Nội dung text ĐỀ 4 - CK2 LÝ 11 - FORM 2025 (CV7991).docx
Câu 1. Hai điện tích điểm bằng nhau đặt trong chân không cách nhau một khoảng r = 2 cm thì lực đẩy giữa chúng có độ lớn 1,6.10 -4 N. Để lực tương tác giữa chúng bằng 2,5.10 -4 N thì khoảng cách giữa chúng bằng bao nhiêu cm? Câu 2. Một điện trường đều có cường độ điện trường E = 3000 V/m, có phương song song với cạnh huyền BC của tam giác vuông ABC có chiều từ B đến C. Biết AB = 6 cm và AC = 8 cm. Hiệu điện thế giữa hai điểm B và C bằng bao nhiêu V? Câu 3. Trong khoảng thời gian đóng công tắc để chạy một tủ lạnh thì cường độ dòng điện trung bình đo được là 6 A. Khoảng thời gian đóng công tắc là 0,3 s. Điện lượng dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn nối với động cơ tủ lạnh bằng bao nhiêu C? Câu 4. Khi hiệu điện thế giữa hai đầu của một đèn LED là 1,5 V thì cường độ dòng điện đi qua nó là 20 mA. Điện trở của đèn LED này bằng bao nhiêu Ω? Phần IV. Tự luận (3 điểm). Thí sinh trả lời câu 1 và câu 2. Câu 1 (1,0 điểm). Trong mô hình nguyên tử hiđrô của Bohr, một electron ở mức năng lượng thấp nhất chuyển động với tốc độ bằng 2,19.10 6 m/s theo một quỹ đạo tròn có bán kính 5,3.10 -11 m. Tính cường độ dòng điện tương ứng với chuyển động này của electron. Câu 2 (2,0 điểm). Một bộ pin có suất điện động ξ = 12 V và điện trở trong r = 0,2 Ω. Người ta mắc vào hai cực của nó một điện trở R = 3 Ω. Bỏ qua điện trở của dây dẫn. a) Tìm cường độ dòng điện trong mạch và hiệu điện thế giữa hai cực của bộ pin. (1,0 điểm) b) Tính công suất cung cấp cho điện trở R và công suất do pin cung cấp. (1,0 điểm)
HƯỚNG DẪN GIẢI PHẦN I. Câu trắc nhiệm nhiều phương án lựa chọn (3 điểm). Câu 1. Khi nói về điện trường, phát biểu nào sau đây là sai? A. Điện trường của điện tích Q ở các điểm càng xa Q càng yếu. B. Điện trường tác dụng lên các điện tích khác đặt trong nó. C. Điện trường tồn tại xung quanh điện tích và truyền tương tác giữa các điện tích. D. Xung quanh hệ gồm hai điện tích đặt gần nhau chỉ có điện trường do một điện tích gây ra. Hướng dẫn giải Xung quanh hệ gồm hai điện tích điểm đặt gần nhau tồn tại điện trường do cả hai điện tích điểm gây ra. Câu 2. Nếu tại một điểm có hai điện trường thành phần gây ra bởi hai điện tích điểm. Hai cường độ điện trường thành phần cùng phương khi điểm đang xét nằm trên A. đường nối dài giữa hai điện tích. B. đường trung trực của đoạn nối hai điện tích. C. đường vuông góc với đoạn nối hai điện tích tại vị trí điện tích 1. D. đường vuông góc với đoạn nối hai điện tích tại vị trí điện tích 2. Hướng dẫn giải Hai cường độ điện trường thành phần cùng phương khi điểm đang xét nằm trên đường nối dài giữa hai điện tích. Câu 3. Một hạt bụi khối lượng m mang điện tích q > 0 nằm cân bằng trong điện trường đều giữa hai bản kim loại mang điện tích trái dấu. Khoảng cách giữa hai bản là d. Hiệu điện thế giữa hai bản là U. Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Hạt bụi nằm cân bằng do hợp lực giữa lực điện trường và trọng lực bằng 0. B. Đường sức của điện trường đều hướng thẳng đứng từ trên xuống dưới. C. Điện tích của hạt bụi là . D. Hai bản kim loại được đặt nằm ngang, bản tích điện âm ở phía trên. Hướng dẫn giải + Hạt bụi nằm cân bằng do hợp lực giữa lực điện trường và trọng lực bằng 0 Phương án A đúng. + Do q > 0 nên lực điện trường phải cùng hướng với Phương án B sai. + Hợp lực của lực điện trường và trọng lực bằng 0: Phương án C đúng. + Vector cường độ điện trường có chiều từ nơi có điện thế cao đến nơi có điện thế thấp, vì vậy bản tích điện âm nằm phía trên Phương án D đúng. Câu 4. Điện dung của tụ điện là đại lượng A. đặc trưng cho điện trường ở giữa hai bản tụ về phương diện tạo ra năng lượng. B. được xác định bằng tích hiệu điện thế đặt vào hai bản tụ và điện tích mà tụ tích được. C. đặc trưng cho kích cỡ của tụ điện. D. đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ điện ở một hiệu điện thế nhất định. Hướng dẫn giải Điện dung của tụ điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ điện ở một hiệu điện thế nhất định. Câu 5. Nếu hiệu điện thế giữa hai bản tụ tăng 9 lần thì điện dung của tụ A. không đổi. B. giảm 3 lần. C. tăng 9 lần. D. tăng 3 lần. Hướng dẫn giải Điện dung của tụ không phụ thuộc vào Q, U mà chỉ phụ thuộc vào cấu tạo của tụ. Câu 6. Một dây dẫn kim loại có tiết diện thẳng là S, mật độ hạt mang điện là n. Tốc độ dịch chuyển của electron là v. Cường độ dòng điện trong dây dẫn xác định bằng công thức A. B. C. D. Hướng dẫn giải