PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text Hóa 6 - Bài 2 - các thể của chất và sự chuyển thể - trương xuân tài - gia lai.docx

CÁC THỂ CỦA CHẤT VÀ SỰ CHUYỂN THỂ PHẦN A. LÝ THUYẾT. I. Các thể , đặc điểm, tính chất của chất. 1. Các thể của chất Chất tồn tại ở ba thể: rắn, lỏng, khí (hơi). 2. Đặc điểm. Thể rắn Thể lỏng Thể khí Hình dạng Hình dạng cố định Hình dạng theo vật chứa Hình dạng theo vật chứa Khả năng lan truyền (hay khả năng chảy) Không chảy được  Có thể rót được và chảy tràn trên bề mặt Dễ dàng lan tỏa trong không gian theo mọi hướng Khả năng liên kết các hạt liên kết chặt chẽ các hạt liên kết không chặt chẽ các hạt chuyển động tự do Thể tích thể tích xác định thể tích xác định thể tích không xác định Khả năng chịu nén Rất khó nén Khó nén Dễ nén Ví dụ  Đinh sắt, hòn đá, chậu nhôm, mâm đồng, cốc thủy tinh,... Nước, rượu, dầu ăn, xăng,... Không khí, khí oxygen, khí nitrogen,... 3. Tính chất của chất. Tính chất vật lí (không có tạo thành chất mới) Tính chất hóa học (có sự tạo thành chất mới) + Thể (rắn, lỏng, khí). + Màu sắc, mùi, vị, hình dạng, kích thước, khối lượng riêng. + Tính tan trong nước hoặc chất lỏng khác. + Tính nóng chảy, sôi của một chất. +Tính dẫn điện, dẫn nhiệt. ví dụ: Băng tan + Chất bị phân hủy + Chất bị đốt cháy Ví dụ: quá trình đường bị hóa đen khi đun tạo chất mới là tính chất hóa học. II. Sự chuyển thể của chất. Sự chuyển thể của chất Khái niệm Ví dụ Lưu ý
Sự nóng chảy quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng của chất. Khi cây kem mang ra khỏi tủ lạnh một thời gian bị chảy. xảy ra tại nhiệt độ xác định Sự đông đặc  quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể rắn của chất. Vào mùa đông, nhiệt độ thấp, nước bị đông đặc tạo thành băng tuyết. Sự sôi là quá trình bay hơi xảy ra trong lòng và cả trên bề mặt thoáng của chất lỏng. Sự sôi là trường hợp đặc biệt của sự bay hơi. Nước sôi Sự bay hơi quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể hơi của chất. Hơi nước từ các hồ nước nóng xảy ra tại mọi nhiệt độ Sự ngưng tụ quá trình chuyển từ thể khí (hơi) sang thể lỏng của chất.  Thả đá vào cốc nước bình thường, một lúc sau xung quanh cốc có các giọt nước li ti đọng lại PHẦN B: BÀI TẬP TỰ LUẬN. Câu 1: Chọn những cụm từ hay những số thích hợp để điền vào các chỗ trống trong các câu sau: a) Sự nóng chảy là sự chuyển từ ……………sang……………. b) Sự đông đặc là sự chuyển từ…………….. sang ……………..sang c) Những chất khác nhau thì …………hay……………. ở những nhiệt độ cũng ...……… d) Một chất………………. ở nhiệt độ nào thì cũng đông đặc ở……………... Nhiệt độ đó gọi chung là………………. e) Một vật làm bằng sắt, khi nóng chảy thể tích của nó ………………… f) Một cục nước đá khi nóng chảy thể tích của nó………………… g) Trên nhiệt độ nóng chảy vật ở thể…………….. dưới nhiệt độ nóng chảy vật ở thể ………………. Hướng dẫn giải: a) Sự nóng chảy là sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng. b) Sự đông đặc là sự chuyển từ lỏng sang thể rắn. c) Những chất khác nhau thì nóng chảy hay đông đặc ở những nhiệt độ cũng khác nhau. d) Một chất nóng chảy ở nhiệt độ nào thì cũng đông đặc ở nhiệt độ đó. Nhiệt độ đó gọi chung là nhiệt độ nóng chảy. e) Một vật làm bằng sắt, khi nóng chảy thể tích của nó tăng. f) Một cục nước đá khi nóng chảy thể tích của nó giảm. g) Trên nhiệt độ nóng chảy vật ở thể lỏng, dưới nhiệt độ nóng chảy vật ở thể rắn. Câu 2: Em hãy mô tả hai quá trình chuyển đổi từ thể rắn sang thể lỏng và ngược lại mà em hay gặp trong đời sống.
