PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text Bài 11. Quang phổ vạch của nguyên tử.docx

Ngày soạn:…/…/… Ngày dạy:…/…/… BÀI 11: QUANG PHỔ VẠCH CỦA NGUYÊN TỬ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Sau bài học này, HS sẽ: - Mô tả được sự tồn tại của các mức năng lượng dừng của nguyên tử. - Giải thích được sự tạo thành vạch quang phổ. - So sánh được quang phổ phát xạ và quang phổ vạch hấp thụ. - Vận dụng được biểu thức chuyển mức năng lượng: 2. Năng lực Năng lực chung: - Năng lực tự học: Tự chủ và hợp tác, chủ động tìm tòi về quang phổ vạch của nguyên tử. - Năng lực giao tiếp hợp tác: Thảo luận và hỗ trợ các bạn trong quá trình hình thành kiến thức bài học. - Năng lực giải quyết vấn đề: Vận dụng được biểu thức chuyển mức năng lượng: Năng lực vật lí: - Mô tả được sự tồn tại của các mức năng lượng dừng của nguyên tử. - Giải thích được sự tạo thành vạch quang phổ. - So sánh được quang phổ phát xạ và quang phổ vạch hấp thụ. - Vận dụng được biểu thức chuyển mức năng lượng: 3. Phẩm chất - Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm trong học tập và thí nghiệm. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

Sau cơn mưa vào những buổi chiều mùa hè, khi ánh nắng mặt trời xuất hiện, chúng ta có thể quan sát thấy cầu vồng với bảy màu: đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím. Tại sao bức xạ của mặt trời lại tạo ra được bảy sắc cầu vồng như vậy? Bức xạ của các vật chất khác phát ra có phân tách ra được thành các màu sắc như của cầu vồng hay không? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS suy nghĩ, thảo luận, trả lời câu hỏi. - GV hỗ trợ, hướng dẫn. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 1 – 2 bạn ngẫu nhiên đứng dậy trình bày câu trả lời của mình. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - Sau khi HS trao đổi, phát biểu ý kiến, GV nhận xét và dẫn dắt vào bài mới: Để có được câu trả lời đầy đủ và chính xác, chúng ta cùng tìm hiểu bài học mới: Bài 11: Quang phổ vạch của nguyên tử. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1. Tìm hiểu về quang phổ a. Mục tiêu: - HS biết cách thí nghiệm tạo ra quang phổ. - HS sẽ nắm được khái niệm quang phổ phát xạ.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS thực hiện theo các hoạt động trong SGK để tìm hiểu nội dung bài học. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS. HS hình thành được kiến thức bài học. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giới thiệu về ánh sáng trắng, bức xạ đơn sắc và sự tác sắc ánh sáng; cho HS quan sát thí nghiệm ở Hình 11.1. HS trả lời Câu hỏi SGK – tr.59 Hãy quan sát Hình 11.1 và liệt kê các màu cơ bản trên màn chắn theo thứ tự từ trên xuống dưới. - HS tìm hiểu nội dung SGK, quan sát hình 11.3 và trình bày: + Khái niệm quang phổ. + Thế nào là quang phổ phát xạ. Quang phổ phát xạ có thể chia làm những loại nào? + Thế nào là quang phổ liên tục? I. Quang phổ - Ánh sáng trắng gồm một tập hợp các bức xạ điện từ có bước sóng từ khoảng m (ánh sáng tím) đến khoảng m (ánh sáng đỏ). Mỗi bức xạ có một bước sóng xác định được gọi là bức xạ đơn sắc (ánh sáng đơn sắc). - Sự tán sắc ánh sáng: phân tách ánh sáng thành các thành phần đơn sắc. Câu hỏi SGK – tr.59 Các màu trên màn chắn theo thứ tự từ trên xuống: đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím. Quang phổ - Quang phổ: là hình ảnh gồm những dải màu được tạo nên khi chiếu chùm sáng bị tán sắc lên một màn chắn sáng. - Quang phổ phát xạ là quang phổ của ánh sáng do các chất khi được nung

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.