PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text Chủ đề 1. TỰ NHIÊN CHÂU Á.doc


Trang 2 I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM 1. Vị trí địa lí, địa hình và khoáng sản a. Vị trí và kích thước: - Là một bộ phận của lục địa Á – Âu, châu lục rộng nhất thế giới. - Kéo dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo. - Diện tích (cả các đảo) là 44,4 triệu km 2 . b. Địa hình và khoáng sản: - Có nhiều hệ thống núi, sơn nguyên đồ sộ và nhiều đồng bằng rộng bậc nhất thế giới. - Các dãy núi chạy theo 2 hướng chính: + Đông – tây hoặc gần đông – tây. + Bắc – nam hoặc gần bắc – nam. - Các núi và sơn nguyên cao tập trung chủ yếu ở vùng trung tâm. - Khoáng sản phong phú, đa dạng và có trữ lượng lớn. 2. Khí hậu châu Á a. Khí hậu phân hóa đa dạng - Khí hậu châu Á phân thành nhiều đới khác nhau: + Châu Á có tất cả 5 đới khí hậu. + Nguyên nhân: do lãnh thổ trải dài từ cực Bắc đến Xích đạo. - Các đới khí hậu châu Á thường phân thành nhiều kiểu khí hậu khác nhau do: + Lãnh thổ rộng lớn. + Độ cao địa hình. + Ảnh hưởng của biển. - Trên các núi và sơn nguyên cao khí hậu thay đổi theo chiều cao. b. Kiểu khí hậu phổ biến ở châu Á - Kiểu khí hậu gió mùa: + Đặc điểm: một năm có hai mùa rõ rệt:  Mùa đông lạnh, khô, mưa ít.  Mùa hạ nóng, ẩm, mưa nhiều. + Phân bố:  Khí hậu gió mùa nhiệt đới: Nam Á, Đông Nam Á.  Khí hậu gió mùa cận nhiệt và ôn đới: Đông Á. - Kiểu khí hậu lục địa Đặc điểm: + Mùa đông khô, lạnh. + Mùa hạ khô nóng. + Lượng mưa trung bình năm từ 200 – 500 mm, độ ẩm không khí thấp. + Phát triển cảnh quan hoang mạc và bán hoang mạc. Phân bố: chủ yếu trong các vùng nội địa và khu vực Tây Nam Á. 3. Sông ngòi và cảnh quan châu Á a. Đặc điểm sông ngòi - Sông ngòi ở châu Á khá phát triển và có nhiều hệ thống sông lớn. - Các sông ở châu Á phân bố không đều và có chế độ nước khá phức tạp. + Ở Bắc Á mạng lưới sông dày, chảy theo hướng từ nam lên bắc. + Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á mạng lưới sông dày, nhiều sông lớn, nhiều nước vào cuối hạ đầu thu. + Tây Nam Á và Trung Á sông ngòi kém phát triển. - Cảnh quan phân hóa rất đa dạng: + Rừng lá kim (tai-ga) phân bố chủ yếu ở đồng bằng Tây Xi-bia, sơn nguyên Trung Xi-bia, Đông Xi-bia. + Rừng cận nhiệt đới ở Đông Á. + Rừng nhiệt đới ẩm ở Đông Nam Á và Nam Á. - Đa số các cảnh quan rừng, xavan và thảo nguyên đã bị con người tàn phá, chuyển đổi mục đích sử dụng. - Rừng tự nhiên còn lại rất ít → cần phải bảo vệ rừng. - Một số động vật quý hiếm ở châu Á: hươu sao, gấu trúc, hổ,…
