PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text CHỦ ĐỀ 4 - ĐỘ DỊCH CHUYỂN VÀ QUÃNG ĐƯỜNG ĐI ĐƯỢC - HS.Image.Marked.pdf

CHƯƠNG 2 – ĐỘNG HỌC Chủ đề 4 : ĐỘ DỊCH CHUYỂN VÀ QUÃNG ĐƯỜNG ĐI ĐƯỢC • Yêu cầu cần đạt (Trích từ CTGDPT Vật lí 2018): -Từ hình ảnh hoặc ví dụ thực tiễn, định nghĩa được độ dịch chuyển. - So sánh được quãng đường đi được và độ dịch chuyển. • Cấu trúc nội dung: I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT ........................................................................... Lý thuyết chung của chủ đề + Phương pháp giải kèm ví dụ. II. BÀI TẬP PHÂN DẠNG THEO MỨC ĐỘ........................................................ (Theo cấu trúc định dạng đề thi kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025 – Quyết định số 764/QĐ - BGDĐT) 1. Câu trắc nhiệm nhiều phương án lựa chọn 2. Câu trắc nghiệm đúng sai: 3. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn : III. BÀI TẬP LUYỆN TẬP........................................................................... (Theo cấu trúc định dạng đề thi kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025 – Quyết định số 764/QĐ - BGDĐT) IV. BÀI TẬP TỰ LUYỆN........................................................................... (Theo cấu trúc định dạng đề thi kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025 – Quyết định số 764/QĐ - BGDĐT)
Chủ đề 4 : ĐỘ DỊCH CHUYỂN VÀ QUÃNG ĐƯỜNG ĐI ĐƯỢC I . TÓM TẮT LÝ THUYẾT – PHƯƠNG PHÁP GIẢI 1. Một số khái niệm cơ bản trong chuyển động a. Chuyển động cơ của một vật (gọi tắt là chuyển động) là sự thay đổi vị trí của vật đó so với các vật khác theo thời gian. Ví dụ: Bạn An đi từ Nhà đến Trường mất thời gian khoảng 15 phút. b. Chất điểm: Một vật chuyển động được coi là chất điểm nếu kích thước của nó rất nhỏ so với quãng đường đi được hoặc so với (phạm vi) mà ta khảo sát. Ví dụ: - So với quãng đường đi từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Thủ đô Hà Nội ( khoảng 1730 km) thì ô tô ( có chiều dài trung bình khoảng 5 m) được xem là chất điểm. - Những ô tô đang chuyển động trong Hình 1. c. Qũy đạo: Đường nối những vị trí liên tiếp của vật theo thời gian trong quá trình chuyển động. Ví dụ: Một học sinh ném bóng vào rổ như trong Hình 2. d. Thời gian ✓ Thời điểm: là những giờ tàu ở các ga trong Hình 3. Ví dụ: Tàu xuất phát từ Ga Sài Gòn lúc 21:10 ; 19:00; .... ✓ Khoảng thời gian: là thời gian từ thời điểm này đến thời điểm kia. Ví dụ: Tàu xuất phát từ Ga Sài Gòn lúc 21:10 đến Dĩ An lúc 21:40. Vậy khoảng thời gian tàu đã đi được là 30 phút. ✓ Mốc thời gian: là thời điểm được chọn để bắt đầu đo thời gian chuyển động của một vật (t = 0). Khi đó thời điểm xét bất kỳ sẽ trùng với khoảng thời gian chuyển động. ✓ Có thể biểu diễn thành một trục gọi là trục thời gian. 6h30 6h45 Thời gian Nhà Trường học An Hình 1. Quỹ đạo Hình 2. Hình 3
