Nội dung text 31. ĐỀ VIP 31 - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA MÔN LỊCH SỬ 2025 - L16.Image.Marked.pdf
B. tạo cơ chế giải quyết việc thành lập liên minh quân sự trong khu vực. C. thúc đẩy kinh tế của các quốc gia trong khu vực phát triển đồng đều. D. đánh dấu bước ngoặt trong quá trình phát triển của tổ chức ASEAN. Câu 16. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam đưa Đảng Cộng sản Đông Dương trở thành A. Đảng lãnh đạo. B. Đảng cầm quyền. C. Nhà nước vô sản. D. Mặt trận thống nhất. Câu 17. Các hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong thời kì 1954 – 1975 có ý nghĩa nào sau đây? A. Góp phần từng bước đánh bại kẻ thù xâm lược. B. Hoàn thành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. C. Đánh bại lực lượng đô hộ phát xít và phong kiến. D. Mở đầu sự đoàn kết giữa ba nước Đông Dương. Câu 18. Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) có đặc điểm nào sau đây? A. Công tác ngoại giao do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. B. Đối tác là các nước đang đấu tranh giải phóng dân tộc. C. Mục đích là giành độc lập, chống ách áp bức của phát xít. D. Chịu tác động lớn từ khuynh hướng dân chủ tư sản. Cho bảng thông tin sau đây và trả lời các câu hỏi từ 19 đến 21: Thời gian Sự kiện 8-9-1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh kí Sắc lệnh thành lập Nha Bình dân học vụ - cơ quan chuyên trách xoá mù chữ; chỉ đạo tổ chức dạy học theo nội dung, phương pháp mới theo tinh thần dân tộc, dân chủ. 6-3-1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh kí với đại diện chính phủ Pháp bản Hiệp định Sơ bộ. 14-9-1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh kí với đại diện chính phủ Pháp bản Tạm ước. 19-12-1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Từ 11 đến 19-2-1951 Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương. Năm 1950 Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ động thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô, Trung Quốc,...; tham gia chỉ đạo trực tiếp chiến dịch Biên giới thu – đông. Trong những năm 1953 – 1954. Chủ tịch Hồ Chí Minh họp bàn và chỉ đạo cuộc Tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ. Câu 19. Chủ tịch Hồ Chí Minh có hoạt động nào sau đây trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954)? A. Tham gia họp bàn, chỉ đạo các chiến dịch quân sự quan trọng. B. Lãnh đạo và tổ chức nhân dân tiến hành công cuộc Đổi mới. C. Chuẩn bị về tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản. D. Xây dựng hệ thống giáo dục tiến bộ gắn với phát triển kinh tế tri thức. Câu 20. Chủ tịch Hồ Chí Minh có cống hiến nào sau đây đối với dân tộc Việt Nam? A. Là nhà báo, nhà kinh tế, chính trị học và chế tạo máy vĩ đại của Việt Nam. B. Trực tiếp thúc đẩy nhanh công cuộc Đổi mới toàn diện, đồng bộ ở Việt Nam. C. Tổ chức và thực hiện thắng lợi cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ ở Việt Nam. D. Đặt nền móng cho giáo dục Việt Nam về các giá trị dân tộc, hiện đại, nhân văn. Câu 21. Thực tiễn những hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh trong những năm kháng chiến chống Pháp cho thấy A. lập trường yêu nước gắn với tư tưởng trung quân của Hồ Chí Minh. B. sự thay đổi về đường lối chiến lược cách mạng của Hồ Chí Minh. C. quá trình phát triển và hiện thực hóa tư tưởng Hồ Chí Minh. D. vai trò, sức mạnh áp đảo và quyết định của người lãnh đạo tối cao. Câu 22. Nội dung nào sau đây là điểm tương đồng giữa Liên hợp quốc và tổ chức ASEAN ? A. Cạnh tranh về kinh tế không còn tồn tại trong nội bộ của các tổ chức. B. Ra đời trong xu thế khu vực hoá và toàn cầu hoá xuất hiện trên thế giới. C. Quá trình kết nạp thành viên kéo dài do thời gian giành độc lập khác nhau. D. Chịu tác động to lớn vì sự đối đầu trực tiếp giữa hai khối quân sự đối lập.
b) Giai đoạn 1996 – 2000 là giai đoạn đầu tiên Việt Nam tiến hành công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và mở đầu thời kì Đổi mới. c) Trong thời kì Đổi mới (1996 – 2000) ở Việt Nam thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tiếp tục được xây dựng và hoàn thiện. d) Những năm 1996 – 2000, cơ cấu kinh tế ở Việt Nam chuyển biến tích cực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, gắn sản xuất với thị trường. Câu 4. Cho đoạn tư liệu sau đây: “Theo Người, bất cứ lịch sử xâm chiếm thực dân nào thì từ đầu đến cuối đều được viết bằng máu của những người bản xứ. Vì thế, để giải phóng mình, các dân tộc bị áp bức không có con đường nào khác là con đường cách mạng bạo lực. Hồ Chí Minh cho rằng, bạo lực cách mạng để đập tan bạo lực phản cách mạng của thực dân Pháp, giành chính quyền về tay nhân dân. Thắng Pháp là chúng ta đã thắng Mỹ một phần vì khi đó Mỹ là kẻ thù nguy hiểm nhưng còn đang giấu mặt. Người đã nhiều lần chỉ rõ bản chất của đế quốc Mỹ là “chết thì chết, nết không chừa””. (Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 6, Nxb. Chính trị quốc gia, Tr.201). a) Đoạn tư liệu đề cập đến quan điểm của Hồ Chí Minh về bạo lực các mạng để đập tan lực lượng kẻ thù, giành chính quyền về tay nhân dân. b) Tư tưởng cách mạng và tư tưởng quân sự của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã góp phần làm nên thắng lợi trọn vẹn cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. c) Thực tiễn kháng chiến chống Mĩ (1954 – 1975) cho thấy tư tưởng Hồ Chí Minh thể hiện chủ nghĩa nhân văn, nhân đạo cao cả trong sử dụng bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng. d) Vì cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, nên Hồ Chí Minh đã xác định bạo lực cách mạng chỉ là bạo lực của Đảng Cộng sản, Nhà nước nhằm thực hiện mục tiêu giành và giữ chính quyền. -----------------------------HẾT-----------------------------