Hướng dẫn giải: Sự chuyển thể của nước: Khi làm lạnh, nước chuyển dần từ thể lỏng sang thể rắn (nước đá); khi nóng chảy, nước đá từ thể rắn lại chuyển về thể lỏng. Sự chuyển thể của mỡ lợn: Khi đun nóng, mỡ lợn chuyển dần từ thể rắn sang thể lỏng; khi để nguội và gặp lạnh mỡ lợn lại chuyển từ thể lỏng sang thể rắn. Câu 3: Bạn An lấy một viên đá lạnh nhỏ trong tủ lạnh rồi bỏ lên chiếc đĩa. Khoảng một giờ sau, bạn An không thấy viên đá lạnh đâu nữa mà thấy nước trải đều trên mặt đĩa. Bạn An để luôn vậy và ra làm rau cùng mẹ. Đến trưa, bạn lấy chiếc đĩa ra để rửa thì không còn thấy nước. a) Theo em, nước đã biến đi đâu mất? b) Nước có thể tồn tại ở những thể nào? c) Hãy vẽ sơ đồ mô tả sự biến đổi giữa các thể của nước? d) Tại sao lại có hiện tượng nước trải đều trên bề mặt đĩa. e) Nếu để một cốc có chứa nước đá lạnh bên trong, sau một thời gian thấy có nước ở bên ngoài cốc. Giải thích tại sao có hiện tượng đó. Hướng dẫn giải: a) Nước đã bốc hơi mất nên không còn trên đĩa nữa. b) Nước tồn tại ở 3 thể khác nhau: Thể rắn (viên nước đá), thể lỏng (nước trong đĩa); thể khí (hơi nước). c) Sơ đồ mô tả sự biến đổi giữa các thể của nước: d) Có hiện tượng nước trải đều trên mặt đĩa vì ở thể lỏng các hạt cấu tạo nên chất liên kết lỏng lẻo nên nó trượt đều ra. e) Có nước bám bên ngoài cốc là do đá lạnh nên môi trường xung quanh cốc lạnh hơn làm cho hơi nước trong không khí ngưng tụ thành nước lỏng mà ta nhìn thấy. Câu 4: Hãy giải thích vì sao 1ml nước lỏng khi chuyển sang thể hơi lại chiếm thể tích khoảng 1300ml (ở điều kiện thường). Hướng dẫn giải: Do ở thể hơi (thể khí), các hạt cấu tạo nên chất chuyển động tự do, khoảng cách giữa các hạt rất xa nhau làm cho thể tích hơi nước tăng lên rất nhiều so với thể lỏng. Câu 5:  Các chất dưới đây tồn tại ở thể nào trong điều kiện thường? Hãy liệt kê một số tính chất vật lý của các chất đó. a) Đường mía (sucrose) b) Muối ăn (sodium chloride) c) Sắt (iron) d) Nước Hướng dẫn giải: a) Đường mía (sucrose): Ở điều kiện thường là chất rắn, vị ngọt, tan trong nước. b) Muối ăn (sodium chloride): Ở điều kiện thường là chất rắn, vị mặn, tan nhiều trong nước. c) Sắt (iron): Ở điều kiện thường là chất rắn, màu trắng xám, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt.
d) Nước: Ở điều kiện thường là chất lỏng, không màu, không mùi, không vị và có thể hòa tan được nhiều chất khác. Câu 6: Hình dưới đây được chụp tại một con đường ở Ấn Độ vào mùa hè với nhiệt độ ngoài trời có lúc lên trên 50 o C. a) Theo em, hiện tượng nhựa đường  như trên có thể gọi là hiện tượng gì? b) Qua hiện tượng trên, em có kết luận gì về nhiệt độ nóng chảy của nhựa đường? c) Em hãy đề xuất một giải pháp phù hợp nhất để “cứu” mặt đường trong những trường hợp sắp xảy ra hiện tượng như trên. Hướng dẫn giải: a) Hiện tượng nhựa đường chảy ra do nhiệt độ cao gọi là sự nóng chảy. b) Qua hiện tượng trên có thể kết luận nhiệt độ nóng chảy của nhựa đường khá thấp, chỉ khoảng 50 o C. c) Giải pháp phù hợp để “cứu” mặt đường khi xảy ra hiện tượng nhựa đường nóng chảy là tưới nước để giảm nhiệt độ mặt đường, tránh sự nóng chảy của nhựa đường. Câu 7: a) Hiện tượng nhựa đường chảy ra do nhiệt độ cao gọi là sự nóng chảy. b) Qua hiện tượng trên có thể kết luận nhiệt độ nóng chảy của nhựa đường khá thấp, chỉ khoảng 50 o C. c) Giải pháp phù hợp để “cứu” mặt đường khi xảy ra hiện tượng nhựa đường nóng chảy là tưới nước để giảm nhiệt độ mặt đường, tránh sự nóng chảy của nhựa đường. Hướng dẫn giải: Tính chất vật lí của giấm ăn: chất lỏng, không màu, vị chua, hòa tan được một số chất khác. Tính chất hóa học của giấm ăn: làm giấy quỳ tím chuyển sang màu đỏ; khi cho giấm vào bột vỏ trứng thì có hiện tượng sủi bọt khí. Câu 8: Cho biết nhiệt độ nóng chảy của parafin (sáp  nến) là 37 o C, của sulfur (lưu huỳnh) là 113 o C. Nếu trong phòng thí nghiệm không có nhiệt kế, chỉ có đèn cồn, nước và cốc thủy tinh, em hãy trình bày cách tiến hành thí nghiệm để chứng tỏ parafin có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn lưu huỳnh. Hướng dẫn giải: Cho biết nhiệt độ nóng chảy của parafin (sáp  nến) là 37 o C, của sulfur (lưu huỳnh) là 113 o C. Nếu trong phòng thí nghiệm không có nhiệt kế, chỉ có đèn cồn, nước và cốc thủy tinh, em hãy trình bày cách tiến hành thí nghiệm để chứng tỏ parafin có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn lưu huỳnh. Câu 9: Hãy giải thích tại sao nhiệt độ cơ thể càng cao thì cột thủy ngân trong nhiệt kế càng tăng lên. Hướng dẫn giải: Khi nhiệt độ cơ thể tăng cao, kéo theo nhiệt độ của nhiệt kế tăng theo, do đó khoảng cách các hạt của chất thủy ngân tăng lên làm thể tích tăng lên. Chính vì thế, chiều cao của cột thủy ngân trong nhiệt kế cũng tăng theo. Câu 10: Ghi đúng (Đ), sai (S) vào cột trống:

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.