PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text Bài 24.1. Chu trình sinh - địa - hóa - sinh quyển (LT).pdf

Bài 24. Chu trình sinh – địa – hóa và sinh quyển (LT) ThS. Nguyễn Ngọc Cảnh Tel (Zalo): 0358.969.708 – Email: [email protected] 01 I. Chu trình sinh – địa - hóa 1. Khái quát về chu trình sinh – địa - hóa - Chu trình sinh - địa - hóá là sự tuần hoàn vật chất qua các dạng khác nhau giữa quần xã sinh vật và môi trường. - Một chu trình sinh - địa - hóá gồm các quá trình: Tổng hợp các chất; tuần hoàn vật chất trong tự nhiên; phân giải và lắng đọng một phần vật chất trong đất, nước; bồi hoàn một phần vật chất lắng đọng trở lại chu trình. 2. Chu trình nước - Nước trên Trái Đất luôn luân chuyển theo vòng tuần hoàn và chịu ảnh hưởng nhiều của thảm thực vật. Nước bốc hơi từ bề mặt đại dương, sông, hồ, đất hay thoát hơi nước từ thực vật, sau đó ngưng tụ thành mây. Khi đủ điều kiện, mây tạo ra mưa hoặc tuyết, đưa nước trở lại mặt đất. Nước từ mưa có thể thấm vào đất, bổ sung nguồn nước ngầm hoặc chảy thành dòng sông, suối, rồi lại đổ ra đại dương, bắt đầu chu trình mới. - Mất cân bằng chu trình nước gây ra lũ lụt, hạn hán, tăng lượng nước bề mặt, cạn kiệt nước ngầm, suy giảm đa dạng sinh học và sa mạc hóa. 3. Chu trình carbon - Carbon đi vào chu trình dưới dạng CO2 thông qua quá trình quang hợp, đi ra khí quyển cũng ở dạng CO2 qua quá trình hô hấp và hoạt động của các sinh vật phân giải. Các hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, núi lửa, ... cũng giải phóng lượng lớn CO2 vào khí quyển. - Hiện nay, lượng CO2 chuyển từ vật chất lắng đọng vào chu trình lớn hơn lượng CO2 chuyển thành sinh khối khiến lượng CO2 trong khí quyển tăng lên làm gia tăng hiệu ứng nhà kính, dẫn đến tăng nhiệt độ trung bình trên Trái Đất. 4. Chu trình nitrogen - Khí nitrogen được sử dụng trong sản xuất phân bón, làm gia tăng lượng nitrogen trong đất, nâng cao năng suất cây trồng. Nitrogen bị rửa trôi làm tăng hàm lượng nitrogen trong các hệ sinh thái dưới nước, dẫn đến các thực vật phù du phát triển mạnh, gây ô nhiễm môi trường nước. II. Sinh quyển và các khu sinh học 1. Sinh quyển - Sinh quyển là cấp tổ chức sống lớn nhất bao gồm toàn bộ các hệ sinh thái trên Trái Đất. - Sinh quyển được coi là hệ sinh thái lớn nhất trên Trái Đất. 2. Các khu sinh học chính trên Trái Đất Bài 24 – –

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.