Nội dung text DEMO G101.pdf
1 Vận dụng liên môn Hoạt động trải nghiệm và Mĩ thuật trong giờ học Toán giúp nâng cao năng lực giải quyết vấn đề của học sinh lớp 1 MỤC LỤC THÔNG TIN CHUNG VỀ BÁO CÁO BIỆN PHÁP .....................................................1 PHẦN MỞ ĐẦU.............................................................................................................1 1. Lý do chọn biện pháp...............................................................................................1 2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu. ...........................................................................2 3. Mục đích nghiên cứu. ..............................................................................................2 PHẦN NỘI DUNG .........................................................................................................2 1. Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng biện pháp ....................................................2 2. Nội dung các biện pháp của tác giả đã thực hiện.....................................................4 2.1. Tổ chức hoạt động trò chơi liên môn Hoạt động trải nghiệm nhằm nâng cao khả năng phản xạ và tư duy nhanh nhạy khi giải quyết vấn đề cho học sinh...........4 2.2. Vận dụng hoạt động liên môn Mĩ thuật nhằm nâng cao năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo với hình học của học sinh ...............................................................6 2.3. Kết hợp liên môn Hoạt động trải nghiệm và Mĩ thuật nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh ........................................................................................................9 3. Hiệu quả của các biện pháp đã thực hiện...............................................................11 PHẦN KẾT LUẬN .......................................................................................................12 1. Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ quá trình áp dụng các biện pháp........12 2. Những kiến nghị, đề xuất để triển khai, ứng dụng các biện pháp vào thực tiễn....12 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................14 PHỤ LỤC......................................................................................................................15
2.1. Tổ chức hoạt động trò chơi liên môn Hoạt động trải nghiệm nhằm nâng cao khả năng phản xạ và tư duy nhanh nhạy khi giải quyết vấn đề cho học sinh * Mục đích: Mục đích của việc tổ chức hoạt động trò chơi liên môn Hoạt động trải nghiệm nhằm tạo ra một môi trường học tập vui tươi, hấp dẫn, giàu tính tương tác. Thông qua các trò chơi giúp học sinh rèn luyện khả năng tư duy logic, sáng tạo và giải quyết vấn đề trong các tình huống thực tế. Thêm vào đó, các trò chơi này không chỉ giúp học sinh phát triển kỹ năng phản xạ nhanh nhạy mà còn thúc đẩy tinh thần đồng đội, kỹ năng giao tiếp và khả năng làm việc nhóm, đồng thời tạo cơ hội cho các em áp dụng kiến thức đã học vào thực tiễn một cách linh hoạt. * Nội dung và cách thực hiện: Hoạt động trò chơi liên môn Hoạt động trải nghiệm được tổ chức bằng việc lựa chọn các trò chơi phù hợp với nội dung bài học và mục tiêu giáo dục. Giáo viên cần chuẩn bị kỹ lưỡng về vật liệu và không gian tổ chức, đảm bảo tính hấp dẫn cho học sinh. Trò chơi nên được thiết kế để tích hợp các kiến thức từ nhiều môn học, giúp học sinh vừa học vừa chơi một cách hiệu quả. Ví dụ 1: Áp dụng: Bài 2: Các số 6,7,8,9,10, trang 14, Toán 1, tập 1, Kết nối tri thức với cuộc sống kết hợp Bài 1: Làm quen với bạn mới, trang 7, Hoạt động trải nghiệm 1, tập 1, Kết nối tri thức với cuộc sống Ở bài học này, tôi tiến hành tổ chức trò chơi đóng vai làm quen bạn mới. Tôi sẽ đưa ra yêu cầu một con số bất kỳ, nhóm sẽ tiến hành đóng vai làm quen bạn mới với số lượng câu hội thoại tương ứng với số mà tôi đưa ra. Minh hoạ một số đoạn hội thoại: Tôi đưa ra con số 6, yêu cầu học sinh đóng vai làm quen bạn mới theo nhóm 2 người, xây dựng 6 câu hội thoại tương ứng. Các em đã thực hiện như sau: Nhóm 1: - Chào bạn, bạn tên là gì? - Mình tên là An. Còn bạn? - Mình tên Linh. - Bạn có thích học toán không?
