Nội dung text Hướng dẫn làm report môn BRM3005.docx
Page 1 | KHOA QUẢN TRỊ VÀ KINH TẾ SÁNG TẠO TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN TRÌNH BÀY BẢN KẾ HOẠCH VÀ BÁO CÁO MÔN BRM3005 – THỰC HÀNH TRIỂN KHAI DỰ ÁN TRUYỀN THÔNG (ASSIGNMENT) CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU Phần 1: Hướng dẫn thể thức –tr1 Phần 2: Hướng dẫn nội dung – tr11 PHẦN 1: HƯỚNG DẪN THỂ THỨC 1. HƯỚNG DẪN ĐỊNH DẠNG 1.1. Trình bày văn bản - Kiểu chữ: Time New Roman – chỉ dùng một font chữ duy nhất cho toàn bộ tài liệu - Cỡ chữ: 13 - Màu chữ: đen - Giãn cách dòng: 1.5 lines - Lề trên: 3.5 cm; lề dưới 3.0 cm; lề trái: 3,5 cm; lề phải: 2,0 cm - Số trang được đánh ở giữa, phía trên đầu mỗi trang giấy - Assignment được in trên giấy trắng, khổ A4 (210 x 297 mm) - Chữ trong văn bản cần được căn đều (chế độ Justified), chữ ghi chú dưới ảnh cần được căn giữa (Centered)
Page 2 | - Các mục chính trong bài cần được bôi đậm (Bold), các câu trích dẫn của nhân vật cần được để trong dấu ngoặc kép, và in nghiêng - Luôn ấn Ctrl + A (chọn tất cả) và chỉnh lại format đồng nhất trước khi kết thúc 1.2. Bìa Assignment Đầy đủ các yếu tố theo thứ tự ưu tiên: - Bo viền đúng chuẩn làm tiểu luận - Logo đúng quy chuẩn - Tên loại hình văn bản: ASSIGNMENT Tên môn học gồm mã môn, tên môn ví dụ: BRM3005 – THỰC HÀNH TRIỂN KHAI DỰ ÁN TRUYỀN THÔNG - Tên đề tài: + Dự án truyền thông abc xyz của… - Tên GVHD: Ms./Mr./Giảng viên + Họ tên đầy đủ viết hoa toàn bộ - Tên lớp - Tên nhóm - Danh sách thành viên: STT + Họ tên đầy đủ + MSV - Thời gian thực hiện: Tháng/Năm (viết thường) 1.3. Tiểu mục - Các tiểu mục của Assignment được trình bày và đánh số, nhóm chữ số. Tối đa gồm 04 chữ số với số thứ nhất chỉ số chương (Ví dụ: 3.1.2.4. chỉ chương 03, mục 1, nhóm tiểu mục 2, tiểu mục 4) - Tại mỗi nhóm tiểu mục phải có ít nhất 02 tiểu mục tức có nghĩa là nếu đã có tiểu mục 3.1.1. thì phải có tiểu mục 3.1.2.
Page 3 | 1.4. Bảng biểu, hình vẽ và ảnh minh họa - Đánh số bảng biểu, hình vẽ phải tương ứng với chương đó (Ví dụ: Hình 3.1 có nghĩa là hình thứ 1 trong chương 3; Hình 4.2 có nghĩa là hình thứ 2 trong chương 4) - Nếu bảng biểu, hình vẽ được lấy từ các nguồn khác thì phải trích dẫn (Ví dụ: Nguồn: Tr.54, 55, Tạp chí Marketing Việt Nam (2009), Số 58, NXB Lao Động) - Ảnh minh họa nên sử dụng ảnh lớn, có định dạng chất lượng cao nhất (HD) để tránh tình trạng ảnh bị vỡ, mờ khi in ra hoặc chiếu trên slide. Khi tìm kiếm ảnh trên Google Image, hãy đảm bảo mình đã bật chế độ tìm kiếm ảnh lớn. 1.5. Viết tắt - Chỉ viết tắt những từ, cụm từ hoặc thuật ngữ được sử dụng nhiều lần trong Assignment - Nếu cần viết tắt những từ, cụm từ, thuật ngữ,…thì được viết tắt sau lần thứ nhất và có kèm chữ viết tắt trong ngoặc đơn (Ví dụ: Thông cáo báo chí (TCBC). Đồng thời, phải cập nhật vào trong Danh mục chữ viết tắt ở phần đầu của bài viết (Sinh viên tham khảo trong tài liệu đi kèm) - Không viết tắt những cụm từ dài ít xuất hiện 1.6. Phụ lục - Gồm những nội dung cần thiết minh họa hoặc hỗ trợ cho nội dung Assignment như biểu mẫu, bảng câu hỏi, số liệu, danh sách,… - Nếu dùng bảng câu hỏi khảo sát, phiếu thăm dò, các bảng tính toán,… thì các bảng này được đưa vào phần phụ lục ở dạng nguyên bản. Lưu ý không được tóm tắt hoặc sửa đổi so với với nguyên bản
Page 4 | - Phần phụ lục không được có độ dày hơn phần nội dung chính của Assignment 2. MỘT SỐ QUY TẮC VIẾT CHÍNH TẢ 2.1 Quy tắc về khoảng trống (space) - Hai chữ tiếp nối nhau chỉ cách nhau một khoảng trống. - Dấu chính tả như chấm (.), phẩy (,), hỏi (?), than (!), ba chấm (…), luôn luôn đi liền theo ký tự trước và cách ký tự sau một ký tự trống. 2.1. Quy tắc viết hoa cơ bản - Đầu câu, danh từ riêng. Ví dụ: Mặt Trời, Trái Đất… - Sau dấu hai chấm mà kiểu câu liệt kê thì không viết hoa. Ví dụ: Xoài có nhiều loại: xoài tượng, xoài cát, xoài thanh ca… - Viết hoa tên người, tên địa danh nước ngoài: Hà Lan, Bồ Đào Nha 3. NGÔI VÀ NHÂN XƯNG Trong tài liệu, trừ phần Cảm ơn thầy cô hướng dẫn (Nếu có), đối với phần còn lại, người viết nên dùng ngôi thứ ba số ít, nghĩa là phải tránh sử dụng các đại từ nhân xưng như “tôi” hoặc “bạn”. Ngôi thứ ba sẽ giúp bài viết khách quan hơn và ít mang tính cá nhân. Ví dụ: Thay vì viết Sau một thời gian nghiên cứu, chúng em quyết định chọn doanh nghiệp X vì lý do => Hãy viết: Sau một thời gian nghiên cứu, nhóm 1 quyết định chọn doanh nghiệp X vì lý do Bí quyết “nhỏ mà có võ”: - Luôn tra từ điển tiếng Việt nếu chưa chắc chắn - Chia đoạn và cách dòng nếu viết dài.