PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text PHẦN III CÂU TRẢ LỜI NGẮN - TƯƠNG TÁC GENE - HS.docx

TƯƠNG TÁC GENE PHẦN III: CÂU HỎI TRẢ LỜI NGẮN Câu 1. Màu sắc hạt ngô (Zea mays) do hai cặp gene không allele thuộc hai cặp nhiễm sắc thể khác nhau quy định màu sắc hạt ngô. Những cây có đủ hai gene trội (A-B-) có hạt màu tím, những cây không đủ hai gene trội (A-bb; aaB-; aabb) có hạt màu trắng. Cây có hạt màu tím có bao nhiêu kiểu gene quy định? Đáp án Câu 2. Màu sắc hạt ngô (Zea mays) do hai cặp gene không allele thuộc hai cặp nhiễm sắc thể khác nhau quy định màu sắc hạt ngô. Những cây có đủ hai gene trội (A-B-) có hạt màu tím, những cây không đủ hai gene trội (A-bb; aaB-; aabb) có hạt màu trắng. Cây có hạt màu trắng có bao nhiêu kiểu gene quy định? Đáp án Câu 3. Xét tính trạng màu da của một loài cá được di truyền do một gene gồm 4 allele quy định. Mỗi allele tạo ra một sản phẩm protein tương ứng với các đơn vị tạo sắc tổ da: W 1 cho 1 đơn vị; W 2 cho 2 đơn vị; W 3 cho 3 đơn vị; W 4 cho 4 đơn vị. Cho lai 1 con cá đực có kiểu gene W 1 W 3 với 1 con cá cái có hai allele W 2 W 4 . Tỉ lệ ở thế hệ con của phép lai này có màu da tương ứng 5 đơn vị sắc tố là bao nhiêu phần trăm? Đáp án Câu 4. Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc hoa do 2 cặp gen A, a và B, b phân li độc lập cùng quy định. Khi trong kiểu gen có mặt đồng thời cả alen A và B quy định hoa đỏ; các kiểu gen còn lại cho hoa trắng. Biết rằng không xảy ra đột biến và không tính phép lai thuận nghịch. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phép lai giữa hai cây có kiểu hình khác nhau đều cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 3 : 1? Đáp án Câu 5. Màu sắc hạt ngô (Zea mays) do hai cặp gene không allele thuộc hai cặp nhiễm sắc thể khác nhau quy định màu sắc hạt ngô. Những cây có đủ hai gene trội (A-B-) có hạt màu tím, những cây không đủ hai gene trội (A-bb; aaB-; aabb) có hạt màu trắng. Cho F1 tự thụ phấn được F2 có 43,75% cây hạt màu trắng: 56,25% hạt màu tím. Nếu cho cây F1 lai phân tích thì ở đời con loại kiểu hình cây hạt màu trắng có tỉ lệ bao nhiêu phần trăm? Đáp án Câu 6. Màu sắc hạt ngô (Zea mays) do hai cặp gene không allele thuộc hai cặp nhiễm sắc thể khác nhau quy định màu sắc hạt ngô. Những cây có đủ hai gene trội (A-B-) có hạt màu tím, những cây không đủ hai gene trội (A-bb; aaB-; aabb) có hạt màu trắng. Cho F1 tự thụ phấn được F2 có 43,75% cây hạt màu trắng: 56,25% hạt màu tím. Nếu cho cây F1 lai với cây hạt màu tím thuần chủng thì ở đời con loại kiểu hình hạt màu tím có tỉ lệ bao nhiêu phần trăm? Đáp án Câu 7. Cho cây hoa vàng giao phấn với cây hoa vàng được F1 đồng loạt hoa đỏ. Cho F1 giao phấn ngẫu nhiên được F2 gồm có 56,25% cây cho hoa đỏ; 37,5% cây cho hoa vàng; 6,25% cây cho hoa trắng. Cho 2 cây hoa vàng F1 lai với nhau, thu được đời con có kiểu hình là: 50% cây hoa đỏ: 50 % cây hoa vàng. Theo lí thuyết, kiểu gen có bao nhiêu phép lai sau đây giữa 2 cây hoa vàng sẽ cho kết quả như vậy? I-Aabb × aaBb. II-AAbb × aaBb. III-Aabb × aaBB. IV-Aabb × Aabb.
Đáp án Câu 8. Ở ngô, tính trạng chiều cao do 3 cặp gen Aa, Bb và Dd nằm trên 3 cặp NST khác nhau tương tác theo kiểu cộng gộp, trong đó cứ có mỗi alen trội làm cho cây cao thêm 10cm. Cây thấp nhất có độ cao 110 cm. Lấy hạt phấn của cây cao nhất thụ phấn cho cây thấp nhất được F1. Cho F1 lai phân tích thu được Fb. Số loại kiểu hình ở Fb là bao nhiêu ? Đáp án Câu 9. Ở ngô, tính trạng chiều cao do 3 cặp gen Aa, Bb và Dd nằm trên 3 cặp NST khác nhau tương tác theo kiểu cộng gộp, trong đó cứ có mỗi alen trội làm cho cây cao thêm 5 cm. Cây thấp nhất có độ cao 100 cm. Lấy hạt phấn của cây cao nhất thụ phấn cho cây thấp nhất được F1. Cho F1 tự thụ phấn, thu được F2. Biết không xảy ra hiện tượng đột biến. Theo lí thuyết ở F2, loại cây cao 115 cm chiếm tỉ lệ bao nhiêu phần trăm? Đáp án Câu 10. Tính trạng khối lượng quả của một loài thực vật di truyền tương tác cộng gộp, cứ thêm 1 alen trội thì cân nặng của quả tăng lên. Biết các cặp gen phân li độc lập với nhau. Cho cây dị hợp về tất cả các cặp gen tự thụ phấn, thu được F1 có 9 kiểu hình về tính trạng khối lượng quả. Có bao nhiêu cặp gen quy định tính trạng khối lượng quả? Đáp án Câu 11. Tính trạng khối lượng quả của một loài thực vật di truyền tương tác cộng gộp, các cặp gen phân li độc lập với nhau. Cho cây dị hợp về tất cả các cặp gen tự thụ phấn, thu được F1 có 9 kiểu hình về tính trạng khối lượng quả, trong đó quả nặng nhất là 150g; quả nhẹ nhất là 70g. Ở F1, có bao nhiêu kiểu gen quy định kiểu hình có quả nặng 80g? Đáp án Câu 12. Ở ngô, tính trạng chiều cao do 3 cặp gen Aa, Bb và Dd nằm trên 3 cặp NST khác nhau tương tác theo kiểu cộng gộp, trong đó cứ có mỗi alen trội làm cho cây cao thêm 10 cm. Cây thấp nhất có độ cao 100 cm. Cho cây có kiểu gen AaBbDD tự thụ phấn thu được F1. Biết không xảy ra hiện tượng đột biến. Theo lí thuyết ở F1, loại cây cao 140 cm do bao nhiêu kiểu gen quy định? Đáp án Câu 13. Ở một loài thực vật, tính trạng khối lượng quả do nhiều cặp gen nằm trên các cặp NST khác nhau di truyền theo kiểu tương tác cộng gộp. Cho cây có quả nặng nhất (240g) lai với cây có quả nhẹ nhất (120g) được F1. Cho F1 giao phấn tự do được F2 có 640 cây với 7 loại kiểu hình về tính trạng khối lượng quả. Ở F2, có bao nhiêu cây có quả nặng 200g? Đáp án Câu 14. Ở loài chuột nhảy Meriones unguiculatus, màu sắc của lông do hai cặp gene không allele thuộc hai NST khác nhau quy định, các gen này quy định các enzyme khác nhau cũng tham gia vào một chuỗi phản ứng hóa sinh để tạo nên sắc tố lông ở chuột theo sơ đồ sau:
Có bao nhiêu phép lai không tạo ra chuột lông đen? (1) Chuột lông lang x Chuột lông trắng (2) Chuột lông lang x Chuột lông đen (3) Chuột lông trắng x Chuột lông trắng (4) Chuột lông lang x Chuột lông lang Đáp án Câu 15. HbA là loại hemoglobin phổ biến nhất ở cơ thể người, được cấu tạo từ hai chuỗi  polypeptide α và hai chuỗi polypeptide β. Trong đó hai chuỗi polypeptide α do hai gene cùng nằm trên nhiễm sắc thể số 16 là HBA 1 và HBA 2 quy định, chuỗi polypeptide β do gene HBB nằm trên nhiễm sắc thể số 11 quy định. Có tất cả bao nhiêu gene không allele quy định  hemoglobin (HBA) bình thường? Đáp án Câu 16. Ở một loài hoa, xét 3 cặp gen phân li độc lập, các gen này quy định các enzyme khác nhau cũng tham gia vào một chuỗi phản ứng hóa sinh để tạo nên sắc tố ở cánh hoa theo sơ đồ sau: Các allele lặn đột biến k, l, m đều không tạo ra được các enzyme K, L, M tương ứng. Khi các sắc tố không được hình thành thì hoa có màu trắng. Cho cây hoa đỏ đồng hợp tử về cả ba cặp gen giao phấn với cây hoa trắng đồng hợp tử về ba cặp gen lặn, thu được F 1 ; Cho các cây F 1 giao phấn với nhau, thu được F 2 . Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, trong tổng số cây thu được ở F 2 , số cây hoa vàng chiếm xấp xỉ tỉ lệ bao nhiêu %? Đáp án Câu 17. Ở loài chuột nhảy Meriones unguiculatus, màu sắc của lông do hai cặp gene không allele thuộc hai NST khác nhau quy định, các gen này quy định các enzyme khác nhau cũng tham gia vào một chuỗi phản ứng hóa sinh để tạo nên sắc tố lông ở chuột theo sơ đồ sau: Xét các phép lai: (1) AaBb x aabb
(2) Aabb x aaBb (3) AABb x Aabb (4) AABb x AaBb Phép lai số bao nhiêu cho tỷ lệ kiểu hình lông màu lang lớn nhất? Đáp án Câu 18. Cho cây hoa vàng giao phấn với cây hoa vàng được F1 đồng loạt hoa đỏ. Cho F1 giao phấn ngẫu nhiên được F2 gồm có 56,25% cây cho hoa đỏ; 37,5% cây cho hoa vàng; 6,25% cây cho hoa trắng. Cho 2 cây hoa vàng F1 lai với nhau, thu được đời con có kiểu hình là: 50% cây hoa đỏ: 50 % cây hoa vàng. Theo lí thuyết, kiểu gen có bao nhiêu phép lai sau đây giữa 2 cây hoa vàng sẽ cho kết quả như vậy? I-Aabb × aaBb. II-AAbb × aaBb. III-Aabb × aaBB. IV-Aabb × Aabb. Đáp án Câu 19. Ở chuột, xét hai cặp gene trên hai cặp nhiễm sắc thể tương đồng quy định tính trạng màu lông. Biết rằng tính trạng màu da tuân theo quy luật tương tác gene được thể hiện qua sơ đồ sau: Cho các phép lai sau: (1) Chuột lông màu lang x Chuột lông màu trắng (2) Chuột lông màu đen x Chuột lông màu trắng (3) Chuột lông màu trắng x Chuột lông màu trắng (4) Chuột lông màu đen x Chuột lông màu đen (5) Chuột lông màu lang x Chuột lông màu đen Có bao nhiêu phép lai có thể sinh ra chuột lông màu lang? Đáp án Câu 20. Ở một loài ốc, xét 2 cặp gen phân li độc lập, các gen này quy định các enzyme khác nhau cũng tham gia vào một chuỗi phản ứng hóa sinh để tạo nên sắc tố ở vỏ ốc theo sơ đồ sau:

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.