Trang 3 3. Những thuận lợi và khó khăn của thiên nhiên châu Á a. Thuận lợi - Nguồn tài nguyên thiên nhiên rất phong phú, nhiều loại có trữ lượng lớn (than đá, dầu khí,…) - Tính đa dạng của tài nguyên là cơ sở để tạo ra sự đa dạng các sản phẩm. b. Khó khăn Thiên nhiên châu Á cũng gây nhiều khó khăn cho con người: địa hình hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt, thiên tai,… II. HỆ THỐNG CÂU HỎI TỰ LUYỆN  CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 1. Châu Á có diện tích phần đất liền rộng khoảng A. 40 triệu km 2 . B. 41,5 triệu km 2 . C. 42,5 triệu km 2 . D. 43,5 triệu km 2 . Câu 2. Châu Á tiếp giáp với châu lục nào? A. Châu Âu, châu Phi. B. Châu Đại Dương, châu Âu. C. Châu Mĩ, châu Phi. D. Châu Âu, châu Mĩ. Câu 3. Sông Trường Giang chảy ra đồng bằng nào? A. Hoa Bắc. B. Ấn Hằng. C. Hoa Trung. D. Lưỡng Hà. Câu 4. Cảnh quan tự nhiên chủ yếu ở khu vực Tây Nam Á là A. hoang mạc và bán hoang mạc. B. xavan và cây bụi. C. thảo nguyên và rừng nhiệt đới ẩm. D. rừng cây bụi lá cứng địa trung hải. Câu 5. Chiều dài từ điểm cực Bắc đến điểm cực Nam của châu Á khoảng A. 8200 km. B. 8500 km. C. 9000 km. D. 9200 km. Câu 6. Sông Hoàng Hà chảy qua đồng bằng nào sau đây? A. Đồng bằng Lưỡng Hà. B. Đồng bằng Hoa Bắc. C. Đồng bằng Ấn Hằng. D. Đồng bằng Tây Xi-bia. Câu 7. Đỉnh núi Everest còn có tên gọi khác là gì? A. Aconcagua. B. Sinai. C. Chomolungma. D. Phan-xi-păng. Câu 8. “Nóc nhà thế giới” thuộc dãy nào sau đây? A. An-pơ. B. An-đét. C. Ka-ra-ko-ram. D. Hi-ma-lay-a. Câu 9. Đỉnh núi Everest có độ cao là A. 8848 m. B. 8846 m. C. 8844 m. D. 8842 m. Câu 10. Đặc điểm nào sau đây không đúng với kiểu khí hậu gió mùa? A. Mùa đông chịu ảnh hưởng của gió từ nội địa thổi ra. B. Mùa hạ chịu ảnh hưởng của gió từ đại dương thổi vào. C. Mùa đông khô, lạnh, mưa ít; mùa hạ nóng, ẩm, mưa nhiều. D. Quanh năm lượng mưa rất ít, có khi không có mưa. Câu 11. Ở vùng trung và hạ lưu sông Ô-bi, lũ băng lớn thường xảy ra vào mùa nào sau đây? A. Mùa xuân. B. Mùa hạ. C. Mùa thu. D. Mùa đông. Câu 12. Sông nào sau đây chảy qua khu vực Bắc Á? A. Sông Hằng. B. Mùa hạ. C. Mùa thu. D. Mùa đông. Câu 13. Sông Mê Công thuộc khu vực nào của châu Á? A. Khu vực Nam Á. B. Khu vực Đông Á. C. Khu vực Đông Nam Á. D. Khu vực Tây Nam Á. Câu 14. Nếu tính cả diện tích các đảo thì châu Á rộng khoảng A. 41,5 km 2 . B. 42,5 triệu km 2 . C. 43,5 triệu km 2 . D. 44,4 triệu km 2 . Câu 15. Châu Á không tiếp giáp với đại dương nào? A. Bắc Băng Dương. B. Đại Tây Dương. C. Thái Bình Dương. D. Ấn Độ Dương. Câu 16. Sông Ti-grơ chảy qua đồng bằng nào? A. Lưỡng Hà. B. Ấn Hằng. C. Hoa Trung. D. Hoa Bắc. Câu 17. Ở những khu vực có khí hậu ôn đới thường phát triển cảnh quan nào sau đây? A. Rừng nhiệt đới ẩm. B. Rừng hỗn hợp và rừng lá rộng. C. Rừng lá kim (tai ga). D. Xavan và cây bụi. Câu 18. Căn cứ vào lược đồ các đới khí hậu châu Á, cho biết đới khí hậu nào không phân thành các kiểu khí hậu A. Ôn đới. B. Cận nhiệt. C. Nhiệt đới. D. Xích đạo.