- Có, mình rất thích học toán. Bạn thì sao? - Mình cũng thích học toán. Nhóm 4: - Chào bạn, mình tên Hoa. - Chào bạn, mình là Ngân. - Bạn năm nay bao nhiêu tuổi? - Mình năm nay 6 tuổi. Còn bạn? - Mình cũng 6 tuổi. Rất vui được làm quen với bạn. - Mình cũng thấy rất vui. Ví dụ 2: Áp dụng: Bài 3: Nhiều hơn, ít hơn, bằng nhau, trang 20, Toán 1, tập 1, Kết nối tri thức với cuộc sống kết hợp Bài 2: Những việc nên làm trong giờ học, giờ chơi, trang 9, Hoạt động trải nghiệm 1, tập 1, Kết nối tri thức với cuộc sống Bài 3: Nhiều hơn, ít hơn, bằng nhau Tôi chia lớp thành 6 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm thi đua liệt kê những việc nên làm trong giờ học, giờ chơi trong vòng 3 phút. Tiếp theo, tôi sẽ tổng hợp lại nội dung các nhóm đã làm. Sau 3 phút, tôi mời bất kỳ mỗi nhóm một thành viên lên bảng để mô tả một hành động các nhóm đã đưa ra. Tôi yêu cầu các nhóm thực hiện việc mô tả phải thực hiện bằng hành động, không bằng lời nói. Tôi sẽ nói nhỏ từ khoá vào tai học sinh. Sau khi diễn tả xong, tôi sẽ kiểm tra kết quả của từng nhóm thông qua việc mời phát biểu. Nhóm nào có nhiều câu trả lời chính xác nhất sẽ chiến thắng và nhận được phần quà vui.
Sau đó, tôi sẽ hệ thống số câu trả lời đúng của các nhóm thông qua bảng sau: Nhóm 1 2 3 4 5 6 Số câu trả lời đúng 3 4 4 2 6 5 Dựa vào bảng, các nhóm cần trả lời các câu hỏi sau: - Có bao nhiêu nhóm có ít câu trả lời đúng hơn nhóm mình? Đó là... - Có bao nhiêu nhóm có bằng câu trả lời đúng với nhóm mình? Đó là... - Có bao nhiêu nhóm có nhiều câu trả lời đúng hơn nhóm mình? Đó là... * Điểm mới: Điểm mới của hoạt động này nằm ở sự kết hợp sáng tạo giữa học và chơi, giúp học sinh tiếp cận kiến thức một cách tự nhiên. Thay vì chỉ học qua sách vở, học sinh được tham gia vào các hoạt động thực tiễn, từ đó phát triển khả năng phản xạ trong những tình huống đa dạng. Hoạt động này không chỉ làm cho bài học trở nên sinh động mà còn giúp học sinh rèn luyện các kỹ năng mềm quan trọng như giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề. 2.2. Vận dụng hoạt động liên môn Mĩ thuật nhằm nâng cao năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo với hình học của học sinh * Mục đích: Mục đích của việc vận dụng hoạt động liên môn Mĩ thuật là khơi dậy sự sáng tạo và tư duy toán học của học sinh thông qua các hoạt động nghệ thuật. Hoạt động này giúp học sinh có thể trực quan hóa các khái niệm toán học phức tạp và áp dụng chúng vào các tác phẩm nghệ thuật. Điều này làm cho việc học toán trở nên sinh động hơn, giúp học sinh phát triển khả năng tư duy trừu tượng, khả năng quan sát, kỹ năng giải quyết vấn đề một cách sáng tạo. * Nội dung và cách thực hiện: Việc tổ chức hoạt động liên môn Mĩ thuật bắt đầu với việc lựa chọn các hoạt động phù hợp với mục tiêu giáo dục cũng như độ tuổi của học sinh. Giáo viên tạo ra không gian học tập mở, khuyến khích sự sáng tạo của các em. Các hoạt động có thể bao gồm vẽ tranh, làm đồ thủ công,... Quan trọng là giáo viên cần