Nội dung text 158. Nguyễn Khuyến - Nam Định (Thi thử Tốt Nghiệp THPT môn Vật Lí 2025).docx
NGUYỄN KHUYẾN – NAM ĐỊNH ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025 MÔN: VẬT LÍ Thời gian làm bài: 50p, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh:..................................................................... Số báo danh:............................ PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1: Dòng điện xoay chiều là nguồn cấp điện chính cho hầu hết các thiết bị điện gia dụng như máy lạnh, máy giặt, tủ lạnh, quạt, đèn chiếu sáng,. Một dòng điện xoay chiều có cường độ i 0Icos(t) với 0I0 . Đại lượng 0I được gọi là A. cường độ dòng điện hiệu dụng. B. tần số góc của dòng điện. C. pha ban đầu của dòng điện. D. cường độ dòng điện cực đại. Câu 2: Hình bên mô tả sơ lược cấu tạo bộ cảm ứng (pickup) trong đàn ghita điện để tạo ra âm thanh. Bộ cảm ứng gồm một cuộn dây và một nam châm vĩnh cửu được đặt gần mỗi dây đàn guitar bằng kim loại có thể nhiễm từ. Phát biểu nào sau đây sai khi nói về nguyên lí hoạt động của đàn ghi ta điện? A. Khi từ thông qua cuộn dây thay đổi thì trong cuộn dây xuất hiện dòng điện cảm ứng. B. Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây được đưa đến máy tăng âm rồi đến loa làm ta nghe được âm do dây đàn phát ra. C. Bộ cảm ứng trong ghita điện hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ. D. Tần số của dao động điện nhỏ hơn tần số của dao động cơ trên dây. Câu 3: Hình bên biểu diễn các đường sức từ của một nam châm. So sánh từ trường tại các điểm A,B,C,D , điểm có từ trường mạnh nhất là A. điểm C B. điểm D C. điểm B D. điểm A Câu 4: Tàu đệm từ là một phương tiện giao thông hiện đại, tàu hoạt động nhờ cơ chế nâng, đẩy và đẫn đường của hệ thống các nam châm điện. Ở một thời điểm, nam châm điện trên đường ray và thân tàu có các cực như hình vẽ. Hợp lực của các lực từ tác dụng lên thân tàu có hướng A. xuống dưới. B. sang phải. C. lên trên. D. sang trái. Câu 5: Một hạt nhân có kí hiệu A ZX . Đại lượng Z trong kí hiệu là A. số proton. B. số neutron. C. số electron. D. số nucleon. Câu 6: Tại một nơi có từ trường Trái Đất nằm ngang (độ lớn cảm ứng từ 30 T ), đặt một đoạn dây dẫn dài 8 m mang dòng điện 1,5 A theo phương vuông góc với các đường sức từ. Lực từ do từ trường Trái Đất tác dụng lên đoạn dây có độ lớn là A. 43,6.10 N . B. 0 N . C. 54.10 N . D. 34,5.10 N . Câu 7: Hạt nhân 107 47Ag có khối lượng 106,8783amu . Cho khối lượng của proton và neutron lần lượt là 1,0073amu và 21,0087amu;1amu931,5MeV/c . Năng lượng liên kết riêng của hạt nhân 107 47Ag xấp xi A. MeV 8,78 nucleon . B. MeV 8,59 nucleon . C. MeV 8,76 nucleon . D. MeV 8,43 nucleon . Câu 8: Tính nhiệt lượng tỏa ra khi một miếng sắt có khối lượng 3 kg ở nhiệt độ 500C hạ xuống còn 60 C . Biết nhiệt dung riêng của sắt là 460 J/kg.K . A. 607,2 kJ . B. 690,0 kJ . C. 82,8 kJ . D. 202,4 kJ .
Câu 9: Chọn phát biểu đúng về các tia phóng xạ. Cho tia phóng xạ alpha ( ), beta () , gamma ( ) bay qua khoảng không gian giữa hai bản của một tụ điện được nạp điện bằng nguồn một chiều như hình vẽ. Nguồn phóng xạ A. Tia bị lệch về phía bản âm của tụ điện. B. Tia không bị lệch quỹ đạo. C. Tia bị lệch về phía bản dương của tụ điện. D. Tia bị lệch nhiều nhất, sau đó đến tia và tia . Câu 10: Có 4 bình giống hệt nhau, vỏ dẫn nhiệt, chứa cùng một loại chất lỏng ở nhiệt độ ban đầu 6C . Biết thể tích chất lỏng trong các bình I, II, III và IV lần lượt là 5 lít, 4 lít, 2 lít và 0,5 lít. Sử dụng các đèn cồn giống hệt nhau để đun nóng các bình trên. Sau thời gian 3 phút kể từ khi bắt đầu đun, chất lỏng trong các bình chưa sôi, người ta sử dụng các nhiệt kế giống nhau để đồng thời đo nhiệt độ của chất lỏng trong các bình. Giá trị nhiệt độ đo được ở bình nào là lớn nhất? A. Bình III. B. Bình I. C. Bình II D. Bình IV. Câu 11: Một lượng khí 2H đựng trong một bình ở áp suất 3 atm và nhiệt độ 1t27C . Đun nóng khí đến nhiệt độ 2t127C , do bình hở nên một nửa lượng khí thoát ra ngoài, áp suất trong bình lúc này bằng bao nhiêu atm? A. 2,0 atm. B. 0,5 atm . C. 1,0 atm . D. 4,0 atm . Câu 12: Khi trung bình của các bình phương tốc độ của phân tử khí tăng gấp 3 lần thì nhiệt độ tuyệt đối của khối khí sẽ A. giảm 3 lần. B. tăng 3 lần. C. tăng 9 lần. D. giảm 9 lần. Câu 13: Chất nào sau đây có thể tích xác định? A. Chất lỏng và chất khí. B. Chất rắn và chất lỏng. C. Chất khí. D. Chất rắn và chất khí Câu 14: Một kim nam châm nhỏ nằm cân bằng tại một điểm trong từ trường. Hướng của từ trường tại điểm đó được quy ước là hướng A. từ cực Bắc sang cực Nam của kim nam châm nhỏ. B. từ địa cực Bắc sang địa cực Nam của Trái Đất. C. từ địa cực Nam sang địa cực Bắc của Trái Đất. D. từ cực Nam sang cực Bắc của kim nam châm nhỏ. Câu 15: Biển báo nào dưới đây cảnh báo khu vực có chất phóng xạ? A. Hình 3. B. Hình 2. C. Hình 4. D. Hình 1 . Câu 16: Chất phóng xạ X có hằng số phóng xạ . Ban đầu (0)t , một mẫu có 0N hạt nhân X . Tại thời điểm t , số hạt nhân X còn lại trong mẫu là A. tt 0NNe . B. et 0NN . C. t 0NNe . D. et 0NN . Câu 17: Độ biến thiên nội năng của vật UAQ khi 0Q và 0A mô tả quá trình A. vật nhận nhiệt lượng từ vật khác và nhận công từ vật khác. B. vật nhận nhiệt lượng từ vật khác và thực hiện công lên vật khác. C. vật truyền nhiệt lượng cho vật khác và nhận công từ vật khác. D. vật truyền nhiệt cho vật khác và thực hiện công lên vật khác.
Câu 18: Trên đồ thị pV vẽ hai đường đẳng tích của cùng một lượng khí xác định. Nhận định nào sau đây đúng? A. 12VV . B. 12VV . C. 12VV . D. 12VV . PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4 . Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1: Hình bên là đồ thị biểu diễn chu trình biến đổi trạng thái của một mol chất khí lý tưởng. a) Khi chuyển từ trạng thái (2) sang trạng thái (3) thì nội năng của khí tăng. b) Quá trình chuyển từ trạng thái (1) sang trạng thái (2) là quá trình đẳng tích. c) Nhiệt độ của khí ở trạng thái (2) là 29,1C . (làm tròn kết quả đến chữ số hàng phần mười). d) Độ lớn công mà khí thực hiện trong cả chu trình là 28 J (làm tròn kết quả đến chữ số hàng đơn vị). Câu 2: Một học sinh làm thí nghiệm đun nóng chất X trên bếp điện và vẽ được đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc nhiệt độ (tính bằng C ) của nó theo thời gian t (tính bằng phút) như hình vẽ. Trong quá trình thí nghiệm, chất X ban đầu ở thể rắn. Do vội vàng, học sinh này quên ghi nhiệt độ ban đầu của chất đó mà chỉ nhớ rằng trong 12 phút đầu công suất đốt nóng của bếp kém hơn 3 lần so với thời gian còn lại. Giả sử rằng năng lượng nhiệt tỏa ra từ bếp điện chi dùng để đun nóng chất X . a) Nhiệt độ nóng chảy của chất X là 140C . b) Trong khoảng thời gian 5 phút (kể từ t0 ), chất X ở thể rắn. c) Chất X hóa hơi ở nhiệt độ 260 K . d) Gọi nhiệt dung riêng của chất X ở trạng thái rắn là 1C , ở trạng thái lỏng là 2C . Tỉ số 2 1 C C bằng 3,75 . Câu 3: Hiện nay, đồng vị phóng xạ 18 9 F được sử dụng rộng rãi trong việc chẩn đoán các bệnh ung thư nhờ vào công nghệ chụp cắt lớp bằng phát xạ positron (Positron Emission Tomography - PET). Trước khi chụp ảnh PET, bệnh nhân được tiêm liều lượng 18 9 F thích hợp, tùy theo cân nặng của mỗi người. Biết đồng vị 18 9 F là chất phóng xạ với chu kỳ bán rã là 110 phút. a) Giả sử bệnh nhân được tiêm một liều lượng 18 9 F xác định. Sau 220 phút kể từ thời điểm tiêm thì liều lượng 18 9 F giảm còn 25% so với lúc đầu. b) Mỗi hạt nhân đồng vị 18 9 F có 9 nucleon. c) Tia phóng xạ có bản chất là hạt positron 01e . d) Phản ứng phân rã của đồng vị 18 9 F là phản ứng hạt nhân tỏa năng lượng. Câu 4: Một máy phát điện đơn giản có cấu tạo như hình vẽ. Nó gồm khung dây dẫn hình chữ nhật có 50 vòng, diện tích mỗi vòng là 2200 cm , được đặt trong từ trường đều có độ lớn cảm ứng từ B0,2 T . Tại thời điểm ban đầu (t0) , mặt phẳng khung dây được đặt vuông góc với véc tơ cảm ứng từ B→ . Cho khung dây quay đều với tốc độ 600 vòng/phút quanh một trục nằm trong mặt phẳng khung dây và vuông góc với các đường sức từ.