Trang 4 Câu 19. Điểm cực Bắ phần đất liền của châu Á nằm trên vĩ độ địa lí nào? A. Mũi Piai (1°16’B). B. Mũi Seliusky (1°16’B). C. Mũi Piai (77°44’B). D. Mũi Seliusky (77°44’B). Câu 20. Sơn nguyên cao, đồ sộ nhất ở châu Á là A. Tây Tạng. B. I-ran. C. A-rap. D. Đê-can. Câu 21. Nhận định nào đúng khi nói về thuận lợi của thiên nhiên châu Á? A. Nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú, nhiều khoáng sản có giá trị lớn. B. Địa hình chủ yếu là núi cao, cản trở việc phát triển giao thông. C. Các vùng khí hậu lạnh giá, khắc nghiệt chiếm tỉ lệ lớn, khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt. D. Nhiều thiên tai xảy ra gây khó khăn cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp. Câu 22. Sông nào chảy qua nước ta bắt nguồn từ sơn nguyên Tây Tạng? A. Sông Hằng. B. Sông Trường Giang. C. Sông Mê Công. D. Sông Hoàng Hà Câu 23. Các hệ thống núi và sơn nguyên cao của châu Á tập trung chủ yếu ở vùng nào? A. Vùng trung tâm. B. Vùng ven biển. C. Ven các đại dương. D. Vùng phía bắc. Câu 24. Ở những vùng núi cao thường phát triển cảnh quan A. đài nguyên. B. núi cao. C. xavan và cây bụi. D. rừng lá kim (tai ga). Câu 25. Cho biết các sông nào sau đây không thuộc khu vực Bắc Á? A. Sông I-ê-nit-xây. B. Sông Mê Công. C. Sông Ô-bi. D. Sông Lê-na. Câu 26. Căn cứ vào lược đồ các đới khí hậu châu Á, cho biết từ chí tuyến Bắc đến vĩ tuyến 40°B đới khí hậu nào chiếm phần lớn diện tích? A. Đới khí hậu ôn đới. B. Đới khí hậu cận nhiệt. C. Đới khí hậu nhiệt đới. D. Đới khí hậu xích đạo. Câu 27. Căn cứ vào lược đồ các đới khí hậu châu Á, cho biết đới khí hậu nào phân thành hai kiểu khí hậu? A. Ôn đới. B. Cận nhiệt. C. Nhiệt đới. D. Xích đạo. Câu 28. Căn cứ vào lược đồ các đới khí hậu châu Á, cho biết đới khí hậu nào phân thành nhiều kiểu khí hậu nhất? A. Ôn đới. B. Cận nhiệt. C. Nhiệt đới. D. Xích đạo. Câu 29. Sông Ấn chảy qua đồng bằng nào sau đây? A. Đồng bằng Lưỡng Hà. B. Đồng bằng Hoa Bắc. C. Đồng bằng Ấn Hằng. D. Đồng bằng Tây Xi-bia. Câu 30. Cảnh quan rừng nào sau đây ít chịu tác động của con người nhất trong việc khai phá, chuyển đổi mục đích sử dụng? A. Xavan. B. Rừng lá kim. C. Thảo nguyên. D. Rừng nhiệt đới ẩm gió mùa. ĐÁP ÁN 1-B 2-A 3-C 4-A 5-B 6-B 7-C 8-D 9-A 10-D 11-A 12-B 13-C 14-D 15-B 16-A 17-C 18-D 19-D 20-A 21-A 22-C 23-A 24-B 25-B 26-B 27-C 28-B 29-C 30-B  CÂU HỎI TỰ LUẬN Câu 1. Căn cứ vào lược đồ vị trí địa lí châu Á trên Địa cầu, SGK Địa lí 8 (trang 4), cho biết: - Điểm cực Bắc và cực Nam phần đất liền của châu Á nằm trên những vĩ độ địa lí nào? - Châu Á tiếp giáp với các đại dương và các châu lục nào? - Chiều dài từ điểm cực Bắc đến điểm cực Nam, chiều rộng từ bờ Tây sang bờ Đông nơi lãnh thổ mở rộng nhất là bao nhiêu km? Câu 2. Căn cứ vào lược đồ địa hình, khoáng sản và sông hồ châu Á, SGK Địa lí 8 (trang 5) em hãy cho biết: - Ở châu Á có những khoáng sản chủ yếu nào? - Dầu mỏ và khí đốt tập trung nhiều nhất ở những khu vực nào? Câu 3. Căn cứ vào lược đồ các đới khí hậu châu Á, SGK Địa lí 8 (trang 7) em hãy: - Đọc tên các đới khí hậu từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo dọc theo kinh tuyến 80°Đ?

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.