Ví dụ: Trong bảng giờ tàu Hình 3. Nếu chọn mốc thời gian là lúc 21:10 (to = 0) thì mọi điểm khác trên trục thời gian gọi là thời điểm. Khi đó: + Thời điểm tàu đến ga Dĩ An là t1 = 0,5h bằng khoảng thời gian tàu chuyển động từ Ga Sài Gòn đến ga Dĩ An 1 1 ( ) 30 o t  t  t  phút ; e. Hế quy chiếu: ✓ Gồm vật làm mốc, hệ toạ độ, mốc thời gian và đồng hồ. ✓ Vật làm mốc: là vật được chọn gắn với gốc toạ độ (có thể đứng yên hoặc chuyển động). ✓ Để xác định vị trí của vật, ta chọn một vật khác để làm mốc. Sau đó gắn vào vật này vào một trục Ox (trong chuyển động thẳng) hoặc hệ tọa độ Oxy (chuyển động trong mặt phẳng). Khi đó vị trí của vật được xác định bởi tọa độ x = OM trên trục Ox hoặc (x,y) trên trục Oxy. Vị trí của một vật được xác định trên trục tọa độ tại hai thời điểm khác nhau. ✓ Để xác định vị trí của vật người ta dùng hệ tọa độ vuông góc có gốc là vị trí của vật mốc, trục hoành Ox và trục tung Oy. Các giá trị trên các trục tọa độ được xác định theo một tỉ lệ xác định. Hệ tọa độ Lưu ý: Trong thực tế người ta thường chọn hệ tọa độ trùng với hệ tọa độ địa lí, có gốc là vị trí của vật mốc, trục hoành là đường nối hai hướng địa lí Tây – Đông, trục tung là đường nối hai hướng địa lí Bắc – Nam. Hệ tọa độ địa lí 2. Độ dịch chuyển và quãng đường đi được a. Độ dịch chuyển (Kí hiệu: d): t7 = 7 3 to = 0 t1 = 0,5 SG t (giờ) DA BT
✓ Độ dịch chuyển là một đại lượng vectơ, có hướng và độ lớn. Nó được biểu diễn dưới dạng một mũi tên chỉ từ vị trí bắt đầu đến vị trí kết thúc (Kí hiệu: (d). Độ lớn của độ dịch chuyển là khoảng cách từ điểm đầu đến điểm cuối. Ví dụ: Một học sinh (HS) bắt đầu di chuyển từ A đến C như Hình 4., thì AC = d   gọi là độ dịch chuyển của bạn HS. Độ lớn độ dịch chuyển của bạn HS này d = 5m. Lưu ý: ✓ Nếu điểm cuối trùng với điểm đầu thì độ dịch chuyển bằng không. Ví dụ: Một học sinh (HS) di chuyển như Hình 5. Độ dịch chuyển của HS là d = 0. ✓ Cách xác định độ dịch chuyển của vật chuyển động giữa 2 vị trí bất kỳ trong chuyển động thẳng: 12 1 2 d  d  d + Nếu 12 d  0 : Vật không đổi chiều. + Nếu 12 d  0: Vật đổi chiều. Ví dụ: Một vận động viên trượt tuyết bắt đầu chuyển động từ A (dA = 0) như Hình 6. Độ dịch chuyển của vận động viên từ C đến D là CD C D d = d - d = 40 - 140 = -100m < 0 (Dấu “-“ chứng tỏ vật đổi chiều) b. Quãng đường (Kí hiệu: S): ✓ Quãng đường là độ dài của vật thực hiện được trong suốt quá trình chuyển động. Quãng đường là đại lương vô hướng, không âm, chỉ được đặc trưng bởi độ lớn. Ví dụ: Một học sinh (HS) bắt đầu di chuyển từ A đến C như Hình 4., thì quãng đường mà HS đã đi được là S  AB  AC  7m. Lưu ý: - Khi vật chuyển động thẳng: + Không đổi chiều thì độ lớn của độ dịch chuyển và quãng đường đi được bằng nhau (d = S). Ví dụ: Một vận động viên trượt tuyết bắt đầu chuyển động từ A (dA = 0) đến B như Hình 6. Độ dịch chuyển và quãng đường của vận động viên đi được là d = S = 180 m + Có đổi chiều thì độ lớn của độ dịch chuyển và quãng đường đi được không bằng nhau (d ≠ s). Ví dụ: Một vận động viên trượt tuyết bắt đầu chuyển động từ A (dA = 0) đến C là điểm kết thúc như Hình 6. + Độ dịch chuyển của vận động viên là d = 40 m + Quãng đường của vận động viên đi được là S = 180 + 140 = 320 m. 3 . Phương pháp giải DẠNG 1: QUÃNG ĐƯỜNG ĐI ĐƯỢC Hình 4. Hình 5. Hình 6. 180 m

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.