự bên trong đã có số. Lúc đầu Phục Hy vạch một vạch lẻ để hình dung cho khí Dương, vạch 1 vạch chẳn để hình dung cho khí Âm. Nhưng hể có 2 thì liền có 4, có 4 liền có 8... Âm Dương lên xuống, đầy vơi, qua lại, biến hóa không ngừng. Thái cực sinh ra Hai Nghi, Hai Nghi sinh ra Bốn Tượng, Bốn Tượng sinh ra Tám quẻ. Quẻ nọ chồng lên quẻ kia qua lại thành 64 quẻ. Thiệu Tử nói: “Thái cực đã chia, Hai Nghi đã dựng, Dương giao lên với Âm, Âm giao xuống với Dương mà bốn Tượng sinh ra. Dương giao với Âm, Âm giao với Dương sinh ra bốn tượng của trời; cứng giao với mềm, mềm giao với cứng sinh ra bốn tượng của Đất. Tám quẻ cọ nhau mà sau muôn vật mới sinh ra”. Kinh Dịch là bộ sách tối cổ của Trung Hoa giải thích được toàn vẹn lý vận hành của vũ trụ. Chỉ 8 quẻ và mấy nét liền, đứt, sắp xếp qua lại, lên xuống mà bao quát hết lẽ muôn vật, làm căn bản cho một nền Triết học Đông Phương. Lúc đầu Dịch chỉ một mớ vạch liền, đứt do Phục Hy vạch ra. Cho đến đầu nhà CHU, vua Văn Vương mới đem các quẻ PHỤC HY ra đặt tên và diễn lời. CHU CÔNG con trai của Văn Vương chia quẻ làm 6 phần, mổi phần là một hào. Sau KHỔNG TỬ soạn thêm Thoán truyện, Tượng truyện, Văn ngôn, Hệ Từ truyện, Thuyết quái, Tự quái, Tạp quái. Thoán truyện, Tượng truyện, Hệ Từ Truyện đều chia làm 2 Thiên thượng hạ vị chi tất cả 10 Thiên gọi là Thập Dực làm cho ý nghĩa của Kinh Dịch sâu rộng thêm. Mặc dù vậy, những thiên của Khổng Tử vẫn tách riêng không phụ hẳn vào quái từ của Văn Vương và hào từ của Chu Công. Lúc này Dịch chỉ là 1 cuốn sách Triết lý tổng hợp những tư tưởng của nhiều Triết gia có nhiều xu hướng khác nhau- gọi chung là Phái Dịch Học. Đến đời Hán, Phi Trực mới đem các truyện của Khổng Tử vào chú thích cho Kinh Dịch của Văn Vương và Chu Công sâu rộng thêm. Lúc này Dịch đã có thêm sắc thái của Tượng số học, giải thích vũ trụ